Người đàn ông khai lý do gom bình ‘khí cười’ bán lẻ cho khách ở phố cổ Hà Nội
Trưa 12/3, Công quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết, vừa lập biên bản, tạm giữ 10 bình “khí cười” để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, qua công tác nắm tình hình địa bàn, công an phát hiện ở ngõ 96 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, có biểu hiện tập kết “khí cười” để bán lẻ. Ngay sau đó, Đội Cảnh sát kinh tế – Công an quận, phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 2 – Cục QLTT Hà Nội, thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý.
Anh Đặng Hoàng Vũ làm việc với cơ quan công an. Ảnh T.A.
Khoảng 20h30 ngày 11/3, lực lượng chức năng bất ngờ kiểm tra kho hàng trên, phát hiện bên trong tập kết 10 bình khí N2O loại nhỏ.
Chủ cơ sở là Đặng Hoàng Vũ (SN 1991, ở số 22 Lương Ngọc Quyến, phường Hàng Buồm) khai nhận, toàn bộ số bình “khí cười” mua trên mạng xã hội Facebook về bán lại kiếm lời.
Số bình khí này được tập kết tại kho rồi bán lẻ cho khách mua về sử dụng. Ảnh T.A.
Video đang HOT
Để có được số lượng nêu trên, anh Vũ lên Facebook, tìm đặt mua các bình “khí cười”. Khi có “hàng”, đầu mối bên kia sẽ liên hệ với Vũ và hẹn địa điểm giao dịch. Vũ trực tiếp ra nhận và trả số tiền 800.000 đồng/bình, rồi mang về tập kết tại kho ở ngõ 96 Hàng Buồm.
Có khách hỏi, Vũ bán với giá 900.000 – 950.000 đồng/bình, thu lời từ 100.000 – 150.000 đồng/bình. Số bình khí N2O này không cung cấp cho các cơ sở kinh doanh như bar, karaoke, vũ trường mà bán lẻ cho khách mua về nhà sử dụng.
Khi được hỏi lý do kinh doanh “khí cười” dù biết bị cấm, thanh niên trên khai nhận: “Thấy mọi người hút tràn lan ở ngoài đường nên nghĩ là không sao. Lên mạng xã hội Facebook cũng thấy mọi người bán rẻ, nên nghĩ đến việc kinh doanh để tăng thu nhập. Nhưng cũng do nhận thức của tôi chưa đầy đủ và hiểu biết về pháp luật còn hạn chế…”.
Công an xác định, Đặng Hoàng Vũ có 2 tiền án về tội tàng trữ trái phép chất ma túy và cướp tài sản, ra tù năm 2016 và đang làm nghề trông xe cho quán ăn, “shipper”. Lực lượng chức năng đã lập biên bản, tạm giữ 10 bình “khí cười” để xử lý theo quy định của pháp luật.
Thiếu tá Phạm Mạnh Hà – Đội trưởng Đội Cảnh sát kinh tế, Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, hiện người vi phạm đến “bóng cười” đã giảm so với trước kia. Nhưng một số cá nhân, tổ chức, cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện “nhạy cảm” về an ninh trật tự vẫn lén lút bán “bóng cười”.
Do vậy, UBND quận Hoàn Kiếm và các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện kế hoạch kiểm tra đột xuất, bất ngờ nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm, với phương châm “Quận Hoàn Kiếm nói không với ma túy, bóng cười”.
Hà Tĩnh: Kỷ luật 2 cán bộ liên quan sai phạm mua sắm thiết bị giáo dục
Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định kỷ luật 2 cán bộ của đơn vị này vì liên quan đến sai phạm trong công tác mua sắm thiết bị giáo dục.
Ngày 7.3, thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đã quyết định kỷ luật 2 cán bộ thuộc đơn vị này vì liên quan đến sai phạm trong công tác mua sắm thiết bị giáo dục giai đoạn 2017 - 2019 xảy ra tại sở này.
Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh TÂN KỲ
Theo đó, ông Lê Quang Cảnh, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên và chuyên nghiệp (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giai đoạn 2017 - 2020), bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Còn ông Phan Thanh Hải, Phó trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính (nguyên chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tài chính, giai đoạn 2017 - 2020) bị kỷ luật khiển trách.
Trước đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã tổ chức cuộc họp kiểm điểm các cá nhân liên quan, gồm: bà Đặng Thị Quỳnh Diệp, Giám đốc Sở GD-ĐT; ông Nguyễn Quốc Anh, phó giám đốc; ông Trần Trung Dũng, nguyên giám đốc; ông Nguyễn Xuân Trường, nguyên phó giám đốc và bà Nguyễn Thị Hải Lý, nguyên phó giám đốc sở này.
Đây là những cán bộ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý. Đến nay, đã tổ chức kiểm điểm xong, hiện đang chờ xin ý kiến Ban cán sự để xử lý kỷ luật.
Như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 13.9.2022, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành kết luận thanh tra, chỉ ra nhiều sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý mua sắm thiết bị giáo dục, đầu tư xây dựng xảy ra tại Sở GD-ĐT tỉnh này.
Theo đó, trong giai đoạn 2017 - 2019, Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh thực hiện 17 gói thầu mua sắm thiết bị dạy và học với tổng giá trị hợp đồng hơn 250 tỉ đồng. Trong đó, mua sắm tập trung 15 gói thầu với tổng giá trị hơn 240 tỉ đồng, Sở GD-ĐT tỉnh Hà Tĩnh tự mua sắm 2 gói thầu trị giá gần 10 tỉ đồng.
Những gói thầu này bị "đội giá" cao bất thường, nhiều mục bị tráo đổi phụ lục gây thất thoát nhiều tỉ đồng.
UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó cũng yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh vào cuộc điều tra, làm rõ, vì nhận thấy có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ tài liệu, vi phạm quy định về đấu thầu, thẩm định giá trong mua sắm thiết bị giáo dục xảy ra tại Sở GD-ĐT Hà Tĩnh.
Công an vào cuộc vụ "thổi giá" vật tư, thiết bị giáo dục ở Gia Lai Công an thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã vào cuộc điều tra, làm rõ dấu hiệu tội phạm trong việc đấu thầu, mua sắm vật tư, thiết bị dạy học trên địa bàn thị xã đã được cơ quan thanh tra kết luận. Khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục tại Sở GD&ĐT...