Người đàn ông miền Tây bỗng dưng bị hoại tử ‘cậu nhỏ’
Ông Hoàng bị đau suốt 3 ngày, bìu sưng to gấp 5 lần và hoại tử da lan nhanh xuống vùng mông, hậu môn.
Ông Hoàng 54 tuổi ở Tiền Giang được đưa đến bệnh viện cấp cứu khi tình trạng hoại tử nặng hơn, vùng da viêm đỏ lan nhanh ra 2 bên hông rồi xuống hậu môn kèm theo sốt. Kết quả siêu âm bìu thấy hoại tử sinh hơi lan ra tầng sinh môn gây phù nề, không có ổ tụ dịch.
Bệnh nhân đang được theo dõi tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Ảnh: TT.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Hữu Thịnh, Khoa Tạo hình – Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết hình ảnh MRI của bệnh nhân ghi nhận các ổ áp xe đã lan rộng từ tầng sinh môn đến khoang mỡ quanh hậu môn, mô mềm vùng mông, gốc bìu, hố ngồi trực tràng, ống hậu môn và cơ nâng hậu môn. “Đây là trường hợp điển hình của bệnh lý hoại tử Fournier”, bác sĩ nhận định.
Video đang HOT
Người bệnh được mổ cấp cứu với sự phối hợp liên khoa gồm Tiết niệu, Ngoại Tổng quát và Tạo hình – Thẩm mỹ. Các bác sĩ cắt lọc và đặt hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân, sau đó cắt bỏ da bìu hoại tử và tạo hình lại bằng da vùng bẹn, mở bàng quang ra da.
Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi để tránh nguy cơ hoại tử tinh hoàn, đảm bảo không làm tổn thương chức năng sinh lý. Hiện sức khỏe của ông Hoàng hồi phục tốt, vết mổ đã lành, có thể tự đi lại, vùng bìu mất da lộ tinh hoàn đã được che phủ hoàn toàn.
Bác sĩ Thịnh giải thích hoại thư sinh hơi (hay hoại tử) Fournier là một bệnh hiếm gặp, được bác sĩ Jean Alfred Fournier mô tả lần đầu tiên vào năm 1883 trên 5 người đàn ông. Tình trạng này còn gọi là “hoại thư sét đánh vùng dương vật”. Hoại tử Fournier không chỉ xảy ra trên nam giới mà còn ở phụ nữ và trẻ em. Đây là bệnh hiếm gặp, diễn tiến chậm nhưng biểu hiện rất nhanh, đột ngột, triệu chứng điển hình là nhiễm trùng lan nhanh ở vùng tầng sinh môn, bộ phận sinh dục và quanh hậu môn.
Theo bác sĩ Thịnh, tính chất nguy hiểm của hoại tử Fournier là thường không có dấu hiệu báo trước, phần lớn bệnh nhân chỉ thấy trầy xước da hoặc chấn thương nhẹ vùng bìu. Bệnh diễn tiến chậm nên người bệnh dễ chủ quan, tự điều trị hoặc điều trị kháng sinh thông thường không thể khỏi hẳn. Khi bệnh đã biểu hiện ra ngoài thì rất nhanh, nhiễm trùng hoại tử mô lan rộng, dễ rơi vào tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết. Nếu không được phát hiện, xử trí và điều trị đúng cách, bệnh dễ dẫn đến tử vong.
Y văn ghi nhận yếu tố nguy cơ gây hoại tử Fournier là người bị suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, xơ gan, uống rượu lâu dài, HIV, hóa trị, sử dụng corticosteroid mạn tính, bệnh bạch cầu, suy nhược, già yếu hay trẻ em suy dinh dưỡng. Bệnh cũng dễ xảy ra trong trường hợp bị chấn thương và nhiễm trùng vùng cơ quan sinh dục, hậu môn – trực tràng, người bị bệnh đường tiết niệu, da liễu và tổ chức dưới da vùng bìu.
Việc điều trị hoại tử Fournier đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa bao gồm cả nội và ngoại khoa. Bác sĩ Thịnh khuyên mọi người không nên chủ quan lơ là khi có các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc dọa nhiễm trùng ở xung quanh vùng sinh dục. Tốt nhất nên đến khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc tự điều trị hoặc chăm sóc tại nhà không đúng cách có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
“Cách phòng bệnh tốt nhất là tập lối sống lành mạnh, duy trì tập thể dục, vệ sinh thân thể, dinh dưỡng hợp lý, tránh các yếu tố thuận lợi gây bệnh”, bác sĩ Thịnh khuyến cáo.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Theo Thi Trân (VNE)
Muôn nẻo cà phê phố
Hồi xửa hồi xưa, có lẽ cà phê theo chân thực dân Pháp vào đất nước ta. Lần hồi nó được "tiệm nước hóa", trở thành thức uống buổi sáng của thị dân, nhất là giới bình dân.
Tiệm nước là nơi bán hủ tiếu, mì cùng một số bánh ngọt. Vào đây ăn sáng xong, người ta nhấm nháp ly cà phê cho tỉnh người. Cà phê có vài loại, gọi theo tiếng Quảng Đông, như: "Tài chừng" là cà phê đen lớn; "xây chừng" là cà phê đen nhỏ; "xây nại" là cà phê sữa... Khách không ăn sáng thì kêu ly cà phê, xé đôi cái "giò chá quẩy" nhúng vào mà ăn.
Cà phê ở các tiệm nước được pha khá cầu kỳ. Ảnh: T.L
Cũng được "lót lòng" khá ấm bụng. Ngoài cách ngồi bình thường còn có kiểu ngồi "nước lụt" theo phong cách... miệt vườn. Đó là ngồi một chân đặt trên mặt ghế, chân kia thòng dưới đất. Uống cà phê khi xưa có một kiểu lạ, là người ta chế cà phê ra cái đĩa lót ly, thổi cho bớt nóng mới cầm dĩa lên húp từng hớp một cách sảng khoái. Uống như vậy được mọi người khen là dân sành điệu, biết chơi.
Cà phê ở mấy tiệm nước được pha khá cầu kỳ. Cà phê bột được cho vào cái túi vải hình chóp may cặp cọng dây chì làm vành có cán để cầm và máng khi giặt phơi. Túi này đặt vào lòng siêu đất, chế nước sôi rồi cầm đũa khuấy đều. Sau đó chuyển túi sang ca thiếc, chế nước cà phê vào túi, cầm đũa khuấy tiếp. Làm vài lần theo đúng nhu cầu, túi cà phê được đặt vào nòng thiếc để trên miệng siêu. Nước cà phê từ túi vải rỏ xuống lòng siêu. Siêu đặt trên thùng thiếc cao đựng nước. Nước sôi để pha cà phê, còn khi chưa cần thì để nước sôi tim nhằm giữ cà phê trong siêu lúc nào cũng nóng. Nhưng giữ lâu quá thì thành cà phê kho - có vị chua, khách chê.
Bây giờ các tiệm lớn, các quán cóc hầu như khắp miền Tây đều có bán cà phê phin. Loại cà phê này, hồi sau năm 1975 người ngoài Bắc vào gọi là "cái nồi ngồi trên cái cốc". Một hình ảnh ví von thú vị. Nhưng thuở ấy, thú vị hơn là có một thứ cà phê có tên gọi nửa Tàu nửa ta, là "lưng chừng". Lưng chừng là nửa cái xây chừng. Ly cà phê nhỏ chỉ còn một nửa. Sở dĩ có tình trạng này là vì thời bao cấp ai cũng nghèo. Uống cái lưng chừng chỉ có một nửa giá cái xây chừng, hợp túi tiền hẻo của họ. Khi kinh tế phát triển, lưng chừng kết thúc "sứ mạng" của nó.
Theo Danviet
Sạt lở nghiêm trọng ở miền Tây, nhiều nhà dân bị nhấn chìm Nhiều người dân ở miền Tây đang vô cùng hoang mang khi tình trạng sạt lở đang diễn ra nghiêm trọng, nhấn chìm nhiều nhà cửa, tài sản... Nhiều ngày qua người dân sinh sống tại khu vực vàm Nao (ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, An Giang) vô cùng lo lắng khi liên tiếp xảy ra tình trạng...