Người đàn ông khiến bầu Đức bị lép vế
Nếu năm 2013, 2014 bầu Đức nổi linh đình nhờ lứa U19 HAGL, thì năm 2015, bầu Hiển mới là người để lại nhiều dấu ấn thành công hơn.
ảnh minh họa
Lên Google search cụm từ “bầu Hiển thưởng nóng” sẽ ra 352.000 kết quả và ở dưới là 1 loạt các tựa đề bài báo nói về độ chịu chơi của ông chủ CLB Hà Nội T&T trong thế giới túc cầu.
Lần gần đây, người ta thấy ông tuyên bố sẽ thưởng đậm cho cầu thủ Việt Nam nào ghi được bàn thắng vào lưới Man City.
Nhớ hình ảnh bầu Hiển từng cầm cả xấp USD xuống sân bóng, “thưởng nóng” cho Hà Nội T&T cũng như việc ông là người đứng ra mời The Citizens về Việt Nam thì biết con số chắc chắn sẽ không nhỏ.
Chỉ có điều trận ấy, đội chủ nhà thua tới… 0-7.
Ngược về AFF Cup 2014, khi ĐTQG Việt Nam thắng Malaysia 2-1 ở lượt đi Bán kết trên sân khách, nếu VFF lập tức tuyên bố “thưởng nóng” 2 tỷ cho cả đội, thì bầu Hiển cũng thêm vào đó 1 tỷ nữa, để các ngôi sao áo đỏ có thể cảm thấy hạnh phúc hơn.
Video đang HOT
Với riêng Hà Nội T&T, việc được bầu Hiển thưởng đã thành quen thuộc như… cơm bữa vậy. Sau trận thắng Khánh Hòa 3-0 hồi cuối tháng Tám vừa rồi, ông cũng đã cho toàn đội 200 triệu để chia nhau.
Hoặc khi Hà Nội T&T thắng HAGL 2-0 hồi tháng Sáu ở Tứ kết cúp Quốc gia, ông chủ ngân hàng SHB cũng đã cho các cầu thủ con cưng số tiền 300 triệu đồng.
Trong quá khứ, việc các ông bầu Việt Nam thưởng nóng cho đội bóng không hiếm, nhưng ngay cả khi đó, bầu Hiển đã sánh vai cùng bầu Đức, là 2 cái tên chịu chơi nhất.
Ở thời điểm hiện tại, khi nhiều ông bầu đã “vãn” bớt khỏi bóng đá Việt Nam, thì cũng chỉ còn cái tên của bầu Hiển và bầu Đức.
Chính bầu Hiển là người có công lớn nhất mang Man City đến Việt Nam, sau khi bầu Đức đưa Arsenal tới dải đất chữ S.
Chính nhờ những đại gia phóng khoáng như vậy, mà bóng đá Việt sẽ ngày càng có cơ hội tiến lên!
Tuy nhiên khác với bầu Đức đang thay đổi quan điểm, hạn chế “thưởng nóng” mà tập trung vào đào tạo trẻ thì bầu Hiển vẫn rất phóng khoáng.
Tuy nhiên, sự phóng khoáng của bầu Hiển với bóng đá, được thể hiện như một ông chủ dám chi tiền và biết cách chi tiền.
Dù không đình đám, rình rang trong công tác đào tạo trẻ như bầu Đức, song thực tế bầu Hiển cũng phát triển các mầm non một cách đầy chất lượng, kết hợp với việc mạnh tay chiêu binh, mãi mã và nuôi quân.
Nhưng năm gần đây, xét về lực lượng, Hà Nội T&T luôn là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch V-League, thậm chí đang có những bước tiến đáng kể khi ra châu lục thi đấu.
Và trong dàn sao tên tuổi, có cả các ngoại binh mạnh mẽ của CLB này, đang xuất hiện nhiều bóng dáng lớn đàn em “cây nhà, lá vườn”. Đó là những Văn Thành, hay Duy Mạnh và trong tương lai có thể còn nhiều hơn nữa.
Theo Soha
VFF "treo" án phạt bầu Đức bỏ giải U19: Để lâu có... hóa bùn?
Vụ U19 HAGL bỏ giải U19 Quốc gia đã tạm lắng sau khi VFF thông báo cho phép các CLB ở V-Leauge được bỏ 1 trong 5 giải U trong hệ thống giải VĐQG. Nhưng điều này không đồng nghĩa HAGL đã thoát án phạt.
VFF liệu có dám mạnh tay xử phạt "người nhà" để làm gương và tránh hệ lụy "bỏ giải hàng loạt" có thể xảy ra ở các giải trẻ quốc gia?
Quy chế sửa đổi bóng đá chuyên nghiệp bắt đầu áp dụng từ mùa 2015 quy định: Các CLB ở V-League phải duy trì đào tạo 5 đội trẻ gồm U21, U19, U17, U15, U13 và phải có 4/5 đội tham dự các giải thuộc hệ thống VĐQG hàng năm do VFF tổ chức, thiếu một đội U dự giải sẽ bị phạt 200 triệu đồng.
Như vậy với quy định mới, HAGL có thể không bị phạt nếu vẫn dự đủ 4 giải trẻ còn lại (ngoài giải U19 quốc gia). Nhưng trả lới báo chí mới đây, Giám đốc điều hành CLB HAGL, ông Huỳnh Mau cho biết: "HAGL cũng không muốn cho các cầu thủ U13, U15, U17 đi dự các giải trong nước bởi không ham thành tích và chỉ muốn tập đào tạo trẻ theo đúng lộ trình".
Với phát biểu trên, có thể hiểu HAGL chấp nhận chiu phạt nhưng vấn đề là liệu VFF có "dám" phạt đội bóng do ông Phó chủ tịch VFF làm chủ hay không?
Trước thềm mùa giải 2015, VFF khẳng định quyết tâm làm mạnh công tác đào tạo trẻ, điển hình là việc áp dụng chế tài xử phạt với các CLB không đáp ứng đủ số đội trẻ dự các giải quốc gia. Ấy vậy mà ngay trong năm đầu tuyên bố làm mạnh, chính đội bóng của ông Phó chủ tịch VFF - Đoàn Nguyên Đức, lại "tiên phong" bỏ giải. Và sau đội tiên phong đó, có tới 3 đội khác cũng đã bỏ giải U19.
Câu hỏi đặt ra, khi một tổ chức đặt ra kỷ cương nhưng lại bị chính "người trong nhà" phá vỡ và gây hệ lụy xấu thì phải xử lý thế nào? Phạt nghiêm để làm gương cho các đội còn lại hay du di, hoặc để lâu hóa bùn như cách mà VFF đã làm với một số sự vụ trong quá khứ?
Trong khi nhiều ý kiến cho rằng cần phải xử nghiêm và xử ngay thì Phó Tổng thư ký VFF Dương Nghiệp Khôi lại cho biết phải đến hết năm 2015 mới "tính sổ" các CLB bỏ giải trẻ, nghĩa là xem đội nào dự đủ, đội nào không dự đủ 4/5 giải.
Điều này rất dễ dấn đến tình trạng các CLB khác thay vì tự giác dự giải sẽ nhìn HAGL mà "học theo" (trong năm 2014 còn 4 giải trẻ U13, U15, U17, U21). Cụ thể nếu đội bóng "bầu" Đức bỏ tiếp vài giải trẻ - như phát biểu của GĐĐH Huỳnh Mau với truyền thông - khả năng khả năng sẽ có thêm nhiều đội bóng bỏ theo, như cách Quảng Nam, Hải Phòng, Đồng Nai vừa "nối gót" HAGL bỏ giải U19 Quốc gia.
Sự lợi - hại, thiệt - hơn khi các CLB rủ nhau bỏ giải trẻ không cần phải nói. Và người ta đang chờ một động thái mạnh tay từ VFF để tránh tạo thêm những hệ lụy xấu cho các giải đấu do chính Liên đoàn tổ chức để tuyển chọn, cung cấp nhân tài cho các ĐTQG.
Ccùng chờ xem sự quyết liệt của VFF đến đâu?
Theo VNE
Bầu Đức nói gì về "nghi án Công Phượng nhầm tuổi"? Bầu Đức tỏ ra khá bực mình khi Công Phượng bị nghi "ăn gian" 2 tuổi. Mới đây, đã có thông tin đã đặt nghi vấn về việc tiền đạo Nguyễn Công Phượng của tuyển U19 Việt Nam "gian lận tuổi". Theo đó, người ta nghi ngờ tuổi thật của thủ quân U19 Việt Nam nhiều khả năng là 21 tuổi chứ không...