Người đàn ông nghèo mượn đường lo đám tang cho vợ
Căn nhà 12 m2 không đủ để đặt quan tài người vợ xấu số ra đi sau 8 tháng bạo bệnh, anh Cư (Đà Nẵng) cùng gia đình bất đắc dĩ phải chiếm dụng đường trước nhà.
Đoạn đường đi qua số nhà K02/79, tổ 9, đường Hà Khê, phường Xuân Hà (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) hôm nay bị “lấn chiếm” để đặt bàn thờ vong một phụ nữ. Khoảng không giữa mặt đường trở thành phòng tang người xấu số. Chiều dài căn nhà chỉ đặt được ba phần tư chiếc quan tài, phần còn lại nhô ra ngoài cửa. Không một phương tiện nào có thể qua lại, nhưng không ai phiền lòng. Họ chỉ xót xa khi chứng kiến bốn người khoác ao tang đang túc trực bên quan tài.
Bốn bố con anh Cư lo tang lễ cho chị Phượng trong căn nhà chật chội. Ảnh: Hải Dương.
Người nằm xuống là chị Hồ Ngọc Phượng (33 tuổi), ra đi sau 8 tháng chiến đấu với đủ thứ bệnh, bỏ lại ba đứa con thơ, cháu nhỏ nhất 5 tuổi. Vừa lau nước mắt đứa con trai út, anh Trần Văn Cư (45 tuổi) vừa kể, anh chị lấy nhau từ năm 2002, nhà anh nghèo lại đông anh em nên vợ chồng dắt nhau về nhà ngoại, sống cùng bố mẹ và hai em của chị Phượng. Từ ngày ba con ra đời, 8 người chia nhau căn nhà 12 m2.
Bà Hồ Thị Nga, mẹ chị Phượng cho hay: “Mấy đứa nhỏ ngủ trên gác lửng nhưng tui sợ tụi nó ngủ quên rớt xuống đất nên đêm nào cũng phải nằm ngay dưới chân cầu thang”. Em trai chị Phương, anh Hồ Ngọc Bình không dám tính chuyện vợ con. Còn bé Trần Thị Khánh Ly (12 tuổi), con gái lớn của anh chị, ngoài giờ học phải phụ bà ngoại rửa chén, bưng bê.
Ông Đặng Văn Mười (68 tuổi), gần nhà anh Cư, chia sẻ: “Nhiều bữa mấy đứa nhỏ chạy qua nhà tui ngủ nhờ, nhà bên đó nóng quá! Còn chú Cư, chú Bình thì ra giữa đường kê sạp ngủ. Đó là mùa nắng, còn trời đã mưa thì thảm lắm!”.
Lấy nhau khi vợ chồng đều không có nghề nghiệp ổn định, anh Cư quanh năm bán sức lao động cho các chủ thuyền, hai mươi ngày lênh đênh trên biển, cùng lắm kiếm được 1,5 triệu đồng thì một nửa đã chi cho chứng hen suyễn và đôi chân sưng nề vì bệnh gout của anh. Chưa kể anh còn thường xuyên bị động kinh khi đang ra khơi. Đỡ đần chồng, chị Phượng hàng ngày ra bến đếm cá mang ra chợ. Làm không đủ ăn nhưng anh chị luôn mong mỏi tích cóp, chuyển chỗ ở để con cái đỡ vất vả.
Cậu con trai út vẫn chưa thể mường tượng hết tương lai mịt mù của gia đình mình. Ảnh: Hải Dương.
Song ước mơ đứt đoạn khi tháng 2/2015, bác sĩ chẩn đoán chị Phượng mắc hàng loạt bệnh: hội chứng thận hư lupus ban đỏ, tụt huyết áp, rối loạn tiền đình, hở van tim… Không tính chi phí điều trị tại bệnh viện Đa khoa TP Đà Nẵng thì tiền thuốc mỗi ngày đã 170.000 đồng.
Video đang HOT
Ròng rã hơn nửa năm, kinh tế gia đình kiệt quệ dần, anh Cư phải vay mượn chòm xóm, họ hàng. Số tiền ít ỏi từ gánh bún mắm của bà Nga, gánh đồng nát chị Hậu (em gái chị Phượng) đều đổ vào chi phí điều trị cho chị Phượng. Mọi cố gắng đều vô ích, ngày 25/9, chị đã ngủ một giấc thật dài. Tin dữ vẫn chưa đến được em trai chị, anh Bình đang lênh đênh trên biển để kiếm tiền cứu chị.
Ông Đặng Văn Bình, tổ trưởng tổ 9, phường Xuân Hà cho biết: “Hộ anh Cư là trường hợp nghèo. Trước khi chị Phượng mất, gia đình nhiều lần làm đơn xin bố trí chung cư nhưng không có kết quả. Nguồn chính sách cũng chỉ hỗ trợ chút ít gạo muối cho gia đình mà thôi”.
Hải Dương
Theo VNE
Kỳ diệu chữa khỏi bệnh "thập tử nhất sinh" bằng thiền xông hơi
Nhiều người lâm bệnh nặng được bệnh viện trả về nhưng, khi tìm đến phương pháp chữa bệnh bằng thiền xông hơi của anh Tứ, bệnh tình đã khỏi hoàn toàn.
Điều đáng nói, bệnh nhân được điều trị hoàn toàn miễn phí, nếu bệnh nặng thì ở lại vài ngày anh sẵn sàng hỗ trợ thêm mọi thứ từ ăn uống cho đến nghỉ ngơi.
Cơ duyên trời cho
Được người dân giới thiệu, PV báo Công lý và Xã hội tìm đến địa phương nơi anh Nguyễn Văn Tứ (ngụ phường Tân Tiến, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), để tìm hiểu về phương pháp chữa bệnh "thiền xông hơi".
Men theo con đường chính nội thành, PV nhanh chóng đến được nhà anh Tứ. Bước vào bên trong, hình ảnh của những chiếc lều khiến cho khách lạ không nhận ra đó là nơi dùng để chữa bệnh.
"Cậu thấy lạ đúng không? Hồi trước, mới tới tôi cũng bất ngờ về phương pháp chữa bệnh của anh Tứ. Trước đó, tôi cũng được người quen giới thiệu đến đây chữa bệnh nhưng không hình dung ra được quá trình điều trị bệnh của mình ra sao", anh Lê Thiện (người dẫn đường cho PV) bật mí.
Để tìm hiểu về ý tưởng của những chiếc "lều xông hơi", PV đã được chủ nhân của phương pháp chữa bệnh này chia sẻ: "Vốn dĩ, từ nhỏ tôi không được khỏe mạnh như bao người cùng trang lứa khác. Tôi thường xuyên đau vặt nên người rất ốm yếu. Lúc bấy giờ, nhà tôi lại quá nghèo không đủ điều kiện để tôi đến bệnh viện khám chữa bệnh thường xuyên.
Lớn lên, tôi quyết tâm tìm thầy học cách chữa bệnh. Kết quả, tôi đã tìm được thầy. Sau này, tôi cũng chính là người nối dõi con đường ấy để chữa bệnh cho nhiều người khác nữa".
Cơ sở trị bệnh "thiền xông hơi" của anh Tứ.
Anh Tứ cho biết thêm: "Năm 2006, trong một lần bị cảm sốt rất cao, tôi nhớ thầy có nói đến việc xông lá trị cảm. Nghĩ vậy, tôi quyết định ra ngoài chợ mua 3 bó lá xông về xông. Tôi xông cả thảy 3 lần.
Thật ngạc nhiên, sau mỗi lần xông tôi thấy cơ thể mình rất khỏe và khoan khoái hơn nhiều. Thấy việc xông hơi chữa bệnh hiệu quả, những lúc cơ thể mệt mỏi, cảm, đau nhức tôi lại kiếm lá về nấu nước xông. Bản thân cảm nhận được việc xông hơi rất tốt nên khi biết ai bị cảm, tôi đều động viên họ làm thử và có thấy có tác dụng".
Theo lời anh Tứ, xông hơi chữa bệnh hầu như ai cũng biết. Thế nhưng, để đạt được kết quả cao nhất, cần thiết phải có sự kết hợp. Nói về ý tưởng "thiền xông hơi" chữa bệnh, anh Tứ tiết lộ thêm: "Trước đó, trong một lần tình cờ tôi gặp được một vị sư cũng đang giúp Phật tử xông hơi để điều trị bệnh. Tại đây, tôi đã học được phương pháp xông hơi theo nguyên lý khai thông các huyệt mạch. Đó cũng chính là cơ duyên khiến tôi nghĩ ra phương pháp xông hơi hoàn toàn khoa học và mới để chữa bệnh cho nhiều người.
Tôi tự nghiên cứu và chế ra các dụng cụ để người bệnh dễ dàng ngồi thiền xông hơi trong thời gian dài. Đến nay, tôi tự hào với phương pháp chữa bệnh bằng "thiền xông hơi" của mình. Bởi vì, cách chữa bệnh đơn giản này đã giúp nhiều người khỏi bệnh nặng, "thập tử nhất sinh"...".
Anh Tứ bên dụng cụ trị bệnh "thiền xông hơi".
Nhiều người bệnh nặng được chữa khỏi
Nghe anh Tứ nói chuyện, PV vẫn còn thấy mơ hồ, không tin lắm vào phương pháp chữa bệnh "thiền xông hơi". Để trải nghiệm, PV bước vào lều và ngồi "thiền xông hơi" giống như lời anh Tứ đã dặn.
Thật diệu kỳ, chỉ chưa đầy một tiếng đồng hồ ngồi "thiền xông hơi", cái lưng nhức mỏi ê ẩm của PV trước đó không còn. Anh Tứ cho biết: "Cái tiện lợi của loại lều xông này, người xông có thể ngồi với tư thế thoải mái do được thiết kế thêm bộ phận tựa lưng. Ngoài ra bạt phủ được thiết kế theo dạng khóa kéo, nên có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ khi cần thiết".
Được giới thiệu, PV đã có cuộc tiếp xúc với chị Nguyễn Thị Thảo (40 tuổi, ngụ đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP.HCM), người trước đây bị bệnh thoát vị đĩa đệm nay đã khỏi nhờ phương pháp "thiền xông hơi".
Chị Thảo cho biết: "Tôi bị bệnh nhiều năm nay, đi khám chữa bệnh bằng Tây và Đông y nhưng chưa khỏi. Sau khi được bạn bè giới thiệu, tôi biết đến với phương pháp "thiền xông hơi" của anh Tứ. Chỉ qua 1 tuần điều trị tại đây, bệnh tình của tôi đến nay đã khỏi hoàn toàn".
Một trường hợp khác, ông Nguyễn Quang Thuận (Phật tử chùa Pháp Thường, tỉnh Đồng Nai) cũng đã khỏi căn bệnh tức ngực khó thở, nhức mỏi chân tay nhờ phương pháp đặc biệt này. "Sau khi nghe một Phật tử trong chùa giới thiệu, tôi đã tìm đến chỗ anh Tứ và thật lạ chỉ hơn 1 tuần chữa trị, bệnh tình của tôi tan biến. Giờ đây tôi có thể yên tâm hơn với cuộc sống của mình", ông Thuận cho biết.
Tiếng lành đồn xa, nhiều người bệnh nhanh chóng biết đến anh, có khi mỗi ngày anh Tứ phải tiếp đến hơn 30 bệnh nhân. Trong khi đó, số lều chỉ có 10 chiếc. Nhiều người xông hơi thấy khỏe nên muốn xông thêm mỗi ngày từ 3 - 4 lần. Do đó, ở đây ưu tiên cho người bệnh nặng hơn, có thể xông nhiều lần hơn.
Chị Huỳnh Thị Lan Anh (35 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) cho biết: "Tôi bị bệnh đau tim, lại thêm bệnh viêm xoang phải mất nhiều tiền thuốc men nhưng bệnh vẫn không khỏi. Khi nghe tin anh Tứ chữa bệnh miễn phí nên tôi đến thử xem sao.
Thật bất ngờ, chỉ sau 5 ngày "thiền xông hơi", bệnh tình của tôi đã đỡ rất nhiều và sau đó khỏi hẳn. Điều đáng nói, những bệnh nhân ở xa như tôi đến xin ở lại anh Tứ đều rất vui vẻ nhiệt tình và tạo thêm điều kiện chỗ ăn, chỗ ở miễn phí hết".
Mỗi ngày nhìn thấy bệnh nhân đến "thiền xông hơi" có hiệu quả, anh Tứ cảm thấy mình có thêm động lực để tiếp tục giúp đỡ mọi người. Bên cạnh việc đón nhận bệnh nhân tại nhà, anh Tứ còn dành thời gian hướng dẫn cách sử dụng lều "thiền xông hơi" tại các chùa, cơ sở chăm sóc sức khỏe, trị bệnh, spa làm đẹp, gia đình...
Bởi vì tâm nguyện lớn nhất của anh Tứ là muốn "thiền xông hơi" được phổ biến rộng rãi đến nhiều người và ai cũng biết. Mỗi chiếc lều "thiền xông hơi" có thể giúp cho nhiều người cùng sử dụng, đặc biệt là tại gia đình. Chủ nhân của phương pháp "thiền xông hơi", mong muốn mọi người đều hiểu và biết đến phương pháp này để tự phòng và chữa bệnh cho mình.
"Thiền xông hơi" được khoa học công nhận Trao đổi với PV, lãnh đạo UBND phường Tân Tiến cho biết, phương pháp "thiền xông hơi" của anh Tứ đã được khoa học công nhận. "Tại hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai do Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh tổ chức, phương pháp trị bệnh "thiền xông hơi" trong lều của anh Nguyễn Văn Tứ được đánh giá cao. Trong hội thi lần đó, anh Tú đã vinh dự đạt giải 3 bằng phương pháp trị bệnh của mình".
Võ Đoàn
Theo_Người Đưa Tin
Thêm một voi chở khách du lịch chết Ngày 8.5, ông Phạm Văn Láng, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk, cho biết một voi cái có tên Na Liêng của Công ty CP Du lịch và thương mại Bản Đôn (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) đã chết vào ngày 7.5 sau hơn một tháng được Trung tâm này tích cực điều trị. Voi chở khách du...