Người đàn ông Hà Nội đau đầu dữ dội, suy giảm nhận thức sau bữa tiết canh
Người đàn ông U50 ăn tiết canh, lòng lợn tại một quán ăn ở quận Hà Đông (Hà Nội), 2 ngày sau, ông sốt cao, đau đầu nhiều, giảm nhận thức.
Cuối tháng 8, nam công nhân 48 tuổi quê xã Cao Viên, huyện Thanh Oai đi ăn tiết canh lòng lợn ở một quán ăn tại phố Đồng Hoàng, Đồng Mai, quận Hà Đông. Hai ngày sau ông sốt cao, đi khám, điều trị tại trạm y tế nhưng không đỡ.
Thấy bệnh nhân đau đầu nhiều, giảm nhận thức, cơ sở y tế này chuyển ngay bệnh nhân lên Bệnh viện Quân y 103 một ngày sau đó.
Kết quả xét nghiệm dịch não tủy, nuôi cấy phát hiện bệnh nhân dương tính Streptococcus suis (liên cầu khuẩn lợn). Hiện tại bệnh nhân đã điều trị ổn định.
Đây là ca bệnh liên cầu khuẩn lợn thứ 2 được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ghi nhận trong năm 2022, tăng một ca so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều trị một bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: Võ Thu)
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ mới đây cũng thông tin tiếp nhận một số ca nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do liên cầu lợn. Điển hình như nam bệnh nhân 44 tuổi vào viện do sốt cao và nổi ban toàn thân.
Cụ thể, sau 7 ngày tham gia mổ lợn, người bệnh có biểu hiện lạ, đưa đi cấp cứu trong tình trạng nhiễm khuẩn nặng, sốt cao 40 độ C, thở nhanh, mạch nhanh, kèm theo nổi ban khắp người.
Được điều trị kháng sinh, lọc máu, chăm sóc vùng da bị tổn thương kết hợp với dinh dưỡng, sau 4 ngày điều trị, người bệnh hết sốt, các ban hoại tử không còn lan rộng.
Video đang HOT
Một trường hợp khác 67 tuổi, vào Khoa Cấp cứu trong tình trạng sốt cao, rét run, rối loạn ý thức. Kết quả chụp chiếu, xét nghiệm cận lâm sàng, chọc dịch tủy não cho thấy người bệnh bị viêm màng não do liên cầu lợn.
Lợn nhà nuôi, lợn “cắp nách” chưa hẳn sạch
Bộ Y tế cho biết, bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết… Bệnh diễn biến nhanh, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 7%.
Vi khuẩn S.suis thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi, đường tiêu hoá và cơ quan sinh dục của lợn. Khuẩn này có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín.
Bệnh lây truyền trực tiếp cho con người thông qua việc ăn thịt lợn và các sản phẩm từ lợn bệnh hay lợn mang mầm bệnh chưa nấu chín (như tiết canh, nem chua, nem chạo…) hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da…
Theo thống kê, đặc biệt từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đa số bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh. Nhiều bệnh nhân cho biết “chỉ mổ lợn thôi cũng nhiễm bệnh”.
Các chuyên gia cảnh báo một quan niệm của người dân cho rằng lợn do gia đình nuôi, lợn “cắp nách”, thả rông là lợn “sạch”, do đó có thể ăn tiết canh hoặc các sản phẩm chưa nấu chín kỹ, đây là quan điểm sai lầm.
Theo các bác sĩ, bất kể giống lợn nào, được chăn nuôi trong điều kiện nào thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn. Theo Bộ Y tế, tỷ lệ mang S.suis không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60-100%. Những người bị suy giảm miễn dịch và lợn bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao.
Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì thế, để phòng bệnh, người dân không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay; rửa tay sạch sau khi chế biến thịt.
Đặc biệt, thầy thuốc khuyên không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy, nên có phương tiện phòng hộ.
Sốc bé 2 tuổi hoại tử vùng sinh dục, cắt bỏ tinh hoàn vì đắp lá chữa nhọt
Khi xuất hiện mụn nhọt ở dương vật kèm đau sưng, gia đình nghe mách tự đắp lá thuốc vào vùng nhọt.
Chỉ vài giờ sau đắp lá, trẻ sốt cao, sưng tím vùng bìu, dương vật...hiện sốc nhiễm khuẩn nguy hiểm.
Ngày 28/10, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết đang điều trị trường hợp bệnh nhi gần 2 tuổi ở Thanh Hóa bị hoại tử nặng vùng đùi, bụng và bộ phận sinh dục do gia đình tự đắp thuốc lá chữa bệnh cho trẻ.
Trước đó ở Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, bệnh nhi được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, hoại tử Fournier (một loại nhiễm trùng có khả năng phá hủy mô tế bào tại bộ phận sinh dục và khu vực lân cận, có tiến triển rất nhanh, tỷ lệ tử vong cao).
Em bé hiện tiên lượng vẫn rất nặng, đã phải cắt bỏ tinh hoàn, phần lớn dương vật.
Người nhà bệnh nhi cho biết, em bé có tiền sử khỏe mạnh. Trước khi nhập viện 3 ngày, bé mọc nhọt nhỏ ở dương vật kèm theo sưng đau bộ phận sinh dục. Gia đình không cho trẻ đến bệnh viện để thăm khám mà nghe hàng xóm mách, tự đắp lá thuốc vào chỗ nhọt cho trẻ.
Chỉ vài giờ sau khi đắp lá, đầu dương vật, bìu và phần vùng hạ sườn phải (gần bẹn) của trẻ sưng tím nhiều hơn, trẻ sốt cao liên tục, được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
Tại đây bệnh nhi được cấp cứu, hỗ trợ can thiệp đường thở, dùng các thuốc vận mạch và điều trị hồi sức nhiễm trùng. Tình trạng hoại tử do vùng bìu bẹn bị tím đen, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật 2 lần để cắt lọc vùng hoại tử và đặt ống dẫn lưu bàng quang cho trẻ.
Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nhi vẫn diễn biến nặng, sốc nhiễm khuẩn, vết loét hoại tử tiếp tục tiến triển, sau 10 ngày điều trị tại đây, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương hôm 15/10.
TS.BS Đặng Ánh Dương - Phó trưởng khoa phụ trách khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, vùng bụng dọc theo vết mổ sưng nề, rỉ nước.
Đặc biệt vùng đùi, sinh dục bị hoại tử, đen, chảy nhiều mủ, mùi hôi, tinh hoàn đã bị cắt, chỉ còn lại một phần nhỏ dương vật, niệu đạo bị ăn mòn.
Các bác sĩ đã hồi sức tích cực, chống sốc nhiễm trùng, hội chẩn tìm phác đồ điều trị tốt nhất cho bé.
Ngày 21/10, trẻ được tiến hành phẫu thuật cắt lọc phần hoại tử và một phần vạt da (do vết loét quá rộng), chạy máy áp lực âm để hút dịch, máu, mủ khu vực nhiễm trùng, kích thích các tế bào ở vùng tổn thương phát triển.
Hiện tại tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ cải thiện hơn, tuy nhiên tiên lượng vẫn rất nặng.
TS Dương cảnh báo, những biến chứng khi đắp lá cây để xử lý vết thương, vết mụn nhọt rất nặng nề. Như em bé này, chỉ từ một vài nhọt nhỏ vùng dương vật, hiện đang lâm vào tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ đang nỗ lực cứu bệnh nhi, nhưng vùng dương vật, tinh hoàn đã bị cắt bỏ là di chứng theo em suốt đời.
Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối cha mẹ không nên nghe lời mách, đồn miệng... để đắp các loại lá không rõ nguồn gốc chữa vết thương.
Việc đắp lá cây vào vết thương là việc làm rất nguy hiểm, có thể khiến vết thương viêm nhiễm lan rộng hơn hoặc từ không viêm nhiễm trở nên viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, gây ra viêm mủ màng tim, áp-xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm xương tủy xương, thậm chí tử vong hoặc để lại những di chứng suốt đời cho trẻ.
Có rất nhiều trường hợp bệnh nhi, nếu được đưa đến bệnh viện kịp thời khi bệnh mới khởi phát thì việc điều trị rất dễ dàng. Tuy nhiên, do gia đình đưa đến bệnh viện muộn, bệnh đã diễn biến quá nặng nên để lại hậu quả đáng tiếc.
Người đàn ông hoại tử chân, suy gan thận vì một loại vi khuẩn tồn tại trong nước Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) đang điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn nặng do bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus. Đây là vi khuẩn sống ở vùng nước mặn, nước lợ gây bệnh cho những ngư dân sinh sống ở những vùng ven biển. Ông Lưu Công Ch. (nam, 62 tuổi, quê ở...