Người đàn ông Hong Kong bị bắt vì chụp ảnh biệt đội Phi Hổ
Một người đàn ông Hong Kong 43 tuổi đã bị bắt khi chụp ảnh đội Đặc nhiệm Phi Hổ và đăng tải chúng lên mạng xã hội.
South China Morning Post hôm 23/11 cho biết một người đàn ông Hong Kong đã bị bắt vì chụp ảnh biệt đội Phi Hổ. Biệt đội này đã tham gia vào một chiến dịch giải tán người biểu tình vào cuối tuần trước ở Tsim Sha Tsui ( Tiêm Sa Chủy).
Khuôn viên trường đại học trên đường Chatham Road South ở Tsim Sha Tsui là nơi diễn ra cảnh đụng độ giữa những người biểu tình và cảnh sát.
Đội Phi Hổ biểu diễn trong lễ khai trường của Đại học Cảnh sát Hong Kong. Ảnh: South China Morning Post.
Người đàn ông 43 tuổi bị bắt tại Kwun Tong ngày 22/11 vì bị nghi ngờ cản trở các sĩ quan cảnh sát thi hành nhiệm vụ. Ông bị cáo buộc sử dụng điện thoại di động để ghi lại hình ảnh các cảnh sát đang hoạt động vào ngày 17/11 tại Bảo tàng Lịch sử Hong Kong, gần Đại học Bách khoa (PolyU) và đăng tải chúng lên các phương tiện truyền thông xã hội.
Nguồn tin từ cảnh sát xác nhận rằng các sĩ quan bị ghi hình đến từ Đơn vị đặc nhiệm gồm các sĩ quan tinh nhuệ thuộc lực lượng bảo vệ nhà giam (biệt danh là đội “Phi Hổ”). Nghi phạm bị bắt là nhân viên hợp đồng của bảo tàng.
Video đang HOT
Hành vi phạm tội của này có thể bị phạt tù tối đa hai năm.
Hong Kong đã ở trong tình trạng bất ổn hơn năm tháng qua bắt nguồn bởi dự luật dẫn độ cho phép dẫn độ tội phạm sang những khu vực khác để xét xử, bao gồm cả Trung Quốc đại lục. Hiện dự luật đã được xóa bỏ nhưng tình hình căng thẳng ở Hong Kong vẫn chưa chấm dứt.
Theo news.zing.vn
Câu chuyện về tú bà khét tiếng ở nhà thổ Hong Kong xưa
Từ giữa thế kỷ 19 trở đi, tất cả những nhà thổ hợp pháp ở Hong Kong đều được điều hành bởi các tú bà, trong đó có các phụ nữ Anh và Mỹ.
Việc hoạt động mại dâm dài hạn như một nghề thường xuất phát từ hoàn cảnh thiếu thốn cùng cực về tài chính, hoặc muốn có nguồn thu nhập cao hơn so với các công việc khác.
Trong lịch sử, gái mại dâm phương Tây ở Hong Kong thường bắt nguồn từ các vũ công, nhạc sĩ hoặc nghệ sĩ sân khấu bị kẹt lại vùng đất này trên đường đến một địa điểm khác, theo bài viết của tác giả Jason Wordie trên báo South China Morning Post về câu chuyện của các tú bà người nước ngoài ở Hong Kong trong quá khứ.
Theo đó, nhận thấy thành phố thuộc địa dễ sống, và cũng không còn nơi nào để đi, họ ở lại và kiếm sống từ một hoạt động mà bình thường có lẽ chỉ để thư giãn. Nhưng một số người, đã trở thành quản lý của những nhà thổ trên khắp Hương Cảng.
Từ giữa thế kỷ 19 trở đi, người đứng đầu về mặt pháp lý của tất cả các nhà thổ có giấy phép ở Hong Kong đều là phụ nữ, tức những tú bà. Sự thật đó cho thấy một bước tiến trong việc sở hữu và kinh doanh của của phụ nữ ở thành phố này.
Một dãy nhà thổ ở phố Sampan thuộc khu Wan Chai. Ảnh: South China Morning Post.
Giai thoại về những người bên lề xã hội, chẳng hạn như gái mại dâm, trở nên rất phổ biến trong cuộc sống đô thị. Theo thời gian, ký ức mờ dần và những câu chuyện mang nhiều màu sắc thêu dệt hơn.
Một số tú bà Hong Kong trở nên nổi tiếng trong lịch sử địa phương nhờ sự xuất hiện trong lưu trữ của các hồ sơ pháp luật. Hầu hết là những tranh chấp và phạm pháp nhỏ, nhưng cũng có các vụ án lớn được đề cập trên báo chí liên quan đến tài sản thừa kế hoặc bất động sản.
Trong những năm đầu của Hong Kong, những tờ báo địa phương trở thành một hồ sơ lịch sử đáng tin cậy để hiểu biết hơn về cuộc sống của thành phố thuộc địa. Từ những hồ sơ này, các nhà sử học có thể cố gắng tái cấu trúc chi tiết hơn về cuộc sống và số phận của các cá nhân, cho đến khi các bằng chứng vững chắc được đưa ra nhưng dần bị quên lãng để thế chỗ cho những tin đồn, suy đoán và trí tưởng tượng.
Một trong những tú bà nổi tiếng ở Hong Kong trước chiến tranh thế giới thứ 2 là Ethel Morrison. Theo nhà văn Austin Coates, tú bà Morrison lấy họ từ một bạn trai cũ người Anh. Nhưng cũng có nguồn cho rằng tú bà này lấy tên Morrison từ địa danh Morrison Hill ở khu Wan Chai. Vị trí ngôi nhà của tú bà khi xưa giờ đây chính là trụ sở hãng thông tấn Tân Hoa Xã.
Giai thoại kể lại rằng Morrison từng đến văn phòng luật sư của mình vào năm 1925 và phàn nàn về các hóa đơn dịch vụ chưa được chi trả tại nhà thổ của bà. Ở thời kỳ đó, các dịch vụ như hóa đơn quán bar hoặc cắt tóc thường được trả thông qua hệ thống phiếu ghi nợ.
Luật sư nói đùa rằng bà Morrison nên mang những hóa đơn ghi nợ đó, vốn đã được ký tên của khách hàng ở dưới, đến đem bỏ vào hòm của người nghèo ở Thánh đường St. Jones. Không ngờ, bà Morrison làm như thế thật và đến nửa đêm thì các hóa đơn được thanh toán hết.
Những người châu Âu bị giam giữ trong trại tập trung Stanley ở Hong Kong trong thời gian quân đội Nhật chiếm đóng. Ảnh: South China Morning Post.
Một tú bà người Mỹ là Rosalie Lewis cũng trở nên nổi tiếng trong lịch sử Hong Kong khi đã giúp những người nước ngoài bị giam giữ ở trại Stanley trong thời gian Nhật chiếm đóng Hong Kong. Sau khi được thả ra ngoài, tú bà Lewis mang theo một danh sách dài những cái tên mà những người bên trong (hầu hết là người Anh) muốn gửi thư tới để thông báo về tình hình của họ.
Giữ đúng lời hứa, bà Lewis đã viết thư tới tất cả các địa chỉ này, cung cấp thông tin cho những người đang lo lắng về sự an toàn của những người thân của họ ở Hong Kong.
Khi được đoàn tụ sau chiến tranh, nhiều gia đình kể lại cho nhau về "quý bà tốt bụng đã viết thư cho chúng ta" và hết sức bất ngờ khi biết rằng người đưa tin là một trong những tú bà nối tiếng nhất Hong Kong.
Diễn viên Nancy Kwan hóa thân vào vai gái làng chơi trong phim The World of Suzie Wong. Ảnh: SCMP.
Theo news.zing.vn
Ông Trump có thể ký phê duyệt dự luật về Hong Kong Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2-12 phải ra quyết định ký hoặc phủ quyết Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong. Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio ngày 21-11 cho hay ông tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ký thành luật Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong do sự ủng hộ mạnh mẽ từ Quốc...