Người đàn ông “gà trống nuôi con” trong căn nhà bằng “bao diêm” giữa lòng Hà Nội
Những giọt mồ hôi lăn dài trên trán anh Hoàng Văn Xuân khi loay hoay trong căn nhà chưa đầy 5m2 ở ngõ 44 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Người đàn ông 51 tuổi sống cảnh “gà trống nuôi con” đã và đang chống chọi với sự hà khắc của cả thời tiết và số phận để nuôi dạy cậu con trai năm nay 17 tuổi trong căn nhà hình “bao diêm” giữa lòng phố cổ.
Anh Xuân loay hoay “chui” vào căn nhà rộng chưa đầy 5m2 của mình. Ảnh: Thành An.
Nhà “bao diêm”
Đi vào con ngõ nhỏ với thứ ánh sáng lờ mờ của buổi chiều sắp mưa giông, khá khó khăn chúng tôi mới “định vị” được đâu là nhà của anh Hoàng Văn Xuân.
Bước lên mấy bậc thang bằng sắt đã hoen gỉ, tôi cảm tưởng như mình đang chui từ dưới giếng lên trên mặt đất. Lối vào nhà anh Xuân cả hình dạng lẫn kích thước thực sự chẳng khác gì một cái miệng giếng hình chữ nhật.
Khi chuẩn bị lên nhà anh, chúng tôi đã được chủ nhà cảnh báo “cẩn thận cộc đầu vào trần nhà”. Có sẵn chiếc thước may, anh tỉ mỉ đo đạc cho chúng tôi xem kích thước căn nhà. Kết quả là trần nhà chỉ cao chưa đầy 1,2m, còn chiều dài và chiều rộng đều xấp xỉ 1,9m. Anh vừa đo vừa cười bảo: “Nếu là nhà thì phải đứng được dậy, đằng này chẳng khác gì cái bao diêm”.
Lối lên nhà anh Xuân chẳng khác gì cái miệng giếng. Ảnh: Thành An.
Mặc dù khi chúng tôi vào thăm nhà trời bắt đầu đổ mưa xối xả, nhưng dường như bao nhiêu nước mưa cũng chẳng thể làm dịu cái nóng nực trong căn nhà chưa đầy 5m2 của anh Xuân. Anh tâm sự: “Bình thường, nếu không bật quạt, nhiệt độ trong phòng không dưới 39 độ. Dù trời mưa mát nhưng hễ tắt quạt đi là mồ hôi chảy ròng ròng”.
Diện tích nhà chẳng đáng là bao nên hai bố con phải cố gắng sắp xếp sao cho tiết kiệm tối đa diện tích. Anh Xuân bảo, nhà chật chội nên bàn học cho con chẳng có, đến cái bàn gấp anh cũng chẳng dám sắm vì không biết để đâu, cả chiếc quạt treo tường anh cũng tháo bỏ lồng để rộng được chút nào hay chút ấy.
Lấy tay áo lau mồ hôi trên mặt, trên trán, anh Xuân ngước nhìn lên trần nhà chỉ cho chúng tôi những vết nứt, vết bong tróc mà không ít lần bố con anh đã bị những mảng vôi vữa rơi xuống đầu. Anh Xuân kể, trần, tường nhà đều mốc meo, hôm nào mưa gió là nước ngấm theo vết nứt vào quần áo, chăn màn cũng mốc cả.
Nhìn quanh căn nhà đã sống suốt gần 20 năm qua, anh Xuân lắc đầu ngao ngán rồi nói: “Cứ mùa hè đến là không muốn về nhà, chỉ lo con nghỉ hè rồi cho nó đi đâu để tránh nóng”.
Video đang HOT
Gà trống nuôi con
Trong căn nhà hình bao diêm vừa ẩm ướt vừa nóng nực ấy, anh Hoàng Văn Xuân đã sống cảnh “gà trống nuôi con” suốt 3 năm qua cùng cậu con trai 17 tuổi là cháu Hoàng Xuân Thủy, đang học trườngTHPT Dân lập Văn Hiến.
Anh tâm sự, sống với nhau được 17 năm thì vợ anh đi theo người đàn ông khác, để lại anh một mình vò võ nuôi cậu con trai khi đó 14 tuổi. Anh chua chát nói: “Bố mẹ cãi nhau, bỏ nhau nhưng con nó có tội tình gì đâu mà mẹ nó không bao giờ gọi điện thăm hỏi con ăn uống, học hành thế nào”.
Ngày ngày, cứ khoảng 6 giờ sáng là anh Xuân rời căn nhà chật chội ra phố chờ khách gọi chạy xe. Công việc như “câu cá”, lúc được lúc không, anh bảo, mỗi ngày trừ chi tiêu ăn uống, xăng xe chỉ để ra được khoảng 50.000 đồng. Tiền làm ra chẳng đủ để lo cho cuộc sống của hai bố con, nhất là cậu con trai còn đang tuổi ăn học.
Theo lời của người đàn ông này, con trai anh từ khi đi học đều phải đi bộ đến trường vì không có tiền mua xe đạp. Anh cũng chẳng cho con đi học thêm như bạn bè cùng trang lứa vì “biết kiếm đâu ra”.
Những lúc rảnh rỗi anh Xuân lại lấy ảnh con trai ra ngắm rồi gọi điện hỏi thăm con. Ảnh: Thành An.
Cảnh “gà trống nuôi con” nhọc nhằn, có khi 2-3 ngày bố con chẳng nấu một bữa cơm, một phần vì công việc chạy xe không ổn định giờ giấc, thêm nữa cũng bởi cứ vào nhà là mồ hôi chảy ròng ròng nên hai bố con lại ngậm ngùi ăn cơm bụi.
Thiếu vắng bàn tay người vợ, người mẹ, không chỉ việc ăn uống mà việc chăm lo sức khỏe của hai bố con đều không được đến nơi đến chốn. Anh Xuân kể, thời gian vừa rồi có dịch sởi, chẳng ngờ cậu con trai bị lây bệnh rồi lây sang cả anh. Hai bố con chỉ biết mình ốm với nhau vì hàng xóm sợ lây bệnh không dám hỏi han.
Thương con thiếu thốn tình cảm, sự chăm sóc của mẹ, cũng không có điều kiện vật chất đủ đầy như bạn bè cùng trang lứa, anh Xuân luôn cố gắng bù đắp tình cảm cho con. Dù ngày nào bố con cũng gặp nhau nhưng mỗi khi không có việc, anh Xuân thường lấy mấy tấm ảnh của con để cùng giấy tờ xe trong cốp xe đã khá nhàu ra ngắm rồi lại gọi điện hỏi thăm con.
Với anh Xuân, trong cuộc sống nhiều ngang trái và muôn phần khó khăn, anh chỉ có cậu con trai làm niềm an ủi và động viên duy nhất. Mỗi lần nhắc đến con, anh lại bộc lộ niềm tự hào và niềm vui khôn xiết vì con trai ngoan ngoãn, lực học cũng khá và bởi những lời cậu con trai luôn nói với anh: “Con biết thân biết phận của mình rồi, bố không phải lo cho con. Con là con trai lớn rồi nên tự biết phải làm gì không để bố phải hổ thẹn”.
Theo Laodong
Giãn dân phố cổ Hà Nội: Mừng-lo trước cuộc "đại di dời"
Không ai khác, người dân phố cổ Hà Nội là đối tượng chính thụ hưởng lợi ích của cuộc "đại di dời".
Phố cổ Hà Nội người đông, khách du lịch nhiều, chỉ cần chỗ ngồi nho nhỏ ở vỉa hè có thể kiếm tiền dễ hơn rất nhiều so với nơi khác. (Nguồn: Vietnam )
Thay vì phải sống trong những căn nhà chật chội, tối tăm, xuống cấp, sang nơi ở mới tại Khu đô thị Việt Hưng, họ có điều kiện sống tốt hơn, hạ tầng cơ sở đồng bộ, môi trường không khí trong lành.
Dù vậy, bên cạnh những người mong muốn được di chuyển, nhiều gia đình vẫn còn băn khoăn khi dời khỏi nơi ở cũ đến với cuộc sống mới.
Níu kéo bởi sự mưu sinh
Đó là lý do chính khiến nhiều người không muốn dời khỏi phố cổ Hà Nội cho dù điều kiện sống ở phố cổ có thể coi là khổ cực đối với không ít người. Vì hàng ngày, bước chân ra đường họ có thể kiếm sống bằng quán nước chè, tủ bán bánh, khay đồ lưu niệm, gánh hàng ăn, đủ tiền trang trải sinh hoạt hàng ngày.
Khu phố cổ này người đông, khách du lịch nhiều, chỉ cần chỗ ngồi nho nhỏ ở vỉa hè có thể kiếm tiền dễ hơn rất nhiều so với nơi khác. Đó là chưa kể những nhà mặt phố có thể kinh doanh lớn hoặc cho thuê, dễ dàng có một cuộc sống sung túc.
Hơn nữa, phố cổ là một khu vực kinh doanh thương mại sôi động nhất Hà Nội, tiện lợi trong mua bán, sinh hoạt hàng ngày, đi lại của người dân. Trong khi đó, sang nơi ở mới, dù tiện nghi hơn nhưng họ băn khoăn với nguồn thu nhập hàng ngày để trang trải cuộc sống.
Bà Nguyễn Thị Quế, 65 tuổi, sống tại số nhà 47 Hàng Bạc cho biết, ngôi nhà gia đình bà đang sống được đánh giá cổ nhất Hà Nội, trên 100 năm và đang được Nhà nước quy hoạch bảo tồn.
Với diện tích trên 200m2, số nhà này có tới 6 gia đình sinh sống với khoảng 50 nhân khẩu. Riêng gia đình bà Quế sống trong 18m2 và một gác xép nhưng là nơi ở của 8 người thuộc ba thế hệ.
Với kế hoạch di dân để bảo tồn nhà cổ, bà Nguyễn Thị Quế cùng các gia đình trong số nhà này đều nhất trí cao, để không phải chịu cảnh mỗi lần mưa gió phải nơm nớp nỗi lo tường sập, xà gãy, nước dột khắp nơi.
Bà cho rằng: "Người dân phố cổ ai cũng muốn có nhà ở tốt hơn nhưng ở phố cổ kiếm sống dễ dàng, sang nơi ở mới chưa biết lấy gì sinh sống nên nhiều người còn băn khoăn."
Đối với số nhà 47 Hàng Bạc, do Nhà nước lấy làm bảo tồn nhà cổ nên bà mong muốn có sự đền bù thỏa đáng để người dân có điều kiện di chuyển sang nơi ở mới.
Cùng chung quan điểm này, ông Nguyễn Tân Dược, cũng tại số nhà trên cho rằng: "Tôi biết nhiều gia đình cũng muốn chuyển sang khu Việt Hưng nhưng còn băn khoăn vì chưa biết kiếm sống ra sao, điều kiện hạ tầng thế nào. Chính vì vậy, Nhà nước phải lưu ý tạo điều kiện về cuộc sống sau này cho nhân dân, tạo sự tin tưởng cho mọi người thì họ mới chuyển sang. Còn bản thân ông, nếu không vì lợi ích chung, ông cũng không chuyển sang nơi ở mới vì khu vực cũ vẫn thuận lợi cho sinh hoạt gia đình".
Nỗi lo kinh phí di chuyển
Phố cổ Hà Nội là nơi kinh doanh sôi động với nhiều các tuyến phố chuyên doanh như Hàng Ngang, Hàng Đào, Đồng Xuân, Hàng Bè, Hàng Bạc... đặc biệt khu vực chợ Đồng Xuân. Nhưng chỉ các gia đình sống ở mặt phố hoặc tận dụng vỉa hè để kinh doanh mới có khả năng kiếm lợi, còn đa phần các nhà đình trong ngõ đều tìm kế sinh nhai từ nhiều nghề khác nhau; trong đó, có bộ phận không nhỏ người dân sống bằng đồng lương hưu.
Vì vậy, nguồn tài chính đủ để sở hữu được căn hộ tại Khu đô thị mới Việt Hưng là điều không dễ dàng đối với nhiều người.
Chị Vũ Hồng, cán bộ Ban quản lý phố cổ Hà Nội, người đã nhiều năm gắn bó với bà con khu phố cổ nên rất hiểu cuộc sống người dân nơi đây. Chị cho biết, mặc dù căn hộ chung cư khu vực giãn dân tại Việt Hưng có nhiều ưu đãi nhưng rất nhiều người dân không đủ khả năng mua căn hộ mới.
Nguồn tiền chính người ta có thể trông vào là chuyển nhượng nhà đang ở cho người liền kề hoặc người trong khu vực phố cổ theo quy định của Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm đối với đối tượng giãn dân.
Nhưng thực tế, nhiều gia đình sống trong diện tích vài mét vuông, nếu việc chuyển nhượng thực hiện được cũng có thể không đủ tiền mua căn hộ mới. Đó là chưa kể đến việc chưa đạt được thỏa thuận trong mua bán diện tích đang ở.
Bà Nguyễn Thị Dựng, tổ phó tổ 37, khu dân cư 9, phường Hàng Buồm cũng cho rằng với những người có khả năng kinh doanh ở phố cổ có thể họ không muốn chuyển đi, còn với các gia đình đã về hưu, các gia đình trẻ sẽ tích cực hưởng ứng.
Bởi người về hưu sẽ có nguồn kinh phí Nhà nước chi trả hàng tháng, ở đâu cũng không ảnh hưởng tới thu nhập. Người trẻ muốn có một cuộc sống tốt hơn cho bản thân và con cái.
Tuy vậy, nhiều gia đình cũng gặp khó khăn về tài chính, muốn di chuyển cũng khó vì không biết trông cậy vào đâu. Hiện một số căn nhà cổ được Nhà nước lấy để bảo tồn và đó cũng là cơ sở để các hộ dân sống tại đó tin tưởng sẽ có sự đền bù thỏa đáng để sang nơi ở mới.
Và như vậy, đây cũng là vấn đề dài hơi và phức tạp, cần nhiều thời gian, nhiều cơ chế chính sách và sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành để việc giãn dân đạt hiệu quả như mong muốn.
Theo Đinh Thị Thuận
Khốn khổ như sống ở phố cổ Hà Nội Để đi vào những con ngõ nhỏ sâu hun hút quanh khu phố cổ, tối tăm và ẩm thấp giữa Thủ đô, nhóm phóng viên Dân trí đã phải sử dụng đến đèn pin để dẫn đường. Trái ngược hoàn toàn với sự phát triển sầm uất của "mặt tiền" khu phố cổ Hà Nội, hàng chục năm qua vẫn có hàng nghìn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giá vàng lên sát 116 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay

Nam sinh lớp 7 ở Huế mất tích khi đi tắm biển

Công an phường giúp người dân nhận lại 410 triệu đồng chuyển nhầm

Truy tìm người nước ngoài rời khỏi hiện trường vụ TNGT sau khi tự té ngã

Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo

Xô xát giữa 3 chủ quán trên đèo Hải Vân do mâu thuẫn giành khách

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

Ô tô tông chết bé gái 2 tuổi ở trạm dừng chân cao tốc TPHCM - Trung Lương

3 ô tô đâm nhau liên hoàn, sập cổng chào làm hơn 20 người bị thương

Cô gái mặc áo yếm lái xe như diễn xiếc có 'thoát' xử phạt nhờ giấy chứng nhận tâm thần?

Bé trai chào đời nửa ngày, mẹ đột ngột rời đi mất liên lạc

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa sau lệnh siết xuất khẩu chip sang Trung Quốc
Thế giới
06:35:06 17/04/2025
Doãn Quốc Đam đính chính
Sao việt
06:26:10 17/04/2025
"Bắt gọn" nhóm tội phạm tống tiền ca sĩ nổi tiếng, có gì nhạy cảm mà đòi đến 9 tỷ đồng?
Sao châu á
06:20:28 17/04/2025
Ai cũng biết rang cơm nhưng muốn hạt cơm vàng giòn cần bí quyết này
Ẩm thực
06:16:54 17/04/2025
9 mỹ nhân cổ trang đẹp nhất Việt Nam: Lan Ngọc chỉ xếp thứ 3, hạng 1 không có đối thủ suốt 12 năm
Hậu trường phim
05:53:24 17/04/2025
Công bố ca khúc chưa từng phát hành của Đặng Lệ Quân
Nhạc quốc tế
05:50:38 17/04/2025
Người phụ nữ bị bắt cùng 24,8kg ma túy và 1 khẩu súng
Pháp luật
05:39:01 17/04/2025
Gắp ký sinh trùng 10cm trong mắt người phụ nữ
Sức khỏe
05:37:58 17/04/2025
Chăm mẹ vợ một tuần, bà liền làm di chúc để lại hết tài sản cho tôi: Điều kiện kèm theo mới trớ trêu và khó chấp nhận
Góc tâm tình
05:22:04 17/04/2025
Ngôi sao Nick Carter nhóm Backstreet Boys bị cáo buộc tấn công tình dục lần thứ tư
Sao âu mỹ
22:47:14 16/04/2025