Người đàn ông giàu giả trang ăn mày về thăm quê, em trai đuổi đi, còn người vợ….
Minh Vũ đã vắng nhà nhiều năm nay, bon chen kiếm sống giữa chốn thị thành với tấm thân tàn tật đã khiến anh trải qua không biết bao nhiêu nỗi đau đớn cực khổ.
ảnh minh họa
Đến hôm nay cũng xem như là có chút thành tựu vốn dĩ và nay định trở về quê cũ thăm người thân, nhưng đi đến nửa đường lại quyết định thay đổi thân phận biến thành một người ăn mày rách rưới trở lại chốn quê nhà.
Bố mẹ Minh Vũ đều mất sớm, để lại người em thơ cùng nội già cần chăm sóc. Vốn biết trách nhiệm gia đình hiện tại chỉ còn có thể dựa vào bản thân mình gồng gánh, Vũ bỏ học từ đó, hằng ngày theo những người lớn trong thôn đi gánh gạch thuê kiếm tiền trang trải cho gia đình.
Việc công trường vừa nặng nhọc lại nắng gắt vốn rất vất vả, một số người lớn còn không chịu đựng được loại công việc cực khổ này nhưng cậu bé Minh Vũ bấy giờ mới 15 tuổi đầu lại rất cần cù chịu khó. Hằng ngày đều đến làm việc đều, nhìn Minh Vũ ai nấy đều tấm tắc khen: “Quả là một thằng bé chịu khó và ngoan ngoãn!”.
Ảnh minh họa
Sau ngày dài vất vả được quây quần bêm mâm cơm gia đình cùng ông nội và em trai là điều mà anh hạnh phúc nhất. Dù khổ đến mấy dù nghèo đến mấy anh tự hứa với bản thân và cha mẹ nơi suối vàng sẽ cố gắng cho em ăn họ đến nơi đến chốn.
Năm 24 tuổi Minh Vũ hỏi cưới được một cô gái cùng thôn tên Nguyệt, Nguyệt là cô gái thật thà lại chăm chỉ cùng Vũ chăm nom cho gia đình hết sức chu đáo. Năm ấy cậu em Minh Huy cũng đã thi đỗ vào đại học cả gia đình đúng như đón được song hỉ lâm môn.
Video đang HOT
Vốn nghĩ cuộc sống tương lai sẽ tươi sáng hơn nhưng năm Minh Huy học năm hai đại học gia đình gặp liên tiếp những chuyện không may. Đầu tiên là ông nội đổ bệnh rồi qua đời, chỉ sau đó ít tháng Minh Vũ gặp tai nạn trên công trường bị thương nặng. Sau khi bán toàn bộ tài sản đáng giá còn có lại trong nhà để chữa trị cuối cùng Minh Vũ cũng bảo toàn được tính mạng, tuy nhiên anh chỉ còn một chân cơ thể cũng rất yếu. Tiền thuốc men nợ nần cũng chồng chất.
Kể từ khi về nhà, Minh Vũ cũng khá khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân mình, nhưng may mắn thay là Nguyệt rất hiểu chuyện và chăm sóc chu đáo cho anh ấy. Trong nhà không còn tiền, không còn người chu cấp học phí, Minh Huy cũng phải tạm thời dừng việc học tập của mình. Áp lực gia đình cộng thêm việc phải bỏ học dở dang khiến Minh Huy mỗi ngày đều oán trách anh trai mình.
Vũ cảm thấy bí bách trong thời gian dài, lòng tự trọng bị tổn thương anh quyết định ly hôn với Nguyệt, cô ấy còn trẻ và xinh đẹp không thể cả cuộc đời lại phải chịu đựng sự thiệt thòi này, anh hy vọng một ngày cô có thể lấy được người chồng tốt hơn và có thể chăm lo cho cô ấy. Đêm ấy anh để lại bức thư từ giã gia đình, một mình với chiếc nạng khập khiễng bỏ đi.
Ảnh minh họa
Cuộc sống xin ăn nơi đất khách quê người thật vô cùng thống khổ, người đời đều xem thường phỉ nhổ nhiều lần khiến anh muốn tìm đến cái chết.
Một thời gian sau có người hảo tâm đã quyết định chiếu cố nhận anh ấy vào tiệm cơm làm việc. Tính tình thật thà lại chịu khó, mặc dù tàn tật nhưng anh lại tháo vát không ngại bất cứ công việc nào trong tiệm cơm. Chủ tiệm hết sức hài lòng cũng thường xuyên tặng anh ấy thêm tiền.
Sau một thời gian tích lũy được chút vốn liếng và kinh nghiệm, Minh Vũ đã tự mình ra mở tiệm cơm. Bởi vì kinh doanh trung thực, chất lượng giá thành phải chăng hơn nữa lại rất quan tâm chu đáo đến khách hàng. Tiếng lành đồn xa, công việc kinh doanh của anh ngày càng phát đạt. Có tiền anh ấy đi lắp lại chân giả, hiện tại cũng có thể đi lại khá bình thường.
Sau khi thành công, Minh Vũ da diết nhớ về những người thân nơi quê cũ. Nhưng nỗi tổn thương ngày cũ vẫn in sâu trong lòng. Ngày sau anh quyết định lột chân giả hóa trang thành một người ăn xin rách rưới trở về quê nhà.
Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày anh ấy bỏ nhà ra đi, trong thôn giờ đây cũng đã thay đổi quá nhiều chỉ có căn nhà của anh ấy vẫn tồi tàn và cũ nát như xưa. Anh bồi hồi ngổn ngang bao cảm xúc đứng trước ngõ tự bao giờ hai hàng nước mắt đã lăn dài trên má. Những ký ức ngày xưa bỗng ùa về như những thước phim quay chậm trước mắt.
Anh cất tiếng gọi Minh Huy, khi cậu em trai chạy ra sân và nhìn thấy bộ dạng này của Vũ, liền chưa kịp hỏi han già đã vội nói: “Anh còn biết trở về nhà cơ à, lại còn mang bộ đồ rách nát này, anh đi đi, nếu không phải vì anh tôi đã không có ngày hôm nay rồi, tôi không muốn nhìn thấy mặt anh nữa!”
“Là ai bên ngoài đó vậy cậu?”, giọng của một người phụ nữ vang vọng từ phía trong nhà.
Ảnh minh họa
Minh Huy đáp lại: “Là một tên ăn mày, đừng quan tâm đến anh ta!”, rồi nhanh chóng bước vào nhà đóng sầm cửa lại. Minh Vũ lòng nghẹn đắng, chưa bao giờ anh thấy đau khổ đến như vậy.
Khi tiến vào vùng sân sau anh vừa bất ngờ khi nhìn thấy vợ mình vẫn còn ở đấy. Anh cứ ngỡ rằng Nguyệt đã đi lấy chồng khác, không ngờ cô ấy lại vẫn ở lại căn nhà này cho đến ngày hôm nay.
Khi nhìn thấy chống mình bước lại gần. Nguyệt vô cùng ngạc nhiên, nước mắt lăn dài nghẹn ngào nói: “Cuối cùng anh đã trở lại, em cũng đã chờ đợi được cho đến ngày hôm nay… À, anh đã ăn gì chưa, vào đây em lấy đồ ăn cho anh!”
Cô nhanh nhảu chạy vào bếp, sau đó mang ra một bát mì nóng hổi. Minh Vũ vừa ăn mỳ vừa khóc, anh biết chuyến trở về này của của mình không vô ích, cuối cùng anh cũng đã tìm thấy được điều ý nghĩa nhất của cuộc đời mình.
Theo Blogtin
Hệ lụy khó lường từ em dâu vô tư
Em trai tôi lấy vợ, tên Thảo, trẻ trung, xinh đẹp. Theo như em tôi giới thiệu, Thảo xuất thân từ tỉnh lẻ nên vẫn giữ nguyên vẻ thật thà, chất phác. Vì vậy, nếu Thảo cư xử có gì không phải, mong mọi người thông cảm, bỏ quá cho.
ảnh minh họa
Ôi! Nếu đúng vậy thì đáng quí chứ có sao đâu. Mọi người nghĩ vậy. Nhưng chúng tôi quên một điều, tuy ở tỉnh lẻ, nhưng nhà Thảo thuộc loại khá giả. Cô ấy là tiểu thư được chiều chuộng từ nhỏ nên khi về làm dâu, cái tính "thật thà chất phác" của Thảo khiến cả nhà thường dở khóc dở cười.
Ngay trong ngày cưới, Thảo đã làm cả nhà tròn mắt vì sự vô tư quá thể. Đón dâu về, ai cũng đói và mệt nhưng cùng chờ nhau đông đủ mới ngồi vào mâm. Vậy nhưng, cô dâu mới chẳng thèm để ý đến ai. Thay váy cưới xong, nàng phi xuống bếp, trước mặt cả nhà, nàng hét toáng lên: "Ôi đói chết đi được! Sáng đến giờ chưa có gì vào bụng!".
Và, chẳng chờ đợi ai, nàng thò tay vào từng đĩa thức ăn, bốc ăn ngon lành. Đầu tiên là nàng nhón một miếng thịt gà, cho vào miệng. Chưa kịp nuốt, nàng đưa một tay xẻo một góc trên đĩa xôi, tay kia nhón tiếp miếng giò, cũng nhét hết vào miệng, nhai nhồm nhoàm. Tiếp đó, Thảo túm lá xà lách, chấm vào chén mắm, đưa vào mồm, nhai rau ráu... Cả nhà quá bất ngờ, ngồi như hóa đá, hết nhìn cô dâu mới lại nhìn nhau.
Cứ mỗi đĩa thức ăn, Thảo nhón hay véo một miếng, khiến cả mâm cơm nham nhở như bị "chuột gặm". Một lúc sau, nàng xoa bụng, cười toe toét: "No quá!". Rồi, cũng chẳng chào ai, nàng chạy tót lên phòng, lăn ra ngủ một mạch đến chiều tối.
Sau cưới, vì công việc của em trai tôi bận rộn nên vợ chồng Thảo chưa có thời gian đi hưởng tuần trăng mật mà dời lại nửa tháng. Đúng lúc đó, bố tôi bị tai biến. Thay vì hoãn chuyến đi chơi, cô em dâu thẽ thọt vào tai tôi: "Bọn em đã lên kế hoạch! Không bỏ được. Chị và mẹ ở nhà lo cho bố nhé!". Cũng may bố tôi được cấp cứu kịp thời nên không để lại di chứng gì. Khi về, Thảo cười toe: "Thế mà suýt nữa bọn con không được đi trăng mật!".
Đã thành lệ, buổi sáng, mẹ tôi dậy sớm nấu điểm tâm. Hôm thì bún chả, hôm bánh canh hay cơm chiên. Cũng có khi mua bánh mì rồi làm trứng ốp la... Có dâu mới, thêm người ăn, nhưng Thảo vẫn để một mình mẹ tôi "phụ trách" bếp núc. Còn Thảo ngủ đến khi được "mời" ra ăn sáng mới lồm cồm bò dậy. Vậy mà ngồi vào bàn, nàng còn nhấm nhẳng: "Mẹ nấu dở quá! Kém xa ngoài hàng ăn!". Sau đó vài bữa, Thảo tuyên bố: "Chúng con ra ngoài ăn đây! Nói mẹ đừng giận chứ mấy thứ mẹ nấu con không nuốt nổi!".
Bữa trưa, Thảo ăn cơm tại công ty nên nàng chỉ có mặt vào giờ cơm chiều. Hôm nào có món gì ngon, Thảo vô tư gắp lia lịa, vừa ăn vừa xuýt xoa: "Ngon quá! Thích quá!". Còn nhớ hôm nọ có món mực luộc chấm nước mắm gừng. Vừa ngồi vào mâm, mắt Thảo sáng lên: "Con thích ăn mực lắm!". Rồi, chẳng thèm mời ai, Thảo chọn miếng to nhất cho vào miệng, nhai chóp chép. Chưa kịp nuốt, nàng xới tung đĩa mực, lựa hết những miếng ngon xếp vào đầy bát. Chồng Thảo khẽ nhắc vợ: "Từ từ thôi em! Đợi mọi người cùng ăn!". Thảo nguýt dài: "Còn khối trong đĩa kia! Có hết đâu mà sợ!". Nhưng những gì còn lại chỉ là râu, đầu và đuôi mực.
Ngược lại, những hôm mẹ tôi bận, chưa kịp đi chợ nên trên mâm chỉ có những thức ăn đơn giản như trứng rán hay đậu phụ chiên, rau xào... Y như rằng, mặt cô em dâu ỉu xìu như bánh tráng nhúng nước: "Chỉ có thế này thôi á! Không ăn đâu!", rồi gọi chồng: "Mình ra ngoài ăn đi anh!". Em trai tôi ái ngại: "Em ăn tạm một hôm đi!". Thảo phụng phịu: "Thôi! Để em nhịn đói cũng được!". Thế là chồng Thảo đành phải chiều vợ.
Tuy chúng tôi rất dị ứng với cách cư xử không chỉ là vô tư mà còn là vô văn hóa của Thảo, nhưng vì muốn cửa nhà êm ấm nên ai cũng cố nín nhịn và nhắc thằng em khuyên bảo vợ. Nó vâng dạ ừ hữ nhưng rồi vẫn đâu vào đấy. Cững bởi phần thì nó quá cưng vợ. Phần khác, nếu phật ý là Thảo hờn dỗi, mặt nặng mày nhẹ khiến cả nhà không vui. Song, nếu cứ phải nhịn cô em dâu như nhịn cơm sống thế này, cũng chẳng ai trong nhà vui nổi. Mà cũng chẳng biết còn có thể nhịn bao lâu nữa?
Theo Nongnghiep.vn
Nỗi đau đớn uất nghẹn của vợ khi biết tin có thai với chính chồng mình Cho tới đêm định mệnh của 3 tháng trước đã khiến lòng Thư tan nát như thế này... ảnh minh họa Suốt mấy hôm nay, Thư (26 tuổi, Nam Định) không đêm nào chợp mắt được. Cả đêm, cô cứ ôm đứa con nhỏ mới 6 tháng tuổi của mình khóc ướt đẫm gối và bi quan khi nghĩ về ngày mai đen...