Người đàn ông Hà Nội hôn mê vì uống an cung chữa đột quỵ
Sau 4 ngày uống an cung ngưu hoàng hoàn, nam bệnh nhân được chuyển vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê.
BS Đặng Văn Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị cho biết, khoa đang điều trị cho nam bệnh nhân bị biến chứng nặng do dùng an cung ngưu hoàng hoàn.
Bệnh nhân là Lê Văn L., 74 tuổi, được chuyển vào cấp cứu ngày 22/6 trong tình trạng hôn mê sâu.
Gia đình cho biết, trước đó 2 tuần, bệnh nhân bị ngã, sau đó choáng váng, chóng mặt. Vì nghĩ ông L. bị đột quỵ nên gia đình cho uống an cung ngưu hoàng hoàn xách tay để điều trị.
Sau khi lấy huyết khối, bệnh nhân hồi phục tốt
Tuy nhiên, tình trạng bệnh của ông không đỡ mà ngày càng nặng lên, đến ngày thứ 4 chuyển hôn mê. Khi vào viện, kết quả chụp cắt lớp phát hiện bệnh nhân xuất huyết dưới màng cứng.
Theo BS Khiêm, xuất huyết ở vị trí này thường là do chấn thương. Tuy nhiên do gia đình không biết, cho uống an cung nên gây xuất huyết nặng nề hơn, dẫn tới hôn mê. Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định lấy máu tụ, hiện sức khoẻ đã ổn định.
Trong viên an cung ngưu hoàng hoàn có rất nhiều thành phần, bao gồm cả thành phần gây độc như asen, thạch tín. Nếu người dân sử dụng không đúng mục đích sẽ gây nguy hiểm khôn lường. Trong thực tế, bệnh viện đã gặp không ít trường hợp bị tai biến nặng lên do uống an cung làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Video đang HOT
BS Khiêm cũng nhấn mạnh, đến nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh an cung ngưu hoàng hoàn có tác dụng thực sự trong dự phòng hay điều trị đột quỵ dù theo quảng cáo, thuốc có thành phần làm tan các cục máu đông, có thể uống sau khi chụp cộng hưởng từ không phát hiện xuất huyết não.
“Do hãng thuốc quảng cáo quá lên, người dân lại truyền tai nhau nhiều nên hiểu lầm tác dụng vượt quá khả năng thực tế. Tôi biết rất nhiều người cao tuổi coi loại thuốc này như cứu cánh, phương thuốc thần để phòng và chữa bệnh tai biến mạch máu não”, BS Khiêm chia sẻ.
BS Khiêm cho hay, trong đột quỵ có 2 thể chính là nhồi máu não và xuất huyết não. Để xác định được chính xác được 2 thể này, bác sĩ cần có máy móc, phương tiện để chẩn đoán.
Trong khi đó, người dân thấy người nhà bị yếu, liệt, hôn mê là cho uống an cung, nếu rơi vào thể xuất huyết não sẽ gây rối loạn đông máu khiến xuất huyết nặng nề thêm, nguy cơ tử vong càng lớn.
“Trường hợp nếu cố giữ bệnh nhân ở nhà thêm nhiều tiếng, cơ hội cứu sống bệnh nhân và cơ hội phục hồi không còn”, BS Khiêm nhấn mạnh.
Theo BS Khiêm, bất kỳ thuốc nào đưa vào cơ thể đều cần có sự kiểm soát của bác sĩ, không có thuốc nào là thần dược chữa được tất cả các bệnh hay là cứu tinh làm hồi tỉnh người hôn mê hay chữa khỏi người bị liệt. Do đó, người dân cần lắng nghe ý kiến của người có chuyên môn.
Hiện nay rất nhiều cơ sở y tế đã có thể cấp cứu tốt đột quỵ, tắc mạch máu não có thể can thiệp lấy huyết khối, dùng thuốc tiêu sợi huyết. Nếu được cấp cứu trong vòng 6 giờ đầu, tỉ lệ bệnh nhân hồi phục rất cao, song đáng tiếc, có rất ít trường hợp đột quỵ ở nước ta được đưa đến viện trong khung giờ vàng.
Thống kê cho thấy, hầu hết các trường hợp gặp tai biến nặng ở nước ta là những bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não.
Là người từng trực tiếp sang Trung Quốc tìm hiểu, GS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, tại quốc gia này, người dân không dùng an cung ngưu hoàng hoàn để ngừa đột quỵ, chưa kể trong thuốc có thạch tín, thủy ngân, bệnh nhân không nên dùng.
Trong các tài liệu đông y của Trung Quốc, an cung ngưu hoàng hoàn cũng chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị sốt cao, co giật, khu đờm, các triệu chứng của nhiệt nhập tâm bào, nói sảng, lưỡi đỏ, trẻ em sốt cao, co giật.
Hai người đột quỵ khi đi giữa trời nắng nóng
2 bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng khá nặng, một trường hợp đã hôn mê do chảy máu não.
BS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ, BV Lão khoa Trung ương cho biết, trong những tuần nắng nóng gần đây, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 30-40 bệnh nhân, tăng 150% so với ngày thường.
Trong đó có rất nhiều bệnh nhân đến viện khi đã bị tai biến mạch máu não nặng dẫn tới hôn mê.
Đơn cử như trường hợp bệnh nhân nam 72 tuổi, được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch do đột quỵ thể chảy máu não. Gia đình cho biết, trước đó 1 ngày bệnh nhân đi ra ngoài trời nắng, khi trở về thấy đầu đau dữ dội, các phản xạ chậm dần rồi rơi vào trạng thái mất ý thức.
Khi đến bệnh viện, các bác sĩ lập tức can thiệp đặt ống nội khí quản cấp cứu, sau đó chuyển sang BV Việt Đức để phẫu thuật nhưng tiên lượng rất dè dặt.
Nữ bệnh nhân 53 tuổi ở Hà Nội điều trị đột quỵ tại BV Lão khoa Trung ương
Trường hợp thứ 2 là nữ bệnh nhân 53 tuổi ở Phúc Thọ, Hà Nội. Những ngày nắng nóng cao điểm, bệnh nhân vẫn bán hàng ngoài chợ, khi về nhà phát hiện tay chân yếu, méo miệng, được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ kết luận bệnh nhân bị đột quỵ não.
BS Thắng cho biết, nữ bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường và tăng huyết áp, vẫn dùng thuốc đều đặn theo đơn bác sĩ kê nhưng nắng nóng khiến huyết áp tăng lên là nguyên nhân gây chảy máu não. Bệnh nhân nằm lại viện điều trị 2 tuần nhưng vẫn chưa thể xuất viện.
Theo BS Thắng, đối người trên 60 tuổi ở Việt Nam, trung bình mắc 3,4-3,6 bệnh mãn tính, phổ biến nhất là tăng huyết áp và đái tháo đường. Đây là 2 căn bệnh hàng đầu gây nguy cơ tai biến mạch máu não.
"Trong mùa nắng nóng, tăng huyết áp và đái tháo đường dễ diễn tiến nặng lên, từ đó xuất hiện các biến chứng, phổ biến nhất là tai biến. Nắng nóng dễ làm huyết áp tăng lên, vừa làm tắc mạch máu não vừa làm vỡ mạch máu gây xuất huyết", BS Thắng giải thích.
Với bệnh nhân đái tháo đường, nắng nóng sẽ ăn uống kém đi, trong khi vẫn uống thuốc duy trì điều này dễ dẫn tới biến chứng hạ đường huyết khiến bệnh nhân rơi vào hôn mê.
Do đó, BS Thắng khuyến cáo, với người trên 60 tuổi cần kiểm soát tốt các bệnh mãn tính đang có bằng cách uống thuốc đều đặn theo đơn, duy trì tái khám đúng hẹn đồng thời đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, ăn đủ rau củ quả, các loại vitamin, vi lượng, uống đủ nước và đặc biệt hạn chế ra ngoài tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, cần mặc đồ bảo hộ đầy đủ, tránh nắng chiếu trực tiếp lên da vì dễ kích thích các cơ quan nội tạng của cơ thể.
"Chúng tôi khuyến cáo khi nhiệt độ 39-40 độ, người trên 60 tuổi tuyệt đối không điều khiển xe máy ngoài đường trong khoảng thời gian từ 10-15h do tác động của hiệu ứng bê tông hoá, nhiệt độ mặt đường rất cao, rất nguy hiểm. Với người trên 75 tuổi, tuyệt đối không đi xe máy hay ngồi sau xe máy ra đường bất cứ khung giờ nào", BS Thắng nhấn mạnh.
BS Thắng cũng lưu ý, trong những ngày cao điểm nắng nóng như hiện nay, người cao tuổi không nên tập thể dục ngoài trời, vì ngay từ 6h sáng, bức xạ mặt trời đã khá lớn. Thay vào đó, người dân nên tập thể dục trong nhà bằng các bài tập thăng bằng, tăng sức cơ...
Có được "giờ vàng" vơi bớt nguy nan Nếu như trước đây bệnh đột quỵ thường nằm trong độ tuổi 50-60 trở lên, thì nay đang có xu hướng trẻ hóa xuống 40-50 tuổi, thậm chí gặp ở độ tuổi 20-30. Thời gian qua, Việt Nam đã áp dụng các kỹ thuật điều trị ngang bằng với chuẩn của các trung tâm đột quỵ trên thế giới để điều trị cho...