Người đàn ông khiếm thị tái hiện những ca khúc tân cổ kinh điển trong “Sô diễn cuộc đời”
Với giọng ca trầm ấm cùng tiếng đàn sầu thương da diết, chú Trần Nên đã khiến cho hàng trăm khán giả có mặt tại đêm diễn xúc động khi tái hiện những ca khúc tân cổ bất hủ trên sân khấu “ Sô diễn cuộc đời”.
Tập 5 “Sô diễn cuộc đời” vừa lên sóng là câu chuyện về người cha khiếm thị, một thân một mình nuôi con gái ăn học, sở hữu tài năng chơi đàn guitar điêu luyện cùng giọng ca hát tân cổ giao duyên trầm ấm, sâu lắng – Trần Nên.
Cuộc đời bất hạnh của người đàn ông khiếm thị một mình nuôi con gái 11 tuổi
Chú Trần Nên tên đầy đủ là Trần Văn Nên, năm nay 52 tuổi, hiện đang sống tại Thành phố Vị Thanh thuộc Tỉnh Hậu Giang. Là một người khiếm thị bẩm sinh, chú Trần Nên mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo. Dẫu là công việc đòi hỏi phải đi bộ nhiều giờ liền nhưng mặc cho trời nắng hay trời mưa và đi bao xa thì trên vai chú vẫn luôn mang theo một cây đàn guitar to hơn nửa người. Gặp khách mua vé số hay bất kì ai yêu thích nghe đàn, nghe tân cổ là chú sẵn lòng ngồi xuống đàn hát cho người đó nghe. Thương tình thì người ta cho ít tiền thay lời cảm ơn, không thì chú xem như hát tặng để thỏa mãn đam mê.
Tuy sinh ra mang khiếm khuyết về cơ thể nhưng bù lại chú lại có một tâm hồn trọn vẹn và sự trọn vẹn ấy chú dành cho âm nhạc, đặc biệt là tiếng đàn và những câu ca cổ. Chú kể: “Lúc xưa không có thẻ, không có USB như bây giờ, chú toàn học bằng máy cát sét không à. Bằng cuộn băng hồi trước đó. Hồi đó học băng xả tới xả lui, xả không biết banh mấy cái máy mà nói” rồi “Chú học cổ không à, nhạc ít có học lắm tại mình thích là thích cái cổ thôi”.
Video đang HOT
Với tình yêu to lớn ấy, dù đường đi có xa bao nhiêu thì cây đàn vẫn hiện hữu trên đôi vai gầy của chú. Cây đàn như một người bạn đồng hành cùng chú đi qua những thăng trầm cuộc sống. Với chú, đàn ca là niềm đam mê cháy bỏng và cũng là “liều thuốc” để chú vượt qua những ngày tháng ảm đạm, cô đơn. Và chỉ cần được hát thì đâu cũng là sân khấu, đờn ca giúp anh tỏa sáng theo cách của riêng mình.
Cuộc sống của chú chỉ đơn giản xoay quanh việc đi bán vé số, đàn ca và chăm lo cho cô con gái 11 tuổi của mình. Con gái chú tên là Cao Thị Bích Trâm, năm nay đang học lớp 5. Ngoài những giờ đến lớp, Trâm sẽ là người nắm tay dẫn đường, cùng bố đi bán vé số. Trên đường, cô bé sẽ kể cho bố nghe về những câu chuyện trường lớp thú vị mà em được trải qua hay thi thoảng là thuật lại những gì nhìn em thấy trên đường. Cô bé cũng là người thân duy nhất còn ở cạnh chú Nên. Chú vốn là người có gia đình nhưng vì cuộc sống khó khăn mà những người chú thương yêu đã bỏ đi. Chú nói trong xót xa: “Tui có tới 3 đứa con lận. Lúc nhỏ Trâm học cuối lớp 2 thì vợ tui dẫn theo thằng con trai nhỏ bỏ đi. Thằng lớn thì cũng bỏ tui mà đi được mấy năm rồi. Đi hồi năm 12, 13 tuổi đến giờ”.
Dẫu cuộc sống còn lắm khó khăn, vất vả nhưng chú vẫn cố gắng lo cho đứa con gái duy nhất được ăn học đàng hoàng. Chú chia sẻ với giọng nói mang chút tự hào: “Nó học năm nào cũng có giấy khen hết. Năm nay mới thi kỳ 1 mà nghe nói điểm cũng cao lắm”. Có lẽ cô bé vừa là niềm vui vừa niềm hy vọng lớn nhất trong cuộc đời của chú.
Người đàn ông khiếm thị tái hiện những ca khúc tân cổ kinh điển trong “Sô diễn cuộc đời”
Gác lại những điều không vui trong cuộc sống, chú Trần Nên đến với “Sô diễn cuộc đời” để được tỏa sáng như những nghệ sĩ thực thụ. Tại đây, khi đứng trên sân khấu của riêng mình, chú vừa thể hiện tài năng chơi đàn guitar tài tình vừa có dịp khoe chất giọng hát tân cổ sâu lắng, đi vào lòng người.
Bên cạnh sự góp mặt của “thần đồng đàn sến” Khánh Hưng – cậu bé từng khiến Trấn Thành thán phục bởi tài năng chơi đàn như một kì tài khi xuất hiện trong chương trình “Biệt tài tí hon” thì chương trình còn mang đến các tài năng âm nhạc khác như “học trò Kim Tử Long” Văn Hậu và Phạm Huyền Trâm đến từ đường danh ca vọng cổ.
Hơn 1 tiếng đồng hồ với gần 10 tiết mục biểu diễn, khán giả có mặt tại đêm diễn đã có cơ hội chiêm ngưỡng tài năng đánh đàn, hát ca cổ của chú Trần Nên cũng như thưởng thức tiếng đàn, tiếng ca đến từ các khách mời. Những ca khúc tân cổ kinh điển như: 8 câu Nam ai – trích đoạn Bên cầu dệt lụa, Lý tương phùng, Tân cổ Sân ga chỉ có một người, Tình anh bán chiếu,… được tái hiện một cách đầy cảm xúc.
Lần đầu tiên đến với “Sô diễn cuộc đời”, chị Huyền Trâm bày tỏ: “Sô diễn cuộc đời’ quá là ý nghĩa luôn. Hôm nay thật sự là lần đầu tiên em đứng ở đây mà cảm xúc dâng trào và không biết nói gì ngoài chúc chú có nhiều sức khỏe và có nhiều may mắn đến với chú hơn”. Khép lại đêm diễn, chương trình thu về hơn 61 triệu đồng – số tiền tuy không quá nhiều nhưng đủ để chú trang trải cuộc sống và cho bé Trâm – con gái chú tiếp tục đến trường, viết tiếp những ước mơ còn dang dở./.
Đang định cầu hôn thì bạn gái thú nhận từng qua đêm với 10 người đàn ông làm tôi sợ tới mức vội vàng bỏ chạy
Nghe xong lời đề nghị của Ly mà tôi nóng cả mặt, nhìn người hiền lành xinh xắn là thế, mà lại có thú vui đáng sợ đến vậy?
Tôi năm nay 31 tuổi, công việc tốt, đã mua được căn hộ chung cư. Vì muốn phấn đấu cho sự nghiệp nên suốt thời gian dài tôi chưa để ý đến người con gái nào. Chỉ đến khi có công việc nhà cửa ổn định tôi mới dám nghĩ đến chuyện lấy vợ.
Một chị đồng nghiệp giới thiệu cho tôi em gái của chị ấy tên là Ly. Ngay từ lần đầu gặp nhau tôi đã kết Ly bởi vẻ đẹp dịu dàng thùy mị. Chúng tôi nói chuyện với nhau rất hợp, tuy trẻ tuổi nhưng kinh nghiệm sống của cô ấy rất phong phú.
Những ngày sau tối nào tôi cũng đến nhà đón Ly đi chơi hay đi ăn. Suốt một tuần quen biết nhau tình cảm của chúng tôi ngày càng tốt hơn. Lo sợ mất bạn gái xinh đẹp nên tôi tính sẽ cưới sớm.
Để chuẩn bị cầu hôn bạn gái, ngoài nhẫn đôi ra, tôi còn mua một chiếc dây chuyền để tặng cô ấy làm kỷ niệm ghi nhớ ngày trọng đại này. Tôi hẹn Ly đến công viên chơi, đang lúc bối rối ngập ngừng chưa biết nên cầu hôn kiểu gì thì cô ấy đi thẳng vào vấn đề chính.
Tôi hỏi cô ấy đã lên giường với mấy người đàn ông rồi? (Ảnh minh họa)
Ly bảo là cũng có cảm tình với tôi nhưng năm nay cô ấy mới 24 tuổi, chưa muốn lấy chồng sớm để phải bó buộc chuyện con cái cơm áo gạo tiền. Cô ấy đến với tôi chỉ vì muốn được thử cảm giác lạ với người đàn ông mới. Nghe đến đây mà tôi toát mồ hôi thật sự.
Tôi hỏi cô ấy đã lên giường với mấy người đàn ông rồi? Bạn gái ngồi nhẩm tính một hồi và nói khoảng hơn 10 người. Nghe đến đây với tôi là quá đủ, tôi chán nản chẳng còn muốn tiếp chuyện nữa mà vội vàng bỏ chạy.
Nhiều ngày sau tôi không dám gặp lại Ly và cô ấy cũng chẳng liên lạc gì với tôi nữa. Nhưng chị đồng nghiệp tìm gặp tôi và nói thật là Ly chỉ yêu có một người thôi, vì bị đá quá phũ phàng nên hận đàn ông nên Ly đã cố tình nói mạnh miệng để thử xem tôi có yêu cô ấy thật lòng không? Nếu tôi vượt qua được ngưỡng cửa đó thì Ly mới đồng ý tính chuyện lâu dài.
Tôi không biết Ly nói thật hay chị đồng nghiệp nói thật nữa, theo mọi người bây giờ tôi nên tiếp tục hẹn hò với cô ấy không?
Có nên thử chấp nhận tình cảm của người khác giới? Tôi là gay, một sự thật chẳng tự hào gì. Nhiều khi tôi ước mình là người đàn ông bình thường, quen một cô gái rồi kết hôn, có con và sống hạnh phúc đến cuối đời. Điều đó có lẽ quá xa vời với tôi. Tôi từng có những mối quan hệ đồng giới nhưng nó quá chóng vánh và hoang đường....