Người đàn ông gốc Á ở Mỹ nơm nớp vì bị đánh bất tỉnh
Ông Danilo Yu Chang, một người gốc Á, muốn rời khỏi San Francisco sau khi vô cớ bị đánh đập tới mức bất tỉnh.
“Có kẻ bất ngờ đẩy tôi từ phía sau và đánh tôi tới mức bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, người tôi toàn là máu”, Danilo Yu Chang, 59 tuổi, người Philippines gốc Hoa, đang sống ở Mỹ, chia sẻ với ABC News hôm 17/3.
Danilo, hiện là nhân viên du lịch, cho biết ông bất ngờ bị tấn công hôm 15/3 khi đang ra ngoài ăn trưa ở Market Street, quận Mission, San Francisco, bang California, trong ngày trở lại làm việc đầu tiên kể từ khi Covid-19 bùng phát.
Sau vụ tấn công tàn bạo vô cớ, hai mắt Chang sưng vù và ông không thể nhìn trong vài ngày. Chang cho biết khi ông trình bày với cảnh sát rằng có thể đã bị nhắm mục tiêu vì người gốc Á, các sĩ quan lại đáp rằng “không có bằng chứng cho thấy vụ tấn công được thúc đẩy do phân biệt đối xử”.
Video đang HOT
Danilo Yu Chang trước và sau khi bị tấn công vô cớ ở San Francisco. Ảnh: ABC News.
Chang nói sau khi bị đánh tới bất tỉnh, ông rất sợ San Francisco và sẽ tìm cách chuyển về gần gia đình ở Indiana hoặc Nevada. “San Francisco đang xuống cấp. San Francisco cũ đã biến mất. Mọi thứ đã biến mất và giờ bang này trở thành nơi nguy hiểm để bạn đi bộ ngoài đường phố. Nó không còn an toàn nữa”, Chang nói.
Cùng ngày Chang bị tấn công, cảnh sát San Francisco cũng nhận được tin báo một người đàn ông 64 tuổi bị đâm vào mặt, gây nguy hiểm tới tính mạng. Cảnh sát hôm 16/3 thông báo đã bắt Jorge Davis Milton, 32 tuổi, bị nghi ngờ liên quan vụ tấn công cả Chang và người đàn ông 64 tuổi.
Hành vi phân biệt đối xử, chống người gốc Á ngày càng lan rộng ở Mỹ. Làn sóng bài Á này phần nào xuất phát từ cựu tổng thống Donald Trump, người nhiều lần gọi nCoV là “virus Trung Quốc”, bất chấp sự phản đối từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và giới khoa học.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên án những “tội ác hận thù” nhằm vào người gốc Á thời Covid-19, gọi đây là hành động “phi Mỹ”. Ông nói thêm trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Mỹ, rất nhiều công dân gốc Á đang xông pha nơi tuyến đầu để cố gắng cứu đồng bào, nhưng lại phải đối mặt với nỗi sợ bị tấn công khi bước chân xuống đường.
Một nghiên cứu từ nhóm vận động chống phân biệt Stop AAPI Hate cũng cho thấy trong giai đoạn tháng 3-12 năm ngoái, đã xảy ra hơn 2.800 hành vi phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử, bao gồm cả hình thức tấn công bằng ngôn từ, nhằm vào người gốc Á.
LHQ nói Covid-19 có thể thành 'bệnh theo mùa'
Liên Hợp Quốc cho rằng đại dịch Covid-19 có khả năng phát triển thành "bệnh theo mùa", song cảnh báo không nên lơ là với các biện pháp phòng chống.
Hơn một năm sau khi các ca nhiễm nCoV lần đầu được phát hiện tại Trung Quốc, giới khoa học thế giới vẫn tiếp tục giải mã một số "bí ẩn" về đại dịch đã khiến gần 2,7 triệu người chết toàn cầu.
Nhóm nghiên cứu gồm 16 thành viên do Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc đã chỉ ra rằng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường diễn ra theo mùa, "đặc biệt giai đoạn thu đông tại các nước ôn đới với bệnh cảm và cúm do virus họ corona gây ra".
"Điều này đã thúc đẩy kỳ vọng rằng, nếu Covid-19 tồn tại trong nhiều năm, nó sẽ trở thành một loại bệnh theo mùa", nhóm nghiên cứu của Liên Hợp Quốc ra tuyên bố hôm 17/3.
Các mô hình nghiên cứu của nhóm 16 nhà khoa học cũng dự đoán nCoV, virus gây ra đại dịch Covid-19, "về lâu dài có thể lây lan theo mùa".
Nhân viên y tế tham gia kiểm nghiệm vaccine Covid-19 của Pfizer ở Indiana, Mỹ, hồi tháng 12 năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, việc ngăn cản Covid-19 lây lan chậm hơn hiện nay chủ yếu là nhờ vào các biện pháp như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại hơn là yếu tố thời tiết. Do đó, nhóm nghiên cứu của Liên Hợp Quốc cũng nhấn mạnh chỉ riêng điều kiện thời tiết và khí hậu không đủ để trở thành căn cứ cho quyết định nới lỏng hạn chế chống dịch.
"Ở giai đoạn này, các bằng chứng không ủng hộ cho việc sử dụng các yếu tố khí tượng và chất lượng không khí để làm cơ sở cho những quyết định nới hạn chế chống dịch của các chính phủ", nhà khoa học Ben Zaitchik tại Đại học John Hopkins, nhận định.
Zaitchik chỉ ra rằng trong thời điểm đại dịch Covid-19 mới xuất hiện, số ca nhiễm đã tăng mạnh ở một số khu vực trong thời tiết ấm áp và "không có bằng chứng nào cho thấy điều này không thể xảy ra một lần nữa".
Theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers, Covid-19 đã xuất hiện tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 121 triệu người nhiễm và gần 2,7 triệu người chết.
12 bang kiện Tổng thống Biden vì sắc lệnh ký ngày nhậm chức Toàn bộ đơn kiện của 12 bang đều do các chưởng lý thuộc đảng Cộng hòa thực hiện, kiện Tổng thống Biden vì ký sắc lệnh mà họ cho rằng không thuộc thẩm quyền. Tổng thống Biden ký sắc lệnh tại Nhà Trắng hôm 21.1 . Ảnh AFP Tờ USA Today ngày 9.3 đưa tin 12 tiểu bang ở Mỹ do các chưởng...