Người đàn ông mắc ung thư phổi nhưng tưởng nhầm Covid-19
Ông Khoury nghĩ mình đã nhiễm Covid-19 do bị đau lưng, hắt hơi, ớn lạnh, ho. Ông chỉ đi khám khi bắt đầu ho ra máu.
Các bác sĩ Mỹ đã thực hiện thành công ca ghép phổi cho một bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn 4. Trường hợp này mang lại hy vọng cho những người mắc căn bệnh chết người ở thời kỳ cuối.
Albert Khoury, 54 tuổi, làm việc trong ngành xây dựng, bắt đầu bị đau lưng, hắt hơi, ớn lạnh, ho vào đầu năm 2020. Ban đầu, ông cho rằng mình mắc Covid-19.
Tuy nhiên, sau khi ho ra máu, ông đã đi khám và được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 1. Khi đó, diễn biến dịch Covid-19 phức tạp nên ông không thể điều trị ngay.
Đến tháng 7/2020, bệnh ung thư của ông tiến triển sang giai đoạn 2. Mặc dù ông đã qua nhiều đợt hóa trị, bệnh trở nặng sang giai đoạn 3 và 4. Các bác sĩ nhận định ông không còn cơ hội sống lâu thêm nữa.
Ông Khoury trải qua một ca cấy ghép kéo dài 7 giờ để nhận được lá phổi mới của mình ở Chicago (Mỹ) vào ngày 25/9/2021.
Bây giờ, 6 tháng sau khi phẫu thuật, phổi của ông Khoury đã hoạt động bình thường. Ông không có dấu hiệu của bệnh ung thư trong cơ thể, thậm chí có thể đến phòng gym mà không cần hỗ trợ thở.
Ông Khoury đã bình phục sau khi được ghép phổi mới. Ảnh: Northwestern Medicine
“Cuộc đời tôi đi từ con số 0 đến con số 100. Mọi người đã không nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt của tôi trong hơn một năm, nhưng bây giờ tôi luôn tươi cười”, ông Khoury tâm sự.
Video đang HOT
Các bác sĩ rất hiếm khi tiến hành các ca cấy ghép như trên. Một vài tế bào ung thư bị sót có thể nhân lên ở bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn chặn sự đào thải nội tạng.
Một số trường hợp như vậy được thực hiện trước đây đã không thành công. Nhưng những tiến bộ y học đã cho phép các bác sĩ hiểu rõ hơn về sự lây lan của ung thư.
Ankit Bharat, Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực, cho biết: “Việc cấy ghép phổi cho bệnh nhân ung thư cực kỳ hiếm. Đối với người mắc ung thư giai đoạn 4, việc cấy ghép phổi gần như không thể. Nhưng vì ung thư của ông Khoury chỉ giới hạn ở ngực nên chúng tôi tự tin có thể loại bỏ trong quá trình phẫu thuật và cứu sống anh ấy”.
Khi đó, chị gái đã nói với ông Khoury về ca cấy ghép cho một cô gái 20 tuổi có phổi bị Covid-19 tàn phá.
Ông Khoury đã được bác sĩ Young Chae thử các phương pháp điều trị chống ung thư khác. Nhưng sức khỏe của ông liên tục giảm sút, khiến ông phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt do viêm phổi và nhiễm trùng huyết.
Các chuyên gia đánh giá ông Khoury là một ứng cử viên để cấy ghép khi ung thư, mặc dù đã ở giai đoạn 4, chưa di căn sang các cơ quan khác. Hai tuần sau, ông nhận được lá phổi mới.
Nhóm nghiên cứu đã phải loại bỏ các tế bào ung thư ở phổi của nam bệnh nhân. Bác sĩ Bharat nói: “Đó là một đêm thú vị”.
Dựa trên thành công của ca phẫu thuật, bác sĩ Bharat và bác sĩ Chae đang phát triển bộ quy trình mới xác định những đối tượng phù hợp để điều trị như vậy.
Cho đến nay, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở Mỹ, chiếm gần 25% tổng số ca.
Đây cũng là loại ung thư chỉ xếp sau ung thư vú về mức độ phổ biến ở Mỹ. Mỗi năm, gần 250.000 người Mỹ được chẩn đoán mắc bệnh.
6 trẻ em Hà Nội có phản ứng nhẹ sau tiêm vắc xin Covid-19 trong ngày đầu
Những trẻ em này gặp các phản ứng phụ như buồn nôn, ớn lạnh, sốt dưới 39 độ. Đây đều là các phản ứng thông thường có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin Pfizer.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, ngày 23/11, TP bắt đầu triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 15-17 tuổi ở 79 điểm trường, trạm y tế tại 13 quận/huyện/thị xã (Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Long Biên, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, Quốc Oai, Hoài Đức, Đan Phượng, Sơn Tây, Phú Xuyên).
Trong ngày đã thực hiện tiêm được 33.618 mũi vắc xin Covid-19 cho các cháu học lớp 10, 11, 12. Qua theo dõi sức khỏe sau tiêm, ngành y tế ghi nhận 6 trường hợp các phản ứng phụ như buồn nôn, ớn lạnh, sốt dưới 39 độ. Đây đều là các phản ứng phụ thông thường có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin Pfizer.
Theo PGS.TS. Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Phó trưởng ban điều hành chương trình Tiêm chủng mở rộng, vắc xin Pfizer sử dụng cho trẻ em có liều lượng giống của người lớn, cũng tiêm theo đường bắp tay.
Tham khảo tài liệu từ Tổ chức thế giới (WHO) cũng như ghi nhận từ nhà sản xuất và một số nước đã, đang triển khai tiêm chủng cho thấy, các phản ứng có thể gặp ở trẻ tương tự người lớn. Cụ thể:
Phản ứng rất phổ biến là đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng đỏ tại vị trí tiêm. Lưu ý, ở mũi thứ hai sau khi tiêm, trẻ thường có phản ứng nhiều hơn mũi thứ nhất.
Một số phản ứng thường gặp khác (tỷ lệ từ 1/100 đến dưới 1/10 trường hợp) là buồn nôn, mẩn đỏ tại chỗ tiêm.
Các phản ứng không phổ biến (từ 1/1.000 đến dưới 1/100 trường hợp): mất ngủ, đau tứ chi, ngứa chỗ tiêm, nổi hạch.
Tỷ lệ rất hiếm gặp (tỷ lệ 1/10.000 đến dưới 1/1.000 trường hợp) là liệt mặt ngoại biên cấp tính.
Một biến chứng khác cũng rất hiếm gặp, đã được ghi nhận tại 1 số quốc gia là viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.
PGS Hồng nhấn mạnh, sau tiêm, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút, tiếp tục theo dõi 28 ngày tại gia đình (đặc biệt là 7 ngày đầu sau tiêm). Trong 3 ngày đầu, trẻ phải có gia đình, bố mẹ và người giám hộ luôn bên cạnh để hỗ trợ, theo dõi tình hình sức khỏe.
Trẻ em từ 15-17 tuổi ở Hà Nội được tiêm vắc xin Covid-19 trong ngày 23/11 - Ảnh: Phạm Hải
Được biết, trong hôm nay, TP Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ em. Theo kế hoạch của UBND TP Hà Nội, đối tượng trẻ được tiêm trong đợt này là toàn bộ trẻ em đủ 12 - 17 tuổi (bao gồm trẻ đi học tại các trường đóng trên địa bàn thành phố và trẻ không đi học đang sinh sống tại Hà Nội) có chỉ định sử dụng vắc xin của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Cách tính tuổi: trẻ có độ tuổi đủ sinh nhật tính đến ngày triển khai tiêm.
Dự kiến, Hà Nội có 791.921 trẻ em thuộc diện tiêm chủng đợt này, cụ thể: trẻ từ 12 đến dưới 16 tuổi: 519.547 đối tượng và trẻ từ 16 đến dưới 18 tuổi: 272.374 đối tượng.
Thời gian triển khai tiêm dự kiến vào quý 4 năm 2021 tới quý 1 năm 2022. TP sẽ tổ chức tiêm chủng ngay khi tiếp nhận vắc xin và tùy theo tiến độ cung ứng của Bộ Y tế.
Về kết quả tiêm chủng cho người trên 18 tuổi, tới hết ngày 23/11, toàn TP Hà Nội đã triển khai 31 đợt tiêm vắc xin Covid-19 (trong đó có 2 đợt tiêm cho người Hàn và người Đức). Tổng số đã tiêm được 10.198.715 mũi tiêm, sử dụng 9.409.476 liều vắc xin/9.929.056 liều vắc xin được cấp, đạt tiến độ 94,8%. Ngành y tế ghi nhận 174.283 trường hợp có phản ứng phụ.
Kết quả tiêm cộng dồn cho nhóm đối tượng người cao tuổi:
Người trên 65 tuổi: tiêm được 1.321.330 mũi tiêm/tổng số 724.924 đối tượng (mũi 1: 688.621, đạt 95%; mũi 2: 632.709 , đạt 87,3%).
Nhóm người 50-64 tuổi: tiêm được 2.246.049 mũi tiêm/tổng số 1.198.172 đối tượng (mũi 1: 1.170.463, đạt 97,7%, mũi 2: 1.075.586, đạt 89,8%).
Điều cần biết sau khi tiêm vắc xin Covid-19 Đau, sưng tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh... là biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19, nếu sốt trên 38,5 độ có thể dùng thuốc hạ sốt để giảm cơn đau nhức. Để đảm bảo việc tiêm chủng diễn ra thuận lợi, an toàn và hiệu quả, mỗi chúng ta cần chủ động trang bị cho mình những...