Người đàn ông Nga ngâm mình dưới hồ nước đóng băng
Sergey Trifonov ( người Nga) nổi tiếng với việc đẩy sức chịu đựng lên tới cực hạn khi tập luyện thể lực dưới nền nhiệt âm độ. Các video anh đăng tải thu hút hàng triệu lượt xem.
Lý giải hiện tượng "băng đông cứng" mà vẫn sống
Trong điều kiện được kiểm soát, việc hạ nhiệt độ cơ thể có thể làm giảm quá trình trao đổi chất và giảm cảm giác đói vô độ của cơ thể đối với ô xy.
Justin Smith sau khi gặp tai nạn
Người thật việc thật
Theo trang tin khoa học Australia Sciencealert (SAC) ra cuối tháng 7/2021, vào buổi sáng đầu năm 1980 một người đàn ông Mỹ tên là Wally Nelson tình cờ phát hiện thi thể bạn mình nằm trên tuyết, chỉ cách cửa vài mét. Nạn nhân là Jean Hilliard đã bị "băng đông cứng" cách đó nhiều giờ. Lần lại lịch trình, Nelson phát hiện thấy xe của Jean Hilliard bị chết máy lúc trở về nhà sau đêm giao thừa khi đi chơi cùng bạn bè. Trên cơ thể bạn chỉ có một chiếc áo khoác mùa đông, găng tay và ủng cao cổ. Nguy hiểm hơn, Jean Hilliard lại di chuyển trong đêm tối, nhiệt độ tới âm 30 độ C. Sau này tỉnh lại, Hilliard cho biết, xe của chị chết máy nên chị đã đi ra ngoài cầu cứu sự giúp đỡ nhưng lạnh quá, vấp ngã và bất tỉnh.
Trong 6 giờ liền, Hilliard được băng tuyết ướp lạnh, hơi ấm cơ thể cạn kiệt, như thể bảo quản lạnh đông. Thấy nguy hiểm, Wally Nelson đã nhanh chóng lôi cổ áo của Hilliard kéo vào hiên nhà. "Tôi đinh ninh cô ấy đã chết, người cứng đông như tấm ván, nhưng kỳ lạ là chỉ sau đó ít phút một vài bong bóng từ mũi Hilliard phát ra", Nelson kể lại trong một cuộc phỏng vấn báo chí.
Theo các bác sĩ, nếu không phát hiện kịp thời, rất có thể Hilliard đã trở thành người thiên cổ do hạ thân nhiệt. Nhưng chuyện của Hilliard lại có phần đặc biệt, khiến giới khoa học vào cuộc. Thân nhiệt hạ gần như "triệt để", nhiệt độ cơ thể là 27 độ C, thấp hơn 10 độ so với nhiệt độ của một người khỏe mạnh, nên bị đóng băng, mặt xám xịt, đôi mắt rắn đanh, da căng cứng khiến việc tiêm cấp cứu rất khó khăn. "Cơ thể Hilliard lạnh lẽo, rắn chắc, như thể miếng thịt trong tủ đông", George Sather, bác sĩ điều trị cho Hilliard, nhớ lại.
Jean Hilliard người từng bị "băng đông cứng" nhưng may mắn sống sót
Sau vài giờ hồi sức, sưởi bằng miếng đệm, cơ thể Hilliard dần ấm lại. Đến trưa thì cô nói chuyện được nhưng một số ngón chân vẫn bị tê, phồng rộp và tiếp tục điều trị một thời gian nữa mới xuất viện.
Câu chuyện về những người sống sót trong nhiệt độ đóng băng là bất thường nhưng không phải hiếm, từng được y văn thế giới nhắc đến. Trường hợp khác diễn ra gần đây là anh Justin Smith, 26 tuổi, đến từ Pennsylvania, bị đóng băng trong một cơn bão tuyết nhiệt độ âm 5 độ C trong 9 giờ và được cứu sống. Mọi chuyện bắt đầu vào ngày 20/2/2015, khi Justin đi bộ về nhà sau khi kết thúc một bữa tiệc tối trong lúc trời rất lạnh và có tuyết. Điều này khiến Smith bất tỉnh trên vỉa hè gần nhà. Sau đó, cha của Justin, ông Don Smith do sốt ruột nên đi tìm con và phát hiện Justin vào sáng hôm sau ở trên vỉa hè nhà mình. Sau khi được cấp cứu, Don Smith đã hồi sức trở lại.
"Băng đông cứng" vẫn sống theo khoa học
Đối với trường hợp Hilliard, một câu hỏi được đặt ra "đóng băng" chính xác là gì. Về mặt khoa học, mặc dù nhiệt độ cơ thể của Hilliard thấp so với bình thường nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức đóng băng. Có một thế giới khác biệt giữa ẩn dụ 'lạnh đến tận xương tủy' và nước đông đặc theo nghĩa đen trong tĩnh mạch. Thực tế, cơ thể của Hilliard cảm thấy rắn chắc là một dấu hiệu phổ biến của tình trạng hạ thân nhiệt nghiêm trọng, khi độ cứng của cơ bắp tăng lên đến mức như vậy, giống như chứng đau thắt lưng nghiêm trọng, tình trạng căng cứng xảy ra với một xác chết.
Riêng bề mặt cơ thể Hilliard lạnh và trắng, đôi mắt như thủy tinh là do cơ thể đóng các kênh dẫn đến các mạch máu dưới da để giữ cho các cơ quan hoạt động, đến mức cơ thể sẽ trông như tro và lạnh khi chạm vào. Do các tĩnh mạch bị co thắt triệt để và được bao phủ bởi những lớp da mỏng bị mất nước ép chặt gây cứng đơ, nên khiến kim tiêm bị cong. Trong điều kiện được kiểm soát, việc hạ nhiệt độ cơ thể có thể làm giảm quá trình trao đổi chất và giảm cảm giác đói vô độ của cơ thể đối với ô xy. Hoặc trong những trường hợp hiếm hoi ở nơi khác, một cơ thể được ướp lạnh có thể thúc đẩy toàn bộ quá trình hấp hối đủ lâu để đối phó với nhịp tim thấp, ít nhất là trong một thời gian nhất định.
Đối với trường hợp Don Smith, bác sĩ Gerald Coleman cho biết, khi thân nhiệt xuống thấp dần theo thời gian thì các tế bào bắt đầu hoạt động chậm lại. Chúng không cần nhiều oxy như trước, dẫn đến tim cũng đập chậm dần. Đây là một quá trình gây ra trạng thái vô thức nhưng không có biểu hiện của sự sống. Nói nôm na thì nó còn nguy hiểm hơn cả cái chết vì về hình thức là tim đã ngừng hoạt động nhưng thực tế nó vẫn đập theo một cách chậm đến mức mà gần như mọi phương pháp xác định dấu hiệu sự sống sẽ bỏ qua. Hệ lụy là người này rất có thể bị chôn sống mà không ai hay biết.
Về phòng ngừa hạ thân nhiệt, giới y học khuyến cáo mọi người nên dùng quần áo ấm, vừa vặn, nếu chật sẽ làm giảm lưu thông lưu máu ấm... Những người uống rượu trước hoặc trong khi hoạt động ngoài trời nên đảm bảo ít nhất một người tỉnh táo để cảnh giới, nhất là nguy cơ trúng độc.
Hàng trăm con chim hồng hạc mắc kẹt trong hồ nước đóng băng Bị mắc kẹt trong hồ nước muối đóng băng, những con chim hồng hạc non có thể làm gì để trốn thoát?