Người đàn ông mang theo rắn cạp nia vào phòng cấp cứu
Sau khi bị rắn cạp nia cắn vào tay, người đàn ông ở Gia Lai giết chết con vật và mang theo xác đến bệnh viện.
Đại tá, BSCKII Lê Quyết Thắng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Quân y 211 (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai), cho biết đơn vị này đang điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Văn Hiệp (29 tuổi) bị rắn cạp nia cắn.
Trước đó, trong lúc ra vườn, bệnh nhân bị rắn quấn vào cổ chân. Người đàn ông cố gỡ con vật ra khỏi cơ thể nên bị cắn vào bàn tay phải. Bệnh nhân đánh chết con rắn ngay sau đó.
Khi biết con vật này là rắn cạp nia, gia đình lập tức đưa nạn nhân vào Bệnh viện Quân y 211 cấp cứu. Lúc này, người đàn ông chưa có biểu hiện bất thường, vết cắn rỉ máu.
Sau đó, bệnh nhân bị sụp mí, giãn đồng tử tối đa, đau họng, nói khó, há miệng hạn chế. Các bác sĩ nhanh chóng đặt ống nội khí quản và cho bệnh nhân thở máy.
Bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Quân y 211. Ảnh: BSCC.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Thắng, gia đình bệnh nhân lo lắng nên có ý định xin chuyển đến trung tâm chống độc lớn ở tuyến trên. Tuy nhiên, nhận thấy mối nguy hiểm trên đường di chuyển và bệnh viện có kinh nghiệm điều trị, bác sĩ Thắng tư vấn gia đình cho người đàn ông này ở lại.
Bên cạnh đó, lãnh đạo bệnh viện liên hệ trung tâm chống độc lớn ở hai miền. Tuy nhiên, các đơn vị này không có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia.
Sau một ngày nhập viện, bệnh nhân bị liệt tứ chi, mạch nhanh, rối loạn điện giải. Với kinh nghiệm điều trị ca bệnh tương tự, các bác sĩ hồi sức cho người đàn ông theo phác đồ. Bệnh nhân được xử lý để chống các rối loạn điện giải, tim mạch, phòng biến chứng xẹp phổi, loét do thở máy, liệt kéo dài và khô mắt.
Sau 7 ngày, bệnh nhân cai được máy thở, ăn uống được nhưng còn sụp mí và giãn đồng tử. Đặc biệt, người đàn ông có thể nở nụ cười và giơ ngón tay để chụp hình.
Rắn cạp nia có đầu thon mảnh, con ngươi tròn, trên thân có các khoang màu đen, trắng xen kẽ. Chúng có tiết diện ngang hình tam giác, đoạn từ hông xuống đuôi dẹp dần thành điểm nhọn.
Nọc rắn cạp nia có chứa các độc tố hậu synape gây liệt mềm kéo dài, tăng thải natri qua thận dẫn tới hạ natri máu. Nạn nhân thường bị liệt cơ dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Việc sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu giúp bệnh nhân sớm cai máy thở, rút ngắn đáng kể thời gian nằm viện và giảm các biến chứng.
Gia Lai: Triển khai tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đợt 2
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 35 trường hợp dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu tại 11 xã, thị trấn của huyện Đak Đoa, Ia Grai và TP Pleiku. Trong đó có 31 ca được điều trị khỏi và xuất viện, 4 trường hợp đang tiếp tục điều trị.
Ngành Y tế Đắk Lắk tiêm phòng vaccine bệnh bạch hầu cho người dân trên địa bàn.
Tai huyên Đak Đoa co 27 trương hơp măc bênh, trong đo co 1 trương hơp tư vong ơ xa Hai Yang.
Thơi gian qua, ngoai viêc phôi hơp vơi nganh Y tê tinh khân trương triên khai quyêt liêt cac biên phap nhăm khoanh vung dâp dich, khư khuân môi trương va điêu tri cho nhưng ngươi măc bênh; huyên Đak Đoa cung nhanh chong thưc hiên viêc tiêm vaccine cho ngươi dân ơ 5 xa trong điêm co ngươi măc bênh.
Trước đó, ngành Y tế huyện phối hợp với các cấp, các ngành đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đợt I tại 5 xã trên với 23.216 người được tiêm, đạt tỷ lệ trên 96% so với tổng số dân. Trong đó, riêng xã Hnol có 100% người dân được tiêm phòng vaccine.
Tính đến ngày 24/8, huyện Đak Đoa ghi nhận 27 ca mắc bệnh bạch hầu tại 5 xã; trong đó có 1 ca tử vong ở xã Hải Yang. Hiện cả 5 xã đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc bạch hầu mới.
Đến nay, Bộ Y tế triển khai xuống các địa phương là trung tâm dịch của bệnh bạch hầu sẽ tiếp tục chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đợt 2 cho các xã có người bị mắc bệnh bạch hầu, gop phân nâng cao hiêu qua công tac phong, chông bênh bach hâu tai cac xa trong điêm noi riêng va toan tỉnh noi chung.
Kinh phí dự kiến để thực hiện Kế hoạch này là 64 tỷ đồng.
UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, Kế hoạch khẩn cấp phòng chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh năm 2020 với số tiền 64 tỷ đồng tiêm chủng vaccine bạch hầu năm 2020
Trong đó, đối tượng tiêm chủng của Chương trình là người từ 2 tháng tuổi trở lên. Cụ thể: trẻ từ 2 đến 18 tháng tuổi tiêm 1 mũi vaccine 5 trong 1; trẻ từ 19 đến 48 tháng tuổi tiêm 1 mũi vaccine DPT; trẻ từ 49 tháng tuổi trở lên và người lớn tiêm 2 mũi vaccine Td.
Kinh phí dự kiến để thực hiện Kế hoạch này là 64 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ vaccine và vật tư tiêm chủng khoảng 36 tỷ đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ 28 tỷ đồng.
Theo đó, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh bạch hầu nói riêng để nâng cao nhận thức cho cộng đồng và người dân; tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, nhà cửa, trường học nhất là vùng có ổ bệnh và vùng liên quan.
Đồng thời tuyên truyền, vận động người dân cần thực hiện việc tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch đối với tất cả các loại vaccine trong tiêm chủng mở rộng nói chung và vaccine phòng bệnh bạch hầu nói riêng; tích cực và tuân thủ việc tiêm vaccine Td theo hướng dẫn của ngành y tế để phòng bệnh bạch hầu cho bản thân và cộng đồng.
Bị rắn cạp nia cắn khi đang ngủ Người đàn ông ở Lạng Sơn đang ngủ thì bị con rắn cạp nia bò lên giường và cắn vào sườn trái. Ngày 25/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết vừa cấp cứu một bệnh nhân bị rắn độc cắn. Nam bệnh nhân 37 tuổi, trú tại phường Vĩnh Trại, TP Lạng Sơn, bị một con rắn dài bò lên...