Người đàn ông đào 8km xuyên núi mở đường cho con đến trường
Một người đàn ông sống ở khu vực hẻo lánh tại Ấn Độ đã tự tay đào 8km đường xuyên qua các quả núi để có thể mở lối cho 3 con trai đến trường an toàn.
Ông Nayak và các dụng cụ để đào đường (Ảnh: BBC)
Theo RT, gia đình của ông Jalandhar Nayak, 45 tuổi, là gia đình cuối cùng còn bám trụ tại ngôi làng hẻo lánh ở Gumsahi, bang Odisha, phía đông Ấn Độ. Tất cả các hộ dân khác đều đã bỏ làng ra đi vì nơi này bị cô lập khỏi hệ thống đường trong khu vực và thiếu thốn các điều kiện sống cơ bản. Tuy nhiên, ông Nayak, một người bán rau, vẫn quyết định không rời đi.
3 người con trai của ông Nayak hiện theo học tại một trường nội trú cách nhà 10 km. Để có thể về thăm nhà, các con của ông phải đi bộ liên tục qua 5 ngọn núi trong suốt 3 giờ đồng hồ. Vì vậy, ông Nayak đã nghĩ cách dùng đục và cuốc đào qua các quả núi, từ đó mở một con đường mới an toàn hơn cho các con ông đi học.
“Các con của tôi luôn gặp khó khăn khi phải đi bộ trên con đường hẹp nhiều đá để đến trường. Tôi thường nhìn thấy chúng vấp phải đá và tôi đã quyết định đào đường qua núi để các con tôi có thể đi lại dễ dàng hơn”, ông Nayak cho biết.
Video đang HOT
Đều đặn trong vòng 2 năm, ông Nayak bắt đầu công việc đào đường vào mỗi buổi sáng và dành 8 tiếng mỗi ngày để phá bỏ và dọn dẹp các tảng đá. Ông Nayak hy vọng các con của ông có thể về nhà thường xuyên hơn vào mỗi dịp cuối tuần hay các dịp nghỉ lễ sau khi con đường hoàn thiện.
Sau 2 năm, ông Nayak đã đào được 8km đường. Theo kế hoạch, người đàn ông này dự tính dành thêm khoảng 3 năm nữa hoàn thiện nốt 7km đường còn lại để nối làng Gumsahi với ngôi trường ở Phulbani.
Gần đây câu chuyện về nỗ lực của ông Nayak đã được truyền thông đưa tin và các nhà chức trách Ấn Độ trong tuần này đã quyết định giúp đỡ ông hoàn thiện nốt phần đường còn lại. Giới chức Ấn Độ cho biết ông Nayak cũng sẽ được trả tiền cho công sức của ông trong suốt 2 năm vừa qua.
Nayak cho biết ông rất vui khi rốt cuộc chính phủ cũng giúp hoàn thiện một con đường dài 15km như ông chờ đợi. Ông cũng mong muốn chính phủ có thể hỗ trợ cấp điện và nước sạch cho làng của ông.
Thành Đạt
Theo Dantri
Dân Ấn Độ bị vạ lây vì Trung Quốc?
Bà Bimati Hajarika, 60 tuổi, chỉ tay xuống dòng sông Brahmaputra và nói: "Dòng sông này đã khiến tôi thay đổi chỗ ở 5 lần. Bốn ngôi làng trước đây của tôi vẫn còn nằm dưới nước".
Hiện bà Hajarika sống trong một lều tạm được dựng trên những cọc tre. "Tôi không biết đi đâu nếu dòng sông lại gây ngập lụt nữa" - bà tâm sự.
Brahmaputra, một trong những dòng sông lớn nhất châu Á, bắt nguồn từ khu tự trị Tây Tạng ở Trung Quốc và chảy qua Ấn Độ, Bangladesh trước khi đổ vào vịnh Bengal. Con sông gây lũ lụt nghiêm trọng ở bang Assam, miền Đông Bắc Ấn Độ, vào mùa mưa hằng năm, buộc hàng chục ngàn người phải rời bỏ nhà cửa. Riêng năm 2017, gần 300 người đã thiệt mạng do lũ lụt ở bang này.
Người dân Assam lo sợ lũ lụt sẽ càng thảm khốc hơn kể từ tháng 5, khi Trung Quốc ngưng chia sẻ dữ liệu quan trọng về con sông. Dữ liệu này - liên quan đến dòng chảy, sự phân bổ và chất lượng nước - cung cấp thông tin về mực nước sông để báo động các quốc gia ở hạ nguồn trong trường hợp xảy ra lũ lụt.
Bà Bimati Hajarika, người đã thay đổi chỗ ở 5 lần do lũ lụt ở bang Assam - Ấn Độ Ảnh: BBC
Trước đây, Ấn Độ và Bangladesh đã thỏa thuận với Trung Quốc rằng quốc gia thượng nguồn sẽ chia sẻ dữ liệu thủy văn của sông Brahmaputra vào mùa mưa từ ngày 15-5 đến 15-10. Tuy nhiên, hồi tháng 8, giới chức Ấn Độ cho biết họ không nhận được dữ liệu nào cho năm nay. Sự im lặng này xảy ra ngay sau vụ căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc liên quan đến khu vực biên giới trên dãy Himalaya.
Nhà chức trách Trung Quốc hồi tháng 9 nhấn mạnh họ không có dữ liệu để chia sẻ bởi đang nâng cấp các trạm thủy văn. Tuy nhiên, đài BBC phát hiện Trung Quốc vẫn còn chia sẻ dữ liệu về sông Brahmaputra với Bangladesh.
Phía Trung Quốc cũng khẳng định không hề trữ nước hay chuyển hướng dòng chảy của sông Brahmaputra, đồng thời khẳng định không làm gì đi ngược lại lợi ích của các nước hạ nguồn. Tuy nhiên, giới chức bang Assam cho biết lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn từ tháng 5.
"Trước đây, chúng tôi thường hứng chịu 1-2 đợt lũ trong mùa mưa nhưng năm nay đã xảy ra 4 đợt lũ dù không mưa nhiều" - ông Himanta Sarma, Bộ trưởng Tài chính và Y tế bang Assam, nhấn mạnh.
Theo Lục San
Người lao động
Ấn Độ phê chuẩn mua 6 trực thăng Mỹ giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc Giới chức Ấn Độ cho biết nước này đã phê chuẩn thương vụ mua 6 máy bay trực thăng tấn công Apache của tập đoàn hàng không Boeing, Mỹ trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực biên giới với Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Máy bay trực thăng Apache (Ảnh: Sputnik) Hội đồng Mua sắm Quốc phòng (DAC),...