Người đàn ông mang băng rôn đi khắp nơi “đòi” con
Sau khi vợ cũ mang con bỏ đi, anh Thành đã mang tấm băng rôn đến một số cơ quan nhà nước như công an, cảng hàng không… để gây sức ép bắt vợ cho gặp con.
Những ngày qua, người đàn ông tên Nguyễn Văn Thành (35 tuổi, trú quận 12, TPHCM) mang theo tấm băng rôn đến một số cơ quan với nội dung ghi rõ họ tên vợ cũ, cha mẹ vợ cũ, số điện thoại và yêu cầu vợ cũ cho anh gặp và chăm sóc 2 con. Ngày 18/7 vừa rồi, anh Thành còn mang băng rôn này về quê vợ cũ ở Gia Lai, đến Công an tỉnh Gia Lai và nhà mẹ vợ cũ đứng, chăng băng rôn. Đi cùng anh Thành là một người bạn có “nhiệm vụ” chụp ảnh anh Thành với tấm băng rôn trên.
Sau đó, anh Thành tung những bức ảnh trên lên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm chú ý của cộng đồng mạng. Có người chia sẻ, đồng cảm với anh Thành. Cũng có không ít người không đồng tình với hành động của anh này, cho rằng hành động này chỉ nhằm bêu xấu vợ cũ chứ không giúp anh tìm được các con.
Anh Thành cầm tấm băng rôn đứng trước trụ sở Công an tỉnh Gia Lai chụp ảnh rồi tải lên mạng xã hội.
Trao đổi với PV, anh Thành cho biết, vợ chồng anh kết hôn từ năm 2001 và đã có với nhau 2 người con. Năm 2014, vợ chồng anh Thành li hôn nhưng vì không muốn con cái bị tổn thương nên họ vẫn sống chung một mái nhà.
Chụp ảnh trước trụ sở Công an TP Pleiku.
Video đang HOT
Cuối năm 2014, vợ cũ của anh Thành muốn mang 2 con về quê ăn Tết nhưng anh Thành muốn vợ con ở lại ăn Tết với mình cho vui. Không dàn xếp được mâu thuẫn, chị V. vợ cũ anh Thành đã mang 2 con bỏ đi. Từ đó đến nay, anh Thành đã không liên lạc được với chị V., không được gặp 2 con. Anh Thành đã đi khắp nơi tìm chị V. và con nhưng vẫn không gặp được. Vì thế anh đã nghĩ ra cách trên để tìm các con.
“Tôi rất nhớ 2 con mình, tôi chỉ muốn được gặp con và chăm sóc con. Chị V. làm như vậy là không được”, anh Thành nói.
Trước hành động của anh Thành, bà B. mẹ chị V. cho biết, anh Thành không phải con đẻ bà và cũng không còn là con rể của gia đình nên bà không quan tâm đến những gì anh này đang làm. Bà B. tâm sự: Anh Thành và con gái bà đều đã lớn và tự quyết định cuộc sống của mình. Khi con gái bà đã đến mức mang con bỏ trốn tức là đã đường cùng. Theo bà B., thay vì làm những việc như thế này, anh Thành nên xem lại mình, sửa đổi bản thân thì vợ con sẽ tự tìm về.
Thiên Thư
Theo Dantri
Một mình đường xa đi thi với 400 nghìn đồng
Mồ côi cha mẹ từ khi lớp 6, một mình tự chăm lo việc học tập và trang trải cuộc sống, Nguyễn Văn Ý đã vượt quãng đường 200 km từ huyện miền núi Tiên Phước (Quảng Nam) đến Đà Nẵng dự thi THPT quốc gia chỉ với 400 nghìn đồng dành dụm được từ việc làm thêm.
Thí sinh Nguyễn Văn Ý (bên phải) và bố của một người bạn ở cùng phòng trọ thi THPT quốc gia.
Cậu học trò nghèo đầy nghị lực
Ý sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có hai chị em, năm lên lớp 6, mẹ Ý mất vì căn bệnh ung thư gan. Ít lâu sau, chị gái theo chồng về miền quê thuộc huyện Quế Sơn (Quảng Nam). Kể từ đó, Ý sống một mình trong căn nhà nhỏ nằm trên ngọn đồi (ở thôn 5, huyện Tiên Cảnh, xã Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam), hàng ngày một buổi đi học,một buổi đi làm hương (nhang) thuê cho người ta để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống của mình.
Ý thức được hoàn cảnh khó khăn, Ý luôn cố gắng học tập thật tốt để thực hiện ước mơ của mình. Nhờ chăm chỉ, quyết tâm, hơn nữa là sự động viên lớn lao từ nhà trường, bạn bè, 12 năm học Ý đều là học sinh khá, giỏi; là tấm gương vượt khó học giỏi nhiều năm liền được huyện nhà tuyên dương, thầy cô bạn bè mến yêu.
Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng Ý vẫn cố gắng tự trang trải cuộc sống và rất nỗ lực trong học tập.
Trong suốt những năm học, hằng ngày Ý đều phải dậy thật sớm, đi bộ từ nhà xuống chân núi, sau đó mới lấy xe đạp gửi ở nhà người quen tiếp tục vượt quảng đường 10 km đến trường học tập. Dù đường xá xa xôi, tuy nhiên vẫn không thể nào ngăn cản ước mơ được đến trường của cậu học trò hiếu học, suốt mấy năm liền, Ý không hề bỏ lỡ một buổi học nào.
Bắt đầu từ năm lớp 10, ngoài việc làm thêm trái buổi học, vào mỗi dịp nghỉ hè, Ý đều ra Đà Nẵng xin làm phục vụ tại các hàng quán ở thành phố để có một khoản dành dụm tự lo cho mỗi năm học mới sau hè.
"Nhà mình nghèo, nhưng ước mơ không nghèo"
Khăn gói từ Quảng Nam ra Đà Nẵng, chỉ với hơn 400 nghìn đồng Ý dành dụm được từ số tiền đi làm thêm ít ỏi làm lộ phí. May mắn, Ý được sự giúp đỡ của sinh viên tình nguyện và cha con bác Nguyễn Văn Thanh (Tam Kỳ, Quảng Nam) cho ở ghép phòng trọ với giá 200 nghìn đồng/3 người trong suốt những ngày thi. Thấy các bạn thí sinh khác được người nhà đưa đi thi, có chút tủi thân, nhưng Ý ý thức được hoàn cảnh của mình nên không hề buồn mà tập trung cố gắng cho kỳ thi quan trọng.
Ý đăng ký thi vào ngành Chế tạo máy - Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Cậu học trò vượt khó học giỏi lạc quan chia sẻ: "Khi mẹ còn sống, mẹ vẫn luôn động viên em cố gắng học hành rồi sau này thích học ngành gì mẹ cũng sẽ lo cho em được học ngành đó. Mẹ nói sẽ tôn trọng và ủng hộ Ý. Bây giờ em vẫn nhớ lời mẹ, quyết tâm theo ngành học mà mình mong muốn là kỹ sư chế tạo máy". Mang theo tâm nguyện đó của mẹ, Ý đi thi và dự tính sẽ dự tuyển vào ĐH Bách khoa Đà Nẵng mà em rất thích.
Ý cho biết dự tính, nếu không vào được đại học, Ý sẽ đăng ký theo học Công nghệ thông tin tại trường Cao đẳng Công nghệ thông tin cùng với suất học bổng ưu đãi cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi mà Ý được chọn vào danh sách học sinh được xét trao học bổng.
Khi được hỏi về ước mơ, bằng ánh mắt lấp lánh hy vọng, Ý cho biết, ước mơ hiện tại của mình là đậu đại học, sau đó sẽ đi kiếm việc làm thêm để lo cho bản thân. Xa hơn nữa, Ý mong muốn khi ra trường sẽ tìm được một công việc ổn định, kiếm ra tiền để chăm sóc, thờ tự cho tổ tiên và chia sẻ với gia đình chị gái một phần khó khăn. "Nhà mình nghèo, nhưng ước mơ không nghèo. Em mơ ước một tương lai tốt hơn bây giờ nhiều như thế đó" - Ý nói
Còn dự định gần nhất sau khi hoàn thành kỳ thi này, Ý sẽ ở lại Đà Nẵng để xin làm thêm tại các hàng quán ở thành phố để kiếm tiền tiếp tục lo cho cuộc sống.
Bác Nguyễn Văn Thanh, phụ huynh của em Nguyễn Văn Danh, người đã cho Ý ở ghép trong kỳ thi chia sẻ: "Tuy mới biết và nghe qua hoàn cảnh của gia đình Ý, nhưng tôi rất thương và cảm phục sự siêng năng và cố gắng của cháu. Tôi coi cháu như con cái trong nhà, mong cháu và con trai tôi đều đạt kết quả tốt trong kỳ thi này, trở thành sinh viên đại học để sau này ở chung với nhau, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ".
Phạm Hoàng - Thu Thảo
Theo dantri
Tội ác giết người dưới nhân thân giả Trên chặng đường dài di lý từ Đồng Nai về Hà Nội, Phạm Văn Trịnh (SN 1951), ở thôn Đồi 1, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội giữ nguyên một vẻ mặt nhợt nhạt, thất thần. Có lẽ kẻ giết người Phạm Văn Trịnh cũng không thể ngờ được rằng, sau 21 năm trốn chạy, thay tên đổi họ,...