Người đàn ông mang 6 khối u trong cơ thể
Bệnh nhân đau quặn vùng rốn nhiều ngày không khỏi, bác sĩ lấy ra 6 khối u kích thước lớn, tổng trọng lượng gần 8 kg.
Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa – Gan mật và khoa Gây mê hồi sức vừa phẫu thuật cắt bỏ nhiều khối u trong ổ bụng cho bệnh nhân H.N.V. (32 tuổi, trú tại Phú Lương, Thái Nguyên).
Theo TS.BS Nguyễn Văn Chung, Trưởng khoa Ngoại Tiêu hóa – Gan mật, bệnh nhân bị đau quặn vùng rốn hơn một tháng, mệt mỏi, gầy sút cân, bụng chướng, da sạm. Từ kết quả chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân V. mang trong mình nhiều khối u lớn. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật.
Video đang HOT
Bác sĩ lấy ra 6 khối u lớn trong ổ bụng người đàn ông. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Chung cho hay quá trình phẫu thuật có nhiều khó khăn do u quá to, nằm ở vị trí khó, khả năng dính vào các tạng khác gây mất máu quá nhiều. Thời gian phẫu thuật cho bệnh nhân lên đến gần 5 giờ.
Sau phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy ra 2 khối u to có kích thước 15×25 (cm) và 4 khối u nhỏ. Tổng các khối u nặng gần 8 kg. Hiện, bệnh nhân dần ổn định sức khỏe, tiếp tục được theo dõi và điều trị tích cực tại khoa Gây mê Hồi sức.
“Người dân cần đến cơ sở y tế khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Nếu phát hiện muộn, khối u ngày càng tiến triển khiến quá trình phẫu thuật khó khăn, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng”, bác sĩ Chung khuyến cáo.
Tưởng thoái hóa đi khám ra u xương đùi
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa phẫu thuật thay khớp gối trên nền u xương đùi cho nam bệnh nhân N.X.T., 63 tuổi, ở phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình.
Trước đó, ông T. có tiền sử đau khớp gối khoảng 5 năm nay, đã đi nhiều bệnh viện khám và chỉ điều trị nội khoa. Trước khi đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức một tuần, ông T. trượt chân ngã, đau và hạn chế vận động, khớp gối chỉ gấp được 20, trong khi bình thường khớp gối có thể gấp được 100- 120. Trên phim xquang cho thấy bệnh nhân vừa bị thoái hóa khớp gối vừa có một khối u ở lồi cầu ngoài xương đùi.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh - Phó Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Trưởng khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Đứng trước một bệnh nhân như này rất khó vì nếu chỉ mổ u xương, lấy u, ghép xương thì không giải quyết được thoái hóa khớp gối, người bệnh vẫn đau đớn. Còn nếu không xử lý khối u mà chỉ điều trị thoái hóa khớp gối thì phải cân nhắc xử lý khối u xương kia như thế nào vì khối u sẽ phá hủy xương đùi.
Do vậy, sau khi chẩn đoán kỹ, các bác sỹ quyết định xử lý cùng lúc 2 vấn đề này. Trong mổ khớp gối có rất nhiều máu, khoảng 200 cc nước máu. Kiểm tra thấy khối u nang xương lồi cầu ngoài xương đùi. Mảnh xương bị gãy hẳn ra gây chảy máu trong khớp. Sau khi bơm rửa làm sạch, các bác sĩ đã tiến hành đồng thời phẫu thuật vừa lấy u, vừa làm sạch tổ chức u, vừa ghép xương vào chỗ khuyết; vừa xử lý đồng thời thoái hóa khớp gối.
Bác sĩ Khánh phẫu thuật cho bệnh nhân
Sau 1 tuần phẫu thuật và điều trị tích cực tại bệnh viện, ông T. đã được xuất viện và sẽ được khám định kỳ thường xuyên để kiểm tra mức độ hồi phục của khớp gối.
Đây là một trường hợp người bệnh bị u xương từ lâu nhưng bị bỏ sót. Trước đó, ông T. chỉ đi khám vì một thoái hóa khớp gối và chỉ điều trị nội khoa. Khi để lâu, u xương đã phá hủy, chỉ cần một chấn thương nhẹ cũng gây ra gãy phần xương đó, mà lại gãy xương trên nền thoái hóa khớp gối, thay khớp gối sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, vì đồng thời phải xử lý mấy thương tổn cùng một lúc, vừa lấy u, vừa xem u phá hủy xương đến đâu, vấn đề ghép xương, vấn đề dự trù trang thiết bị dụng cụ khớp để lắp vào khớp gối sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những người bệnh chủ động. Vì vậy, người dân không nên chủ quan, chỉ nghĩ đau khớp gối thông thường, cần phải khám chuyên gia -những người có chuyên môn sâu, đánh giá trên phim chụp, dự đoán được mức độ thương tổn, chẩn đoán chính xác khối u.
Nếu bệnh nhân này có thể phát hiện sớm, giai đoạn chưa thoái hóa thì bác sĩ có thể chủ động trong việc lấy u ghép xương hoặc nếu biết bệnh nhân vừa có thoái hóa, vừa có u xương thì có thể chủ động phẫu thuật sớm cho người bệnh, tránh để đến lúc ngã, chấn thương, vỡ hẳn mảnh xương thì mới đến phẫu thuật. Khi người bệnh có u, nên khám, phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước khi khối u thực sự ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động của chi thể, đặc biệt là những u có tỷ lệ chuyển thành ác tính.Các bác sĩ cần lưu tâm tới bệnh lý này khi người bệnh tới khám, tránh để sót hay chẩn đoán muộn.
Cánh tay của cô bé dân tộc Tày mắc ung thư xương hoại tử, không thể thực hiện phẫu thuật Khối u ở cánh tay của Quỳnh Anh ngày càng lớn, hoại tử. Ngay cả việc phẫu thuật để điều trị cho Quỳnh Anh cũng không thể thực hiện được nữa. Hiện tại việc điều trị của con chỉ là truyền máu, truyền kháng sinh... Bé Lương Quỳnh Anh là nhân vật Vòng tay nhân ái MS 560 trong bài viết "Nhói lòng...