Người đàn ông được nể trọng trong giới thời trang
Từng là nạn nhân của lạm dụng tình dục và phân biệt chủng tộc, André Leon Talley trở thành người được nể trọng trong giới thời trang trước khi qua đời.
“ Thế giới thời trang mất đi một ông trùm. Di sản của ông vẫn còn mãi” là lời tạm biệt của HFMetGala dành André Leon Talley – nhà báo thời trang có ảnh hưởng và là cựu tổng biên tập tạp chí Vogue – qua đời ở tuổi 73 vào sáng 19/1 (giờ Hà Nội).
Talley được The New Yorker gọi là “người duy nhất” bởi ông là biên tập viên da màu hiếm hoi đứng đầu lĩnh vực mà người da trắng vốn chiếm ưu thế hơn. Người đàn ông cao 6 feet 6 inch (1,98 m) này không thể trộn lẫn với ai khi luôn mặc áo choàng, găng tay và mũ đội đầu vương giả.
Trong sự nghiệp kéo dài 6 thập kỷ, Talley được biết đến với những bình luận hay ho, bảo vệ sự đa dạng trên sàn diễn và hậu trường của thế giới thời trang. Đối với Talley, thời trang vừa là nguồn cảm hứng, vừa là sự ngụy trang để chống lại những tệ nạn phân biệt chủng tộc, lạm dụng tình dục ông đã trải qua.
Mối duyên không dứt với “Vogue”
Talley trải qua thời thơ ấu của mình ở Durham (Bắc Carolina, Mỹ) – nơi ông được bà ngoại nuôi dưỡng trong những năm 1950 và 1960. Bị bắt nạt trong khu phố vì mang làn da màu, Talley tìm thấy niềm an ủi qua các tạp chí thời trang, bao gồm cả Vogue. Vượt qua khuôn viên đại học để mua cuốn tạp chí, ông thậm chí từng bị bạn bè ném đá, Talley kể với The Guardian.
” Vogue là sở thích của tôi. Không ai trong gia đình có một cuốn tạp chí này trong nhà cho đến khi tôi làm như vậy”, ông nói.
Talley lớn lên trong gia đình không có ai đam mê thời trang. Ảnh: HFM.
Sự nghiệp của ông trong lĩnh vực thời trang bắt đầu từ việc thực tập cho cựu biên tập viên Vogue – Diana Vreeland – tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan vào năm 1974. Sau đó, ông viết cho các ấn phẩm W và New York Times, nhưng chính tạp chí Vogue mới là nơi giúp tên tuổi Talley vươn xa. Ông trở thành giám đốc tin tức của tạp chí, rồi giám đốc sáng tạo cho đến năm 1995, ông rời đi. Talley trở lại tạp chí 3 năm sau đó và làm tổng biên tập cho đến năm 2013.
Anna Wintour và Talley từng rất thân thiết, tạo thành đội ngũ lãnh đạo đáng gờm tại Vogue. Vai trò quyền lực trong ngành đã mở đường cho Talley ủng hộ nhiều nhà thiết kế da màu và thúc đẩy sự đa dạng trên sàn catwalk. Trong giai đoạn cuối của sự nghiệp, Talley đã ủng hộ nhà thiết kế Jason Wu và Rachel Roy.
Tình bạn “hợp rồi tan” với Anna Wintour
“Tôi sẽ không ở lại Vogue lâu như vậy nếu không có Anna ở đó. Bà ấy là đồng minh lớn nhất của tôi. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy Wintour với mái tóc xù. Bà ấy đã để tóc bob từ khi 20 tuổi và chưa từng buộc ra sau, thậm chí lúc đi chơi quần vợt”, Talley thổ lộ.
Một đồng nghiệp của Talley từng nói rằng: “Anna và André là những người bạn tốt. Đây là người đàn ông duy nhất có thể nhìn thấy Anna trong bộ đồ lót của mình”.
Video đang HOT
Anna Wintour và Talley là đôi bạn nổi tiếng trong giới thời trang. Ảnh: Pagesix, Business Insider.
Mối quan hệ của cả hai đã nhận được sự quan tâm trong giới thời trang lẫn bên ngoài. Nhưng tình bạn thân này không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Sóng gió nổ ra khi Talley cho biết Wintour đã cùng nhà thiết kế Oscar de la Renta dàn dựng kế hoạch để ông giảm cân, đưa ông đến Trung tâm Thể dục & Ăn kiêng Duke với chi phí của Condé Nast. Trong các cuộc phỏng vấn, ông cho biết mình đã đau khổ vật lộn với cân nặng sau cái chết của bà ngoại vào năm 1989.
Tiếp đó, vào năm 2018, Talley bất ngờ bị Wintour loại khỏi vai trò người phỏng vấn trên thảm đỏ Met Gala. Liza Koshy – một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội – là người thay thế ông khi đó. Ông cho rằng lý do mình bị loại là tuổi tác. “Tôi biết rằng bà ấy không bao giờ thích người béo”, ông từng thẳng thắn nói về Wintour.
Trong một cuộc nói chuyện với nhà báo Tamron Hall vào giữa năm 2021, ông cũng đề cập đến mối quan hệ đầy sóng gió của mình với Anna Wintour.
Tuy nhiên, sau tất cả, ông lại ngậm ngùi: “Trong tình bạn kéo dài hơn 4 thập kỷ, trải qua đại dịch, tôi đã nghĩ rất nhiều về Anna Wintour. Tôi thậm chí có những giấc mơ về bà ấy và chúng không phải là ác mộng. Tình bạn của chúng tôi hơi phức tạp và có phần hiếu chiến. Chúng tôi từng có ký ức không vui về nhau nhưng rồi cũng biết cách điều hướng trở lại. Tôi mong đến ngày Anna Wintour gọi và nói: Cuối tuần hãy đến nhà tôi ở Bellport”.
Không chỉ là nhà báo thời trang
Tiếng vang của André Leon Talley không chỉ dừng lại ở việc viết bài về lĩnh vực thời trang. Ông đã hỗ trợ phần trang phục cho Michelle Obama khi bà còn là đệ nhất phu nhân, là cố vấn và bạn của nhà thiết kế Oscar de la Renta. Ông cũng trở thành người cố vấn cho siêu mẫu Naomi Campbell. Talley đã chọn Campbell vào vai Scarlett OHara trong một cảnh quay cho Vanity Fair.
Ông nổi tiếng với thế hệ mới sau khi làm giám khảo chương trình Americas Next Top Model trong mùa 2010, 2011 cùng với Tyra Banks và nhiếp ảnh gia Nigel Barker. Ông cũng đóng vai khách mời trong Sex and the City và Empire, xuất hiện trong các bộ phim tài liệu thời trang The September Issue, Valentino: The Last Emperor.
Trong những năm gần đây, với tư cách là người đóng góp cho Air Mail, Talley đã viết về các chủ đề như tiểu sử của Lagerfeld và một cuốn sách gồm những bức ảnh về quãng thời gian John Galliano tại Dior.
Những năm cuối của cuộc đời, ông tập trung vào việc viết sách. Ảnh: Duche The Dector.
Năm 2020, Talley phát hành một cuốn hồi ký bán chạy nhất – The Chiffon Trenches. Đây là sự thành công nối tiếp cuốn hồi ký đầu tiên của ông là ALT, được phát hành vào năm 2003. Chính trong cuốn sách này, ông đã dành những lời chỉ trích nặng đối với Wintour. Ngoài ra, nó cũng là cuốn sách kể lại sự nổi lên của ông trong thế giới thời trang, sự phân biệt chủng tộc ông đã gặp phải.
Khi được hỏi: Liệu ông có hạnh phúc hơn khi làm việc bên ngoài lĩnh vực thời trang? Talley đã nói không. “Câu chuyện của tôi cũng giống cổ tích. Và trong mỗi câu chuyện cổ tích đều có cái ác và bóng tối”, ông nói.
Sự ra đi của Talley sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật là niềm hối tiếc lớn cho những người yêu thời trang. Nhưng trên hết, ông đã luôn truyền cảm hứng tích cực cho mọi người khi vượt qua nhiều biến cố trong cuộc sống, từng là cậu bé bị bắt nạt vì màu da. Như cách ông biết nhiều người bạn bàn tán về cân nặng của mình nhưng đã bỏ ngoài tai và thấy tôn trọng cơ thể mình hơn.
Tạm biệt biên tập viên vĩ đại cuối cùng có một cảm nhận đáng kinh ngạc về lịch sử thời trang. Đó là cách nhà thiết kế Tom Ford nói về André Leon Talley.
NTK Quỳnh Paris - Người phụ nữ tiên phong mang dòng chảy thời trang từ Á, Âu đến Mỹ
Sức sáng tạo thời trang của nhà thiết kế Quỳnh Paris không giới hạn trong thời trang ứng dụng hay nghệ thuật, nó không thuộc phạm trù của giới hạn nhu cầu thị trường mà đó là sự tiên phong theo xu hướng và trào lưu của dòng chảy thời trang từ Á sang Âu.
NTK Quỳnh Paris là một nghệ sĩ Violin tài hoa trình diễn tại sự kiện Top 100 doanh nhân vừa diễn ra.
Nằm trong khuôn khổ vinh danh chương trình Top 100 Phong cách doanh nhân, vừa qua NTK Quỳnh Paris - nhà sáng lập thương hiệu Quỳnh Paris đã vinh dự được trao tặng Danh hiệu là Người tiên phong trong lĩnh vực thời trang - phụ kiện. Đặc biệt trong 10 năm liên tục, nhà thiết kế Quỳnh Paris được công nhận là các tác phẩm có cá tính và nét độc đáo riêng.
Một mẫu thiết kế của Quỳnh Paris được các ngôi sao quốc tế lựa chọn mặc trong các sự kiện lớn.
Có thể nói, để dẫn lối cho sự nghiệp thiết kế thời trang rực rỡ của Quỳnh Paris có lẽ phải nhắc đến nơi được xem là "cái nôi" của nghệ thuật, Châu Âu là một mảnh đất "màu mỡ" để nữ thiết kế Quỳnh Paris có thể phát huy tối đa sở trường của mình. Chị tốt nghiệp xuất sắc tại trường Mode Art International Paris, Pháp, mở đường cho sự nghiệp thiết kế thời trang cũng như danh xưng NTK Quỳnh Paris sau này. Thiết kế của Quỳnh Paris sáng tạo tài hoa ngành thời trang Việt Nam được sử dụng cho các vở nhạc kịch, những bộ phim Hollywood và cả những Đoàn xiếc Á Âu nổi danh. Các tác phẩm nghệ thuật của chị rất phong phú, thừa hưởng tinh hoa của các loại hình nghệ thuật mà chị đã từng trải qua. Với Quỳnh Paris, thời trang không chỉ là sự tạo khối, hay dáng dấp, chất liệu mà nó còn là âm thanh, sự chuyển động và nhiều nghệ thuật khác.
NTK Quỳnh Paris trong chính mẫu thiết kế ấn tượng của mình.
Đặc biệt hơn nữa, các thiết kế của chị còn được các tạp chí thời trang, các hãng truyền thông lớn dành nhiều lời khen: CNN, FTV, Newyork Fashion Times, Marie Clair, Vogue, Elle,... Nhờ vào vốn hiểu biết của mình trong nhiều môn nghệ thuật cùng với đó là sự trải nghiệm văn hóa đa quốc gia đã giúp cho NTK Quỳnh Paris trở nên thành công, trở thành NTK Tiên phong của thời trang sáng tạo nghệ thuật, đến sáng tạo trong trang phục đời thường. Các thiết kế của chị đi theo dòng chảy của thời trang nhưng luôn mang đậm cá tính của Quỳnh Paris.
Không chỉ được suýt xoa khen ngợi trên sân khấu trình diễn nghệ thuật. Thời trang của Quỳnh Paris mang đậm phong cách ứng dụng, mỗi kiểu dáng, chất liệu được chị đưa vào thiết kế cho từng mẫu trang phục, hay các bộ sưu tập thời trang được tính toán rất kỹ lưỡng và chỉn chủ. Ở đó yếu tố con người, thời tiết và không gian, thời gian được cân nhắc, tính toán rất trọn vẹn và mang tính đời sống rất cao. Bên cạnh tính ứng dụng của trang phục, yếu tố ý nghĩa và thông điệp trong từng bộ trang phục của thương hiệu luôn đặt lên hàng đầu. Để nắm bắt nhu cầu và nhận diện trang phục của khách hàng, Quỳnh Paris luôn lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó nữ thiết kế "thổi" hồn vào bộ trang phục, để toát lên nét tinh tế, tính ứng dụng và thông điệp mà mỗi khách hàng muốn hướng đến.... Chính vì thế, những thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và quốc tế đã chọn Quỳnh Paris thiết kế đồng phục riêng như: Mazda, Blayboy, Winsor Plaza Hotel, Brodard, Peugeot, Chevrolot, Sanfolou, Sen Trắng, Ngọc Dung Spa, Sapporo, Johnnie Walker....
Không chỉ tâm huyến đến thời trang, tạo nên xu hướng và dòng chảy thời trang thế giới trong sáng tạo mà truyền năng lượng cho giới trẻ, đặc biệt là thế hệ sinh viên ngành thời trang trong thời đại 4.0 cũng là một định hướng trong giáo dục của NTK Quỳnh Paris hiện tại. Đưa thời trang vào giáo dục, mong muốn giữ được nét riêng, chất riêng và kỹ thuật riêng của mình. Tập trung vào giáo dục và tri thức là tâm huyết cũng như kế hoạch sáng tạo của Quỳnh Paris trong thời gian tới thực hiện.
Từng chấm thi cho nhiều chương trình, giảng viên, và hướng dẫn đồ án tốt nghiệp ngành thời trang cho nhiều thế hệ sinh viên ngành thời trang, nhà thiết kế Quỳnh Paris tâm tình rằng: "Trong đào tạo và định hướng sự nghiệp, tôi là người luôn khao khát truyền tải hết những vốn sống, kinh nghiệm và những trải nghiệm của bản thân cho các bạn sinh viên. Đối với các nhà thiết kế hoặc những người làm về lĩnh vực sáng tạo, có thể nhiều người có suy nghĩ luôn giữ lại những gì gọi là "bí quyết" của riêng mình. Nhưng với Quỳnh Paris, tôi lại không có quan niệm đó. Tính kế thừa, chia lửa, truyền năng lượng sáng tạo không rập khuôn là điều tôi muốn thế hệ trẻ có được. Trao đi hết những trải nghiệm của bản thân, để các em sinh viên có cơ hội tiếp cận và lĩnh hội tinh hoa của ngành thời trang, đó chính là mong mỏi của tôi".
Không chỉ là người đào tạo, giảng dạy trên con đường lập nghiệp của nhiều thế hệ sinh viên, Quỳnh Paris cũng là người rất nhiệt tâm định hướng và tư vấn cho các bạn trẻ khi mới khởi đầu lập nghiệp... Có thể nói đây là điều vô cùng trân quý mà không phải nhà thiết kế thời trang nào của Việt Nam đều có thể "hết mình" làm được.
Từng tham gia giảng dạy và đào tạo tại các Khoa thời trang của các trường đại học danh tiếng. Ngoài ra Quỳnh Paris còn là nhà thiết kế tiên phong của Tuần lễ thời trang Paris, Thành viên Hiệp hội CFDA, (Hội nhà thiết kế thời trang Mỹ)... Những tạp chí thời trang uy tín quốc tế từng ca ngợi nữ thiết kế tài hoa của Việt Nam trên các kênh truyền thông như: Vogue, New York Fashion Times, The Hollywood Times, Runway Magazine...Có thể nói hiếm có nhà thiết kế thời trang Việt Nam nào hiện nay có được vinh dự thiết kế cho những ngôi sao quốc quốc tế như Diễn viên Blanca Blanco, Beyonce, Shon Telle, Dutin Quick, Bai Ling, Andea An Derson... mà NTK Quỳnh Paris vinh dự thực hiện, và thành quả, giải thưởng mà chị có trong tay cũng là điều mà các nhà thiết kế chuyên nghiệp mong ước có được.
Nhà thiết kế Quỳnh Paris tên thật là Nguyễn Quỳnh Như.
* Tốt nghiệp học viện thời trang quốc tế ModArt, Paris, Nhạc viện TP.HCM.
* Từng là nghệ sĩ violon, dancer, họa sĩ, chuyên viên thẩm mỹ, người mẫu trước khi đến với nghề thiết kế.
* Top 5 giải thưởng thời trang châu Á - hạng mục Nhà thiết kế.
* Các BST được chú ý: Áo dài Sen (Festival Huế) Phương Đông lối, Thiên nhiên kỳ ảo - Lá thay mùa (trình diễn tại Paris), Nhìn về tương lai, Purity (Style Fashion Week - Los Angeles)...
BUZZ /+84/ - Cộng đồng và bệ phóng mở đường cho hệ sinh thái "Multi" tại Việt Nam Không chỉ là một cộng đồng đa lĩnh vực mà còn là một cộng đồng đa văn hóa, vùng miền và giới tính. Điều này thể hiện việc đề cao văn hóa địa phương, sự đa dạng và sự kết nối để bứt phá mới ở Việt Nam. Và ở đây họ tập hợp lại để ghép mảnh nhỏ cho một xã hội,...