Người đàn ông kỳ lạ, nuôi cá sấu trong nhà trong gần 40 năm
Chủ nhân của chú cá sấu chưa bao giờ nghĩ rằng, Caiman-san sẽ trở thành một phần trong gia đình và ở bên họ gần 40 năm qua.
Một số người sẽ không dám đến gần một con cá sấu trưởng thành vì lo sợ sự hung tợn của nó, nhưng có một gia đình ở thành phố Kure, Hiroshima, Nhật Bản đã sống với một con cá sấu trong gần bốn thập kỷ.
Nobumitsu Murabayashi đã mua “Caiman-san”, con cá sấu cưng của mình, từ một cửa hàng thú cưng, sau khi cậu con trai nhỏ của ông cầu xin.
Nobumitsu Murabayashi và chú cá sấu cưng của mình.
Chủ nhân của chú cá sấu chưa bao giờ nghĩ rằng, Caiman-san sẽ trở thành một phần trong gia đình và ở bên họ gần 40 năm qua.
Hiện nay, con cá sấu đã được thuần hóa dài khoảng hơn 2m, nhưng nó rất hiền lành, Nobumitsu nói rằng nó sẽ không bao giờ làm tổn thương bất kỳ ai.
Caiman-san sống trong mái ấm gia đình và thường đi dạo cùng chủ nhân của mình. Thậm chí, nó đủ thuần hóa để cho trẻ nhỏ có thể chạm vào hay thậm chí cưỡi lên người.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng Caiman-san sẽ lớn như thế này. Đã gần 40 năm trôi qua kể từ khi tôi nuôi nó. Tôi cố gắng giao tiếp với Caiman-san thông qua các hành động như đánh răng, vuốt ve…”, Nobumitsu Murabayashi nói.
Ở nhà, Caiman-san dành phần lớn thời gian của mình để đi lang thang tự do trong nhà và thư giãn trong bồn tắm của riêng mình.
Nobumitsu đã phải xin phép chính quyền để đưa Caiman-san ra nơi công cộng, và tài liệu đã ký khiến anh ấy phải chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ điều gì nguy hiểm xảy ra.
Nobumitsu Murabayashi, 69 tuổi, nói rằng Caiman-san đã từng cắn con trai mình khi nó còn nhỏ, nhưng nó đã không làm như vậy kể từ đó. Hầu hết mọi người có lẽ sẽ từ bỏ con vật cưng nếu nó làm tổn thương con mình, nhưng Murabayashi lại quyết định cho con vật này một cơ hội khác, và hiện tại anh ta hoàn toàn tin tưởng con cá sấu đến mức có thể để trẻ em chơi xung quanh nó.
Nhà báo Scott Swan của Indianopolis đã đến thăm Nobumitsu Murabayashi và Caiman-san vào năm ngoái, và rất ngạc nhiên trước cách thuần hóa con vật này.
“Trong chuyến thăm của chúng tôi, con vật này đã kiên nhẫn ngồi khi chúng tôi thực hiện các cuộc phỏng vấn và quay phim từ mọi góc độ để mọi người có thể hình dung được.
Không có đồ bảo hộ nào xung quanh mõm của con cá sấu. Tôi cho rằng nó có thể đã chộp lấy tôi hoặc nhiếp ảnh gia của tôi. Nhưng điều đó hoàn toàn không xảy ra”, nhà báo viết trên Facebook.
Kỳ lạ 5 loài vật nhỏ bé phóng điện giết được cả cá sấu
Nhắc đến những động vật có khả năng phát ra điện, nếu cá chình điện là số một thì cá đuối cũng không hề kém cạnh.
Cá chình điện (hay còn gọi là lươn điện) sống ở vùng Amazon, cái tên cũng đủ nói lên khả năng đặc biệt của loài cá này. Cơ thể cá chình điện có các cơ quan đặc biệt chuyên phóng điện, chúng sử dụng xung điện yếu hơn để xác định vị trí của con mồi, tương tự cách định vị tiếng vang của dơi và cá heo.
Với chiều dài lên đến 2,4 m và nặng gần 23 kg, luồng điện 650 V được phóng ra từ cá chình điện có thể đủ giết chết một con cá sấu nhưng lại ít ảnh hưởng đến bản thân chúng.
Các nhà khoa học cho biết, dòng điện của lươn điện không dễ dàng biến mất qua không khí, mà thay vào đó di chuyển qua lớp da ướt và gây sốc hơn. Trên thực tế, các nhà khoa học chưa thực sự tìm ra nguyên nhân cá chình điện không chịu ảnh hưởng trước chính dòng điện chúng phóng đi.
Có ngoại hình kỳ dị, cá mũi voi là một trong những loài vật nhỏ bé có khả năng phóng điện đặc biệt. Do thị lực kém, cá mũi voi phải tìm kiếm thức ăn và điều hướng môi trường xung quanh bằng cách tạo ra một điện trường qua đuôi mà cơ thể chúng vẫn không hề bị ảnh hưởng của dòng điên này.
Cá sẽ cảm nhận mọi sự thay đổi xung quanh với chiếc cằm thon dài. Cơ quan này nhạy cảm đến nỗi cá mũi voi có thể biết được sự khác biệt giữa những con rệp sống và chết được chôn sâu 2cm dưới đáy biển.
Cá mũi voi thuộc nhóm cá điện có nguồn gốc từ châu Phi.
Thú mỏ vịt là một trong những loài động vật khiến các nhà khoa học đau đầu nhất, đặc biệt là cách chúng săn mồi. Sau đó, họ phát hiện ra rằng, không giống như bất kỳ loài động vật có vú khác, thú mỏ vịt sử dụng các xung điện phát ra bởi con mồi để có được bữa ăn.
Mỏ của thú mỏ vịt chứa gần 40.000 cảm biến điện giúp khoanh vùng con mồi, trong khi cơ thể của thú mỏ vịt lại tự có khả năng cách điện để không bị ảnh hưởng từ các cảm biến điện.
Khi các loài thú mỏ vịt dùng mũi đào xuống dưới cùng của dòng nước, bộ phận tích điện dò ra những dòng điện nhỏ xíu này, cho phép chúng tìm ra con mồi sống.
Nhắc đến những động vật có khả năng phát ra điện, nếu cá chình điện là số 1 thì cá đuối đứng vị trí thứ 2. Ngoài việc có thể phát hiện các điện trường một số con cá đuối còn có thể sản xuất điện.
Điện áp cá đuối tạo ra thay đổi theo kích thước của chúng, cá đuối nhỏ tạo ra ít hơn 10V và những cá thể lớn hơn có khả năng tạo ra đến 220V. Chúng thường sử dụng biệt tài này khi bị đe dọa, săn mồi, tìm bạn tình và giao tiếp với nhau.
Con vật nhỏ bé như ong bắp cày phương Đông hoạt động năng suất nhất khi Mặt trời lên cao nhất để chuyển hóa ánh sáng Mặt trời thành điện năng. Một số nghiên cứu cho thấy, điện có thể giúp loài côn trùng này tạo ra enzym hỗ trợ quá trình trao đổi chất mà không ảnh hưởng đến cơ thể chúng.
Ngoài ra, điện có thể làm tăng năng lượng cho cơ bắp ở cánh của chúng.
Người ta từng thử chiếu ánh sáng tia cực tím lên ong bắp cày bị gây mê làm cho chúng tỉnh dậy nhanh hơn và có thể ngay lập tức bay đi như thể việc làm đó "sạc pin" cho chúng.
Thả động vật quý hiếm về Vườn Quốc gia Cát Tiên | THND
Cá sấu 'quái vật', đi bằng 2 chân như khủng long Dấu chân khổng lồ được tìm thấy ở Hàn Quốc không phải là của một loài thằn lằn bay cổ đại mà là của một con cá sấu dài gần 4 m sống cách đây 110-120 triệu năm. Con cá sấu này nặng hơn 450 kg, có hàm răng sắc như dạo cao thuộc loài Batrachopus grandis. Batrachopus grandis có khả năng ăn...