Người đàn ông dùng 2.000 mét vuông đất nuôi hàng trăm con chim hoang dã
Người đàn ông Coimbatore, Ấn Độ đã ‘hào phòng’ sử dụng khu vườn rộng khoảng 2.000 mét vuông của gia đình để biến thành nhà của hàng trăm con chim hoang dã.
Người đàn ông dùng 2.000 mét vuông đất nuôi hàng trăm con chim hoang dã
Chim lạ dường như là một trong những điều gây nhiều phiền toái cho hầu hết người chăn nuôi, nhưng đối với một nông dân từ Coimbatore, Tamil Nadu, Ấn Độ những con chim hoang dã chính bạn của ông.
Muthu Murugan, 62 tuổi, là một người có niềm đam mê sâu sắc với môi trường và động vật hoang dã. Ông đã dành nửa mẫu Anh, tương đương hơn 2000 mét vuông trên vùng đất rộng 4 mẫu của mình để trồng cao lương và cây kê để nuôi chim hoang dã.
Ông chia sẻ: “Ý tưởng của Muthu Murugan là bắt chước thiên nhiên và trồng thực phẩm giống như cách chúng tự sinh sôi nảy nở trong rừng. Ông không muốn sử dụng thuốc trừ sâu trên các cánh đồng của mình và hủy hoại môi trường sống của các loài chim hoang dã. Theo người nông dân này, việc chúng ta tiêu diệt sâu bọ bằng hóa chất đã tước đi bữa ăn của những chú chim tội nghiệp”.
Video đang HOT
Muthu Murugan có niềm yêu thích với các loài chim hoang dã trong nhiều thập kỷ qua và ông thường gieo hạt ở rìa trang trại của mình để cung cấp thức ăn cho chúng. Tuy nhiên, vào đầu năm nay, ông đã quyết định sử dụng một nửa diện tích đất trồng nhà mình để trồng cây kê và cao lương.
Ông nói: “Trang trại của tôi giống như ngôi nhà của chúng. Tôi không bao giờ đuổi chúng đi. Hằng năm tôi để lại một phần sản phẩm không thu hoạch để cho chúng ăn”.
Trong những năm qua, nhiều nông dân đã chuyển sang trồng hoa màu thay vì cây lương thực, điều đó khiến các loài chim ít ghé thăm làng. Nhiều người nông dân trong làng thậm chí còn ném đá xua đuổi chim.
Muthu Murugan chia khoảng 3000 Rs tương đương khoảng 1 triệu đồng cho việc trồng trọt thức ăn cho chim.
Khu vườn của Muthu Murugan thu hút rất nhiều loài chim hoang dã như chim gõ kiến, bói cá, cú, chim di đá, chim di cam, công và vẹt đuôi dài
Nước mắt của chim và bò sát tương tự như nước mắt của con người
Theo một nghiên cứu mới, nước mắt của các loài chim và bò sát giống nước mắt của con người một cách đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng xác định được những điểm khác biệt chính.
Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này có thể giúp phát triển các phương pháp điều trị nhãn khoa mới cho người và động vật.
"Khám phá ra cách nước mắt có thể duy trì cân bằng nội môi trong các loài và điều kiện môi trường khác nhau là yếu tố quan trọng để hiểu được quá trình tiến hóa và thích nghi. Đó là điều cần thiết cho việc khám phá các phân tử mới cho thuốc nhãn khoa", Arianne P. Oriá, phó giáo sư khoa học thú y của Đại học Liên bang Bahia, Salvador, Brazil, cho biết.
Trong vài năm qua, Oriá là người đã dẫn đầu nỗ lực nghiên cứu những giọt nước mắt của các loại động vật khác nhau, bao gồm cả bò sát và chim. Trong báo cáo mới nhất, nhà khoa học này đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc về nước mắt của bảy loài chim và bò sát.
Oriá cho biết thêm: "Mặc dù chim và bò sát có cấu trúc khác nhau chịu trách nhiệm sản xuất nước mắt, nhưng một số thành phần của chất lỏng này có nồng độ tương tự như những gì được tìm thấy ở người. Các cấu trúc tinh thể được tổ chức theo những cách khác nhau để chúng đảm bảo sức khỏe của mắt và trạng thái cân bằng với các môi trường khác nhau".
Với sự hỗ trợ của các bác sĩ thú y và người chăm sóc tại trung tâm bảo tồn và trung tâm chăm sóc động vật hoang dã, các nhà nghiên cứu đã thu thập nước mắt từ các động vật nuôi nhốt khỏe mạnh, bao gồm vẹt đuôi dài, diều hâu, cú, vẹt, rùa cạn, cá sấu caiman và rùa biển.
Khi các nhà khoa học phân tích thành phần hóa học của nước mắt, họ tìm thấy mức độ chất điện giải, chẳng hạn như natri và clorua, tương tự như nồng độ chất điện giải có trong nước mắt của con người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đo lượng urê và protein cao hơn một chút trong nước mắt của cú và rùa biển.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu các tinh thể hình thành khi nước mắt khô đi. Ngoài việc xác định chính xác sự khác biệt về nước mắt, các kiểu kết tinh cũng có thể tiết lộ sự hiện diện của các bệnh về mắt khác nhau. Dù có sự giống nhau về thành phần hóa học, nước mắt của các loài chim và loài bò sát khác nhau cho thấy một lượng biến thể đáng ngạc nhiên.
Trong đó, các mô hình kết tinh quan sát được trong nước mắt của rùa biển đặc biệt độc đáo. Chúng phải tạo ra nước mắt đặc biệt để bảo vệ mắt ở dưới nước.
Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng có thể nghiên cứu nước mắt do động vật hoang dã tiết ra.
"Kiến thức này giúp hiểu biết về sự tiến hóa và thích nghi của các loài này, cũng như trong việc bảo tồn chúng", Oriá nhấn mạnh.
Hàng nghìn gà hoang xâm chiếm hòn đảo Một nửa cư dân trên đảo Key West yêu quý lũ gà hoang, nửa còn lại ghét cay ghét đắng và chỉ muốn chúng biến mất. Vào một ngày đầu năm 2004, Armando Parra Sr. mở cửa tiệm cắt tóc của mình trên đảo Key West (Florida), và thấy ngay giữa sàn là cái bẫy dây điện với một con gà quay đen...