Người đàn ông có nước tiểu đỏ như máu
Trước khi đi khám, ông không bị chấn thương, quan hệ vợ chồng hay thủ dâm cũng như các bệnh lý khác.
Theo thông tin từ khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân nam, 41 tuổi, tới cơ sở y tế này thăm khám sau khi phát hiện nước tiểu của mình bỗng chuyển đỏ như chứa phẩm màu. Sau khi thăm khám và tìm hiểu thông tin, nguyên nhân của tình trạng này đến từ việc bệnh nhân sử dụng quá nhiều rượu dâu một ngày trước.
Nước tiểu màu đỏ không phải lúc nào cũng do tiểu máu. Ảnh minh họa: Everyday Health.
Trước đó, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị tiểu máu. Do đó, bệnh nhân được chỉ định làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm nhưng cho kết quả bình thường. Qua khai thác thông tin, bệnh nhân cũng không bị chấn thương, tiểu buốt, rắt, quan hệ tình dục, thủ dâm hay có tiền sử sỏi đường tiết niệu.
Nguyên nhân chỉ được tìm ra khi bệnh nhân được hỏi về tiền sử dùng thuốc và các thực phẩm có màu sậm, đỏ.
Theo các bác sĩ khoa Nam học và Y học giới tính, một số nguyên nhân có thể khiến nước tiểu chuyển màu đỏ gồm: ăn, uống nhiều các loại thực phẩm có màu sậm đỏ, sử dụng một số loại thuốc đặc biệt, tập luyện thể thao quá sức, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, ung thư, rối loạn di truyền hay thận có vấn đề.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo không phải mọi trường hợp có nước tiểu màu đỏ đều là tiểu ra máu. Người bệnh khi thấy tình trạng này cần bình tĩnh theo dõi triệu chứng kèm theo. Đồng thời, bệnh nhân có thể gặp các chuyên gia về nam học, tiết niệu để được thăm khám và làm rõ nguyên nhân trước khi có phương pháp điều trị phù hợp.
Uống nước để khỏe mạnh nhưng nếu có những triệu chứng này coi chừng tín hiệu bệnh tật
Uống nước để khỏe mạnh là lời khuyên tích cực đối với mọi người, nó giúp bạn đầy sức sống và ít bệnh tật. Tuy nhiên nếu sau khi uống nước lại có một số triệu chứng bất thường, bạn nên cảnh giác.
Video đang HOT
Sau khi uống nước mà có những triệu chứng này, bạn nên thận trọng vì có thể đó là tín hiệu của bệnh tật
Sau khi uống nước lại thải ra nước tiểu có màu sắc bất thường
Uống nước để khỏe mạnh là một trong những yếu tố giúp cơ thể bạn luôn cân bằng và ít bị mệt mỏi. Mỗi ngày nếu bổ sung đủ nước và với tình trạng sức khỏe tốt thì nước tiểu thường sẽ không có màu hoặc có màu vàng rất nhạt và ít có mùi khó chịu.
Nếu bạn vẫn uống nước đều đặn nhưng bỗng nhiên phát hiện nước tiểu thay đổi màu sắc bất thường, có thể là vàng đậm thậm chí có màu hơi đỏ của máu thì nên cảnh giác thận đã xảy ra vấn đề. Một khi chức năng thanh lọc của thận gặp trở ngại sẽ biểu hiện trực tiếp ở màu nước tiểu.
Sau khi uống nước lại không có cảm giác buồn tiểu
Thông thường khi chúng ta uống một lượng nước nhất định vào cơ thể thì lượng nước tiểu cần thải ra cũng theo đó mà tăng lên. Nếu bạn uống nhiều nước mà thời gian rất lâu vẫn không thấy cần tiểu tiện thì coi chừng sức khỏe đang có vấn đề, đặc biệt là thận.
Theo thống kê lâm sàng, tình trạng này có thể do suy giảm chức năng thận hoặc chức năng trao đổi chất của tiểu cầu thận xảy ra bất thường. Lượng nước tiểu sẽ giảm rõ rệt nên các chất thải và độc hại cũng tích tụ trong cơ thể nhiều hơn, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh tật khác liên quan.
Sau khi uống nước liền bị khô miệng và tiểu nhiều
Khi chúng ta khát thường sẽ có biểu hiện là khô miệng, khô cổ họng, lúc này nếu uống nước vừa đủ sẽ làm dịu cơn khát, giúp toàn cơ thể dễ chịu hơn và có thêm năng lượng. Tuy nhiên nếu vừa uống nước xong mà ngay sau đó bạn lại tiếp tục khô miệng mặc dù đi tiểu nhiều hơn thì cảnh giác thận đang suy yếu.
Một khi thận khí không đủ sẽ gây ra triệu chứng khát nước liên tục, đồng thời còn kéo theo suy giảm hệ miễn dịch khiến bạn dễ bị mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân. Lúc này tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra căn nguyên bệnh chuẩn xác.
Sau khi uống nước bị đau chướng bụng
Uống nước để khỏe mạnh do khi cung cấp đủ nước cho cơ thể thì chức năng trao đổi chất cũng được nâng cao, đồng thời còn thúc đẩy tuần hoàn máu thuận lợi hơn. Nhưng nếu sau khi uống nước mà bạn bị đau chướng bụng khó chịu, dù thời gian diễn ra không dài thì vẫn phải xem xét vấn đề bất thường ở thận.
Uống nước để khỏe mạnh cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau
Nhiệt độ nước hợp lý
Nhiệt độ nước uống không thể đưa ra con số cụ thể nhưng cơ bản là độ ấm của nước nên gần với thân nhiệt con người là được, nghĩa là không nên quá lạnh cũng không nên quá nóng, tất cả đều tổn thương dạ dày, đường ruột.
Uống nước đúng thời điểm
Bạn có thể uống nước bất cứ lúc nào nhưng một số thời điểm nhất định trong ngày nên duy trì thói quen uống nước để tăng hiệu quả phòng bệnh. Sáng sớm ngủ dậy uống một ly nước ấm có thể làm sạch các chất thải, vi khuẩn trong cơ thể, làm dịu khoang miệng và cổ họng. Bạn nhớ uống từng hớp nhỏ và uống từ từ, vừa uống xong thì không nên vận động mạnh.
Không phải uống nước càng nhiều thì càng tốt
Uống nước để khỏe mạnh nhưng vẫn kiểm soát được lượng nước bổ sung vào cơ thể. Người trưởng thành khỏe mạnh thông thường nên bổ sung khoảng 2500ml nước từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có khoảng 1500ml là nước uống trực tiếp. Nếu uống quá nhiều nước ngược lại sẽ tăng gánh nặng cho thận.
Không phải cứ nước càng tinh khiết càng tốt
Nhiều người thích uống nước tinh khiết vì nghĩ rằng đảm bảo vệ sinh và nhiều khoáng chất. Thực tế thường xuyên uống loại nước này không những có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể mà còn dễ làm thất thoát nguyên tố vi lượng hữu dụng, làm suy giảm sức đề kháng và chức năng miễn dịch.
Bệnh nhân tiết dịch màu trắng đục sau khi gãy xương sườn Thay vì chứa máu, dịch dẫn lưu của bệnh nhân chuyển màu trắng đục bất thường. Sau tai nạn do va chạm với xe máy khi đi bộ, ông Đ.V.D. (74 tuổi, trú tại Việt Trì, Phú Thọ) được đưa ngay vào khoa cấp cứu của bệnh viện địa phương. Kết quả kiểm tra cho thấy ông D. bị gãy xương sườn, xuất...