Người đàn ông Mỹ lập kỷ lục sống dưới nước
Một giáo sư đại học ở Mỹ vừa phá kỷ lục về thời gian sống dưới nước lâu nhất trong môi trường không được hạ áp.
Ông Joseph Dituri trong căn nhà dưới biển ở Florida. Ảnh: Reuters
Bên trong căn nhà nghỉ chân dành cho thợ lặn ở độ sâu 9 mét ở Key Largo vào cuối tuần qua, ông Joseph Dituri đã trải qua ngày thứ 74 sống ở dưới nước. Dấu mốc này không có nhiều khác biệt so với những ngày trước đó, kể từ khi ông quyết định sống dưới nước vào ngày 1/3.
Ông Dituri, người còn có biệt danh là “ Tiến sĩ Biển sâu”, đã ăn một bữa ăn giàu protein gồm trứng và cá hồi được chế biến bằng lò vi sóng, tập thể dục với dây kháng lực, chống đẩy hàng ngày và ngủ trưa trong một giờ.
Video đang HOT
Khác với tàu ngầm, nhà nghỉ cho thợ lặn không sử dụng công nghệ để điều chỉnh áp suất dưới nước giảm xuống.
Kỷ lục trước đó là 73 ngày, hai giờ và 34 phút được thiết lập bởi hai giáo sư khác là Bruce Cantrell và Jessica Fain tại cùng địa điểm vào năm 2014.
Nhưng giáo sư Dituri không muốn dừng chân ở kỷ lục 74 ngày. Ông dự định ở lại căn nhà dưới nước cho đến ngày 9/6, khi tròn 100 ngày và hoàn thành nhiệm vụ mang tên Dự án Neptune 100 – kết hợp nghiên cứu y tế và đại dương, được tổ chức bởi Quỹ Phát triển Tài nguyên Biển.
Ông Dituri vẫy tay chào một thợ lặn ở bên ngoài. Ảnh: Reuters
Ông Dituri là giáo sư tại Đại học Nam Florida, sở hữu bằng tiến sĩ về kỹ thuật y sinh và từng tham gia lực lượng Hải quân Mỹ.
Nghiên cứu của ông bao gồm các thí nghiệm hàng ngày về sinh lý học để theo dõi cách cơ thể con người phản ứng với việc tiếp xúc lâu dài với áp lực cực độ. Bên cạnh đó, ông cũng tổ chức các lớp học trực tuyến và phát sóng các cuộc phỏng vấn từ studio kỹ thuật số dưới biển.
Trong 74 ngày qua, ông Joseph Dituri đã tiếp cận hơn 2.500 sinh viên thông qua các lớp học trực tuyến về khoa học biển.
Mặc dù ông bày tỏ bản thân thích sống dưới đại dương, nhưng trên mặt đất có một thứ khiến ông nhớ da diết. Đó là mặt trời. “Mặt trời là nhân tố chính trong cuộc sống của tôi – tôi thường đến phòng tập thể dục lúc 5 giờ và sau đó nhìn ra ngoài ngắm bình minh”, kỷ lục gia này chia sẻ.
40 năm UNCLOS 1982: Chuyên gia Mỹ đề cao ý nghĩa của Công ước đối với các nước nhỏ
Nhận định về tầm quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, ông Gregory Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Biển Đông, đề cao vai trò của Công ước đối với các nước nhỏ và đang phát triển.
Chuyên gia Gregory Poling. Ảnh tư liệu: TTXVN
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Mỹ, chuyên gia Poling cho rằng văn kiện này có ý nghĩa quan trọng vì hai lý do chính. Thứ nhất, UNCLOS 1982 tạo ra một hệ thống bình đẳng hơn cho tất cả các quốc gia trong việc tiếp cận và quản lý các nguồn tài nguyên biển cũng như được hưởng các quyền của mình. Văn kiện đã mang lại cho các nước đang phát triển và các quốc gia ven biển một tiếng nói lớn hơn, ít nhất là ở khu vực Biển Đông.
Thứ hai, UNCLOS 1982 là hiệp ước quốc tế được chấp nhận rộng rãi nhất sau Hiến chương Liên hợp quốc. Mọi thành viên trong hệ thống quốc tế đều có vai trò trong việc định hình công ước này. Văn kiện này lập kỷ lục thế giới về số quốc gia ký hiệp ước trong một ngày - ngày mở ký chính thức 10/12/1982.
Về vai trò của UNCLOS 1982 trong việc giải quyết tranh chấp biển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chuyên gia Polling cho rằng văn kiện này đã đặt ra những giới hạn cho những tranh chấp, đồng thời tạo ra một quy tắc thống nhất về cách thức thực hiện các yêu sách hàng hải.
UNCLOS 1982 đặt ra giới hạn về những gì các quốc gia có thể tuyên bố chủ quyền để các tranh chấp có giới hạn rõ ràng (quy định rõ về ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa). Hầu hết các quốc gia hiện nay đã xác định rất rõ vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Văn kiện này đã làm cho việc giải quyết các tranh chấp khả thi hơn và buộc các quốc gia phải làm rõ các yêu sách trong nhiều trường hợp.
Liên hợp quốc: 828 triệu người trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói Hiện nay, thế giới có khoảng 828 triệu người trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi nạn đói và con số này đã không ngừng tăng lên trong vài năm qua. Trong khi đó, mất an ninh lương thực là một thách thức trong thập kỷ tới. Trẻ em và phụ nữ là những nạn nhân ảnh hưởng lớn bởi nạn đói....