Người đàn ông mù mưu sinh bằng nghề lột dừa
Ông Lê Minh Chí (54 tuổi, ngụ ấp Tân Thôn 5, xã Thanh Tân, H. Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) dù sống trong bóng tối suốt 31 năm qua vẫn phải bươn chải kiếm sống bằng nghề lột dừa để gánh vác gia đình.
Hằng ngày, ông Chí phải lột dừa với lưỡi dao sắc bén tiềm ẩn nhiều hiểm nguy BẮC BÌNH
Ông Chí kể năm lên 3 tuổi, ông bị bệnh trái trắng khiến đôi mắt yếu dần, đến năm 23 tuổi thì không còn nhìn thấy được nữa. “Lúc đó, nhà nghèo lại càng nghèo hơn vì vợ chồng tôi đã có 2 đứa con nhỏ. Nhưng đời tôi may mắn là vợ không bỏ đi mà tận tình chạy chữa thuốc thang. Được vài năm thì gia đình kiệt quệ, phải bán luôn mảnh vườn là kế sinh nhai duy nhất”, ông Chí bùi ngùi nhớ lại.
Trong cảnh tăm tối, bà Nguyễn Thị Nở, vợ ông Chí lại sinh thêm 2 đứa con, khiến gia đình trăm bề thiếu thốn. Vợ chăm 4 đứa con nhỏ, mọi chi phí đổ lên vai người đàn ông mù lòa. Không chịu thua nghịch cảnh, ngày ngày ông mò mẫm đến từng vựa dừa xin lột thuê kiếm tiền đong gạo. Bà Nở bùi ngùi cho biết: “Nhiều chủ vựa đã tìm đến nhà tôi cho gạo với yêu cầu không cho ổng đến vựa năn nỉ lột dừa thuê, bởi họ sợ mũi nhọn của dao lột dừa gây tai nạn cho ổng. Mà cũng phải thôi, người sáng mắt còn khó tránh bị mũi nhọn đâm ngược, có khi lủng bụng… Nhưng nếu ổng không đi làm cũng không được, vì đâu ai cho mình cái ăn hoài…”.
Theo lời bà Nở, để chủ vựa yên tâm, vợ chồng bà chỉ lột dừa chậm rãi, mỗi ngày được khoảng 1.000 trái là nghỉ vì sợ kiệt sức, run tay sẽ xảy ra sự cố gây phiền phức cho chủ vựa. Dù vậy nhưng nhiều chủ vựa cũng không dám thuê. Ông Chí nói: “Những ngày không kiếm được tiền, bà con hàng xóm thương tình cho gì ăn nấy. Vợ chồng tôi yếu lắm rồi, chắc cũng không còn đủ sức lột dừa bao lâu nữa, muốn chuyển sang bán vé số nhưng ngặt không có một đồng vốn liếng…”.
Bà Phan Thị Ở, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Tân, cho biết hộ ông Lê Minh Chí thuộc diện nghèo, không có đất sản xuất. Gia đình có 6 nhân khẩu, trong đó 3 người con lớn đã có gia đình riêng nhưng cũng quá nghèo, hiếm khi thấy về thăm nhà. “Mỗi khi có đoàn từ thiện đến đây là chúng tôi luôn ưu tiên cho hộ ông Chí, nhưng cũng đâu hề hấn gì so với nỗi khốn khó thường trực trong cuộc sống gia đình ông…”, bà Ở day dứt nói.
Video đang HOT
Mọi sự giúp đỡ, xin bạn đọc gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 1471000.000.0115 – Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Ba Tháng Hai, TP.HCM. Nội dung ghi: Giúp đỡ ông Lê Minh Chí; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển đến gia đình ông Chí trong thời gian sớm nhất.
Theo TNO
Người mẹ nghèo 7 năm nhặt rác, chăm con ở bệnh viện
Con trai không may bị tai nạn dẫn đến chấn thương sọ não, gần như phải sống thực vật, gần 7 năm nay người mẹ dân tộc Thái ở Kỳ Sơn luôn túc trực ở Bệnh viện Quân y 4 để chăm sóc. Hàng ngày, ngoài thời gian chăm con, người mẹ phải đi nhặt phế liệu để có tiền trang trải...
Cầm chiếc xi lanh tiêm cỡ lớn để hút nước cháo loãng, rồi bơm vào chiếc ống nhựa thông qua mũi, đó là cách bà Vi Thị Toóng (SN 1966) bón thức ăn cho con trai. Khi ống nhựa bị tắc, người con khẽ rên, bà tạm dừng bơm cháo, dùng tay vuốt nhẹ lên ngực con, rồi tiếp tục công việc. Những động tác được bà Toóng thực hiện một cách thuần thục, bởi lẽ đây là việc diễn ra hàng ngày trong gần 7 năm qua.
Bà Vi Thị Toóng kể lại: "Nó là con thứ 2, học xong THPT thì nhập ngũ, đầu năm 2012 được về phép thăm nhà rồi không may bị tai nạn giao thông, được chẩn đoán là chấn thương sọ não và nằm viện từ đó đến giờ. Và cũng từ ngày đó, tôi túc trực ở đây để chăm nó, tính ra gần 7 năm rồi chưa về nhà".
Bà Vi Thị Toóng bơm cháo loãng qua mũi cho con trai bị chấn thương sọ não đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 4. Ảnh: Hồ Phương
Gia đình bà Toóng ở bản Kẹo Lực 1, xã Phà Đánh (Kỳ Sơn), chồng bà là Lương Văn Phương (SN 1962), ông bà có 4 người con (3 trai, 1 gái). Anh Lương Văn Khăm (SN 1990) - người bị tai nạn đang điều trị tại Bệnh viện Quân y 4 là con thứ 2 trong gia đình.
Lương Văn Khăm từng là niềm tự hào của gia đình, dòng họ và làng bản bởi chăm học và có nhiều thành tích trong học tập. Học xong THPT, vì hoàn cảnh khó khăn, Khăm không dự thi đại học mà ở nhà giúp bố mẹ lao động sản xuất. Có đợt khám tuyển nghĩa vụ quân sự, anh đăng ký tham gia, trúng tuyển và được điều về làm nhiệm vụ tại BCH Quân sự tỉnh Nghệ An.
Trong lần về phép đầu năm 2012, Lương Văn Khăm không may bị tai nạn xe máy, cú va chạm mạnh khiến anh bị chấn thương sọ não. Mặc dù đã đi chữa trị ở nhiều bệnh viện, được đơn vị và gia đình nỗ lực cứu chữa nhưng chấn thương nặng làm anh liệt toàn thân, gần như phải sống thực vật.
Bà Vi Thị Toóng xoa ngực giúp con trai mỗi khi việc truyền thức ăn bị tắc. Ảnh: Công Kiên
Con trai gặp nạn, vợ chồng ông Lương Văn Phương và bà Vi Thị Toóng đã bán hết gia sản để chạy chữa. Trong nhà hiện không có một thứ gì có giá trị, tuổi đã cao nhưng ông Phương vẫn phải cặm cụi lên rẫy trồng lúa, trồng ngô để có cái ăn qua ngày. Thi thoảng ông mới có tiền xuống Vinh thăm con, thấy anh Khăm nằm bất động ông Phương chỉ biết ôm lấy con trai mà khóc.
Còn bà Toóng, gần 7 năm không một ngày rời xa con, chưa một lần về thăm nhà, ngần ấy thời gian "bám trụ" ở bệnh viện để lo việc ăn uống, thuốc thang cho anh Khăm. Bà chia sẻ: "Gia tài đã bán hết, không còn thứ gì, nếu đưa thằng Khăm về sẽ không còn gì để ăn, cũng không có tiền mua thuốc. Ở đây may ra có bữa cơm, bữa cháo và có thêm niềm hy vọng một ngày nào đó nó sẽ hồi tỉnh".
Số tiền chi tiêu hàng ngày cơ bản chỉ biết trông chờ vào khoản phụ cấp hơn 700 nghìn đồng/tháng của anh Khăm. Biết rõ hoàn cảnh khó khăn, lãnh đạo bệnh viện đã quyết định hỗ trợ suất ăn cho bà Toóng. Cùng với đó, đơn vị của anh Khăm cũng thường xuyên quan tâm, hỗ trợ về cả tinh thần lẫn vật chất nên cũng đỡ được phần nào gánh nặng cho người mẹ bất hạnh.
Bà Vi Thị Toóng gom nhặt phế liệu, bán kiếm tiền chạy chữa cho con. Ảnh: Hồ Phương
Nhưng với người xác định sống "chung thân" ở bệnh viện sẽ không bao giờ có đủ tiền cho các khoản phát sinh và nhu cầu thiết yếu. Để có thêm tiền trang trải, hàng ngày bà Toóng đi khắp khuôn viên bệnh viện để nhặt chai nhựa, lon nước và bìa các-tông đem nhập cho các điểm thu mua.
Chia sẻ với người mẹ nghèo, hầu hết người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Nội 4 và các khoa khác đều gom các loại phế liệu giúp đỡ bà Toóng. Nhờ vậy, mỗi ngày bà kiếm thêm được 20 nghìn đồng, số tiền không lớn nhưng vô cùng quý giá đối với người mẹ gần 7 năm ở bệnh viện chăm con bại liệt toàn thân.
Bác sỹ Nguyễn Đức Anh - Chủ nhiệm Khoa Nội 4 cho biết: "Bệnh nhân Lương Văn Khăm bị chấn thương sọ não nặng, khả năng hồi phục rất thấp, chỉ có thể mong chờ vào điều kỳ diệu. Vì thế, việc điều trị chắc chắn còn lâu dài. Bà Toóng chắc còn phải ở đây lâu để chăm con".
Công Khang - Hồ Phương
Theo baonghean
Cha nghèo khóc cạn nước mắt thương con bại liệt co giật từng cơn Cuộc sống oan nghiệt đã cướp đi người vợ hiền và đang đe dọa tính mạng của đứa con trai bại liệt khiến người cha nghèo chỉ biết nước mắt ngắn dài kêu cứu.. Là một người đàn ông, nhưng anh Lê Xuân Tỵ (40 tuổi, trú tại đội 7, đường Hoàng Văn Thụ, xã Hua La, TP Sơn La, tỉnh Sơn La)...