Người đàn ông Mỹ phải cắt tứ chi vì bệnh nghi lây từ chó cưng
Ông Greg Manteufel ở bang Wincosin, Mỹ, được chẩn đoán mắc căn bệnh cực kỳ hiếm có thể do lây từ chính chó cưng của mình, khiến ông phải cắt cụt chân tay.
Thật khó có thể tưởng tượng rằng con chó cái Ellie lại là mối nguy hiểm đối với người chủ Manteufel, 49 tuổi. “Chúng tôi yêu nó như con gái mình”, ông nói với AP.
Tuy nhiên, Ellie có thể lại chính là lý do khiến ông Manteufel trong tình trạng bệnh nặng như hiện tại.
Ông bị cụt một phần hai cánh tay và hai chân, mất da mũi và một phần môi trên. Nguyên nhân là capnocytophaga, loại vi trùng có trong miệng của chó Ellie hoặc một con chó nào đó khác mà ông Manteufel đã chạm vào.
Ông Manteufel phải cắt cụt hai tay và hai chân vì căn bệnh hiếm gặp. Ảnh: AP.
Capnocytophaga thường được tìm thấy trong nước bọt của chó và mèo, nhưng hầu như không bao giờ lây bệnh sang người, trừ khi người đó có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.
Trước khi mắc bệnh, ông Manteufel lại hoàn toàn khỏe mạnh. Trên thực tế, ông chưa bao giờ dùng tới bảo hiểm y tế.
Manteufel nghĩ rằng ông bị cúm vào tháng 6/2018. Ông bị sốt, nôn mửa và tiêu chảy. Khi tình hình không khá hơn, gia đình đã đưa ông đến bệnh viện.
Các bác sĩ đã lấy máu và tìm thấy capnocytophaga, gây nhiễm trùng đường huyết, nhiễm trùng máu nghiêm trọng dẫn đến huyết áp thấp và nhiều cơ quan nội tạng ngừng hoạt động.
“Hãy làm tất cả những gì mọi người phải làm để giữ mạng sống cho tôi”, ông nói với các bác sĩ.
Video đang HOT
Ông Manteufel (phải) và chó cưng Ellie. Ảnh: AP.
Cho đến nay, ông Manteufel đã trải qua hơn 20 ca phẫu thuật, bao gồm cắt cụt hai tay và hai chân. Hiện ông đang trong quá trình phục hồi chức năng và học cách sử dụng tay, chân giả.
Trường hợp của ông Manteufel cực kỳ hiếm. Các bác sĩ tại bệnh viện Froedtert và Đại học Y Wisconsin không thể giải thích cho tình trạng bệnh của ông.
Trong 10 năm qua, đã có ít nhất 5 người khỏe mạnh khác có phản ứng nghiêm trọng với mầm bệnh này. Một nhóm các nhà nghiên cứu hợp tác với Trường Y Harvard đã phát triển lý thuyết cho rằng nguyên nhân nhiễm bệnh là sự thay đổi gen ở tất cả các nạn nhân.
Nghiên cứu vẫn đang được tiến hành và kiểm chứng trên những người mắc bệnh. Nếu được xác nhận, lý thuyết này sẽ giúp chẩn đoán các trường hợp mắc bệnh nhanh hơn, mở ra hy vọng cứu được người bệnh mà không phải cắt chi.
Ông Manteufel cho biết “ngay cả khi Ellie là nguồn bệnh, chúng tôi sẽ không xa lánh nó”. “Chúng tôi còn chẳng bận tâm đem nó đi kiểm tra. Chúng tôi yêu nó đến cuối đời”, ông khẳng định.
Theo Zing
Cậu bé 6 tuổi không thể ăn được bất cứ thứ gì: Bác sĩ không thể gọi tên căn bệnh lạ và cậu bé là người đầu tiên mắc bệnh
Bác sĩ cho biết Cohen là người đầu tiên được ghi nhận mắc bệnh hiếm gặp này và hiện tại căn bệnh vẫn chưa có tên gọi cụ thể là gì.
Chia sẻ trên trang People, bố mẹ của Cohen Bramlee cho biết: Khi được 4 tháng tuổi, cha mẹ của bé đã cố gắng cho con chuyển sang ăn các thức ăn dạng rắn theo hướng dẫn của các bác sĩ nhi khoa.
Tuy nhiên, dạ dày của cậu bé không thể xử lý được thức ăn, và đó là lý do tại sao cậu bé thường không ngừng nôn mửa mỗi khi ăn.
Ngay từ nhỏ, Cohen Bramlee đã không thể tiêu hóa được thức ăn.
Từ khi còn là trẻ sơ sinh, các bác sĩ đã nghi ngờ rằng hệ thống miễn dịch của Cohen không được tốt và chính là nguyên nhân đằng sau các vấn đề sức khỏe mà cậu bé phải chịu. Không chỉ không thể ăn thức ăn, Cohen còn thường xuyên bị sốt và nhiễm trùng máu. Việc ăn uống của Cohen được đưa qua dây chuyền nuôi dưỡng và cậu bé gọi đó là "ăn qua trái tim".
Cậu bé được chuyển đến Undiagnosed Diseases Network (tổ chức Các bệnh không được chẩn đoán) tại đại học Duke ở Durham, North Carolina. Sau 5 năm, các nhà nghiên cứu cùng với iến sĩ Stella Davies của Bệnh viện Trẻ em Trung Quốc - đã biết rằng Cohen có đột biến gen làm rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể và điều đó khiến cho cậu bé không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách và hay bị nhiễm trùng.
Đột biến khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức mỗi khi cậu bé ăn thức ăn - giống như thể thức ăn là "kẻ xâm lược" từ bên ngoài vào cơ thể.
Việc ăn uống của Cohen được đưa qua dây chuyền nuôi dưỡng và cậu bé gọi đó là "ăn qua trái tim".
Căn bệnh này đã ảnh hưởng tiêu cực đến một số cơ quan của Cohen bao gồm túi mật, gan và tuyến tụy. Cohen là người đầu tiên được ghi nhận mắc bệnh này nhưng các nhà khoa học cho rằng có thể còn nhiều trường hợp khác giống như Cohen nhưng chưa được báo cáo mà thôi.
Bởi vì tình trạng này không được chẩn đoán nên không có cách chữa trị được biết đến, nhưng các bác sĩ đang hy vọng cấy ghép tủy xương sẽ có thể có ích. Gia đình đang hi vọng cấy ghép tủy xương có thể là phương thuốc giúp cậu bé 6 tuổi có thể ăn uống được bình thường.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự hy vọng rằng bệnh này sẽ có cách chữa trị. Cohen bị bệnh nặng và chúng tôi dường như đã gần mất thằng bé nhiều lần, vì vậy, bây giờ - biết rằng có một cơ hội để con không chỉ khỏe mạnh hơn mà còn được chữa khỏi bệnh là điều không thể tưởng tượng được", Carrie, mẹ của Cohen chia sẻ trên tạp chí People.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự hy vọng rằng bệnh này sẽ có cách chữa trị. Cohen bị bệnh nặng và chúng tôi dường như đã gần mất thằng bé nhiều lần, vì vậy, bây giờ - biết rằng có một cơ hội để con không chỉ khỏe mạnh hơn mà còn được chữa khỏi bệnh là điều không thể tưởng tượng được", Carrie, mẹ của Cohen chia sẻ trên tạp chí People.
Mặc dù có vấn đề về sức khỏe nhưng Cohen là một đứa trẻ vui vẻ và hay cười, yêu thích khủng long, Legos và Star Wars.
Tất cả anh chị em của Cohen là Todd Christopher (TC) - 16 tuổi; Kayla - 14 tuổi; Addyson - 11 tuổi; và Anareese - 8 tuổi, đều đã được thử nghiệm để xem có phù hợp cho việc lấy tủy xương cấy ghép cho Cohen không. Cuối cùng, cả TC và Anareese đều được tuyên bố là những phù hợp và TC được chọn vì cậu bé có thể cho em nhiều tế bào hơn.
Cohen sẽ trải qua hóa trị để chuẩn bị cho ca phẫu thuật của mình, nhưng Carrie nói rằng con trai cô vẫn giữ thái độ tích cực.
Mặc dù có vấn đề về sức khỏe nhưng Cohen là một đứa trẻ vui vẻ và hay cười, yêu thích khủng long, Legos và Star Wars.
Theo trang Facebook "Super Cohen's Crusade", nơi gia đình Bramlee liên tục cập nhật thông tin về tình trạng và cuộc phiêu lưu của Cohen thì cậu bé sẽ được đưa vào bệnh viện vào ngày 26 tháng 8 để bắt đầu chuẩn bị cho ca ghép tủy xương dự kiến diễn ra vào ngày 11 tháng 9.
Theo MSN/DailyMail/helino
Bệnh nhân bị u màng tim "khủng" được cứu sống Một bệnh nhân bị u nang màng tim "khủng" rất hiếm gặp, được các bác sĩ (BS) Bệnh viện Đa Khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ phẫu thuật thành công. Chiều 25-9, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc BV, Giám đốc Trung tâm tim mạch BVĐKTƯ Cần Thơ cho biết, ê kíp phẫu thuật tim của BV, do Ths-BS Lâm Việt Triều,...