Người đàn ông nặng nợ với voi
Bốn lần rời nhà để tránh đàn voi rừng về phá, nhưng ông Nguyễn Văn Bình không tức giận mà nỗ lực bảo vệ loài động vật quý hiếm này.
Căn nhà cấp bốn của ông Bình nằm dưới chân núi Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn, thôn Phước Hội, xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn. Chủ nhà 67 tuổi cho biết, gần 40 năm qua ông bị voi rừng phá hỏng nhiều tài sản, nhà cửa nhưng không thù oán chúng.
Ông Nguyễn Văn Bình cùng chiếc máy ảnh được Khu bảo tồn voi cung cấp. Ảnh: Đắc Thành.
Đầu năm 1980, sau khi lập gia đình, vợ chồng ông Bình vào khu vực Sầm Nưa, giữa cánh rừng tự nhiên sinh sống. Bốn năm sau, hai người bỏ công sức gây dựng được nương rẫy trồng lúa, sắn, cây trái mưu sinh. Hoa màu bắt đầu cho thu hoạch thì đàn voi hơn 10 con kéo về quậy phá, giẫm đạp.
Trong một đêm, voi đến ăn và phá hỏng nương rẫy. Bao công sức gây dựng bốc chốc tan tành, ông Bình tức giận, nhưng cố kìm nén bởi biết voi là động vật quý hiếm, là tài sản của nhà nước nên không được gây hại đến chúng.
Năm 1984, vợ chồng ông Bình rời nhà ra khu vực Hồn Nứa, cách chỗ cũ 10 km. Được vài tháng, đàn voi rừng tiếp tục kéo đến. Hôm đó, phát hiện đàn voi về trong đêm, vợ chồng ông ôm đồ bỏ chạy. Đàn voi quật ngã căn nhà nhỏ vừa dựng lên và giẫm đạp xoong nồi.
Ông Bình cùng vợ tiếp tục dọn về khu vực Cán Dù – đây là bìa rừng, với hy vọng không xâm phạm nơi sinh sống của voi thì chúng không quấy phá. Thế nhưng ở được vài năm, voi rừng tiếp tục kéo về uy hiếp khiến ông Bình một lần nữa phải dọn nhà đi khu vực đông dân cư sinh sống.
“Lúc ở Cán Dù, voi về nhiều lần. Nhưng tôi nhớ nhất có lần ra rút rơm cho bò ăn, tôi rút bên này thì phát hiện bên kia cây rơm cũng có ai đó rút. Tôi trườn người qua xem thì thấy con voi dùng chiếc vòi rút rơm ăn. Hốt hoảng, tôi chạy vào nhà gọi chồng rời nhà ra khu vực Cấm La ở”, bà Trần Thị Mẫn, vợ ông Bình kể.
Video đang HOT
Tưởng về khu vực Cấm La dân cư đông hơn, voi sẽ không tìm đến quậy phá. Thế nhưng cứ đều đặn mỗi tháng một lần, đàn voi kéo về uy hiếp, hôm về phá rẫy, hôm phá rừng gỗ keo trồng của mấy người dân. Hôm thì voi phá bể ống dẫn nước nên nhiều diện tích lúa của gia đình ông Bình bỏ hoang, không có nước sản xuất.
“Không biết tôi gây thù oán gì với đàn voi hay không, nhưng suốt 40 năm qua ở đâu cũng bị chúng về quậy phá. Từ Sầm Nưa, Hồn Nứa, Cán Dù rồi ra tận Cấm La cũng bị nó tìm đến”, ông Bình nói và cho hay gần đây nhất cuối năm 2018, đàn voi về khu vực rẫy gần nhà giẫm đạp, quật ngã hơn 100 gốc chuối, nương ngô, hơn 1.000 m ống nước.
Hai đường ống nước kéo song song từ trong núi về, nhưng đường ống của ông Bình thì bị voi giẫm đạp, quật gãy hết. Đường ống nước của người dân trong làng nằm sát bên không bị phá. Mỗi lần voi đến, nương rẫy của ông Bình chẳng khác không như bãi chiến trường. Thứ chúng ăn, thứ chúng quật ngã.
Một con voi được ông Bình ghi lại khi về gần làng tìm kiếm thức ăn. Ảnh: Đắc Thành.
Vợ chồng Bình đều cho rằng của cải làm ra bị voi phá rất xót xa, nhưng đành chấp nhận, có tức giận cũng không làm được gì. Họ luôn ý thức làm sao tránh động tổn hại đến đàn voi.
Do “nặng nợ” với đàn voi, ông Bình được Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn cấp cho một cái kẻng và máy ảnh kỹ thuật số để mỗi khi gặp chụp lại, đánh kẻng thông báo cho dân làng. Cuối năm 2018, ông đang làm việc sau nhà thì nghe tiếng voi rống ở bìa rừng. 7 con voi đang giẫm đạp, quật bể ống nước, bụi chuối ông trồng ven bờ suối. Ông đã dùng máy ảnh chụp được một số hình ảnh để phục vụ công tác bảo tồn.
Điều khiến người ông Bình lo lắng là những năm trước khu vực Nà Lau có nhiều người đào vàng trái phép – nơi đây voi hay đến. Họ để lại những hố sâu hàng chục mét, gây mất an toàn cho voi. “Hiện các hố cỏ đã mọc, nếu voi vô tình đi tìm thức ăn bị rơi xuống thì không thể lên được”, ông nói.
Ông Lương Quang Minh, Trưởng thôn Phước Hội, cho biết người dân làng Cấm La nhiều năm qua không còn xa lạ với đàn voi. Chúng ra tận bìa rừng để tìm thức ăn, tắm mát, vào rẫy của dân ăn hoa màu, cây cối. Từ ngày khu bảo tồn thành lập, cảm giác sợ sệt đã qua, voi và người thân đã thân thiện.
“Có đợt tôi chạy xe máy vào rừng thấy đàn voi đang ở bờ suối. Con đang tắm, con đứng trên bờ cảnh giới và thấy người không tấn công. Sau khi tắm mát, đùa giỡn với nhau thì chúng trở lại rừng”, ông Minh kể.
Mỗi phát hiện voi về làng, ông Bình đánh kẻng để thông báo cho mọi người tránh. Ảnh: Đắc Thành.
Ngoài việc bảo vệ của khu bảo tồn, người dân xã Quế Lâm là lực lượng chủ chốt bảo vệ đàn voi. Mỗi khi bắt gặp người lạ vào khu vực rừng nơi voi sinh sống, họ đều báo ngay cho lực lượng chức năng ngăn chặn.
Phó giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn Mai Văn Dưỡng đánh giá ông Bình gắn bó lâu năm với núi rừng nên am hiểu tường tận từng khu vực có đàn voi sinh sống, rất tâm huyết bảo vệ voi.
Mỗi khi có các đoàn khoa học về khảo sát, Ban quản lý đều nhờ ông dẫn đường vào khu vực voi ở. “Từ khi Khu bảo tồn voi được thành lập đến nay, ông đã có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn, phát triển đàn voi ở địa phương”, ông Dưỡng nói.
Năm 2015, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn Quảng Nam nằm trong vùng dự án “khẩn cấp bảo tồn voi Việt Nam”. Đoàn chuyên gia được cử đến phối hợp với kiểm lâm địa phương khảo sát voi trên địa bàn, ghi nhận ở Quế Lâm, huyện Nông Sơn có từ 6 đến 7 con.
Đây là những con voi châu Á được xếp vào loại Endangered – nguy cấp trong Sách Đỏ thế giới IUCN, loại Critically Endangered – cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam, thuộc nhóm IB – loài nguy cấp quý hiếm cần có chế độ bảo vệ nghiêm ngặt theo Nghị định 32.
Tháng 6/2017, UBND tỉnh Quảng Nam thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi huyện Nông Sơn với tổng diện tích gần 19.000 ha trên địa phận hai xã Quế Lâm và Phước Ninh, huyện Nông Sơn. Từ tháng 7/2017 đến nay, Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, trong đó tập trung vào các giải pháp giúp bảo vê đàn voi.
Tháng 3/2020, thông qua điều tra đang dạng sinh học, cơ quan chức năng ghi nhận một cá thể con non một tuổi, nâng tổng đàn lên 8 con.
Hải Dương: Vì sao 20.000 con cò, vạc, có loài cò cực quý hiếm "đổ xô" về đảo này?
Tháng 2 vừa qua, ở Đảo Cò (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) xuất hiện đàn cò nhạn (loài động vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam) với khoảng 30 con.
Từ đó đến nay, số lượng cò nhạn về đây không ngừng tăng, thời điểm này có khoảng 900 - 1.000 con.
Ông Nguyễn Đăng Giảm, Tổ trưởng Tổ dịch vụ Đảo Cò cho biết chưa bao giờ Đảo Cò xuất hiện nhiều cò nhạn như hiện nay, mọi năm chỉ từ 5-20 con.
Số lượng cò nhạn về Đảo Cò ở huyện Thanh Miện (Hải Dương) đông chưa từng có.
Trọng lượng của cò nhạn khoảng 1,5 - 2 kg, có 2 màu lông chủ đạo là xám trắng hoặc xám đá, 2 sải cánh dài khoảng 50 - 60 cm.
Ước tính Đảo Cò hiện có hơn 20.000 cá thể cò, vạc. Đảo 3A, 3B đã được cải tạo, trồng thêm nhiều cây xanh, rặng tre cho cò, vạc đậu.
Diện tích ruộng bỏ hoang tại các địa phương lân cận nhiều, thuận lợi cho cò, vạc kiếm ăn... Đây là những nguyên nhân chính khiến cò nhạn nói riêng, cò, vạc nói chung về Đảo Cò ngày càng nhiều.
Tại các đảo 3A, 3B đang xảy ra hiện tượng quá tải cò, vạc. Việc cải tạo đảo 4C vẫn chưa hoàn thành do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Xuất hiện cá thể Culi quý hiếm giữa TP.Bắc Cạn Cá thể Culi này nặng khoảng 1kg, được người dân phát hiện ở khu vực gần Trung tâm thương mại Vincom, thành phố Bắc Kạn. Chi cục kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn vừa phối hợp với Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ (Bắc Kạn) thả một cá thể Culi về môi trường tự nhiên. Cá thể Cu li nhỏ...