Người đàn ông có 150 người con ở nhiều nước và tiếp tục có thêm
Người đàn ông Mỹ đã có khoảng 150 người con trên khắp thế giới. Nhưng chưa dừng lại ở đó, chỉ trong vài tháng tới, ông tiếp tục đón thêm 3 đứa con nữa.
Ông Joe Donor ở Mỹ đã có khoảng 150 người con ở nhiều nước trên thế giới – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ông Joe Donor (50 tuổi) đã có khoảng 150 người con trên khắp thế giới bằng cách hiến tặng tinh trùng. Ông bắt đầu hiến tinh trùng từ năm 2008 và vẫn đang tiếp tục việc này, theo Mirror .
Vào đầu năm 2020, ông đã có thêm 6 đứa trẻ. Chỉ trong vài tháng tới, ông sẽ tiếp tục có thêm 3 người con nữa. Cả 3 người phụ nữ sắp sinh này đều thụ thai từ tinh trùng ông hiến tặng và đều sống ở Anh.
Ông Joe Donor là người ở bang Vermont (Mỹ). Vào tháng 9.2020, ông đến Anh và hiện đang sống ở thành phố London (Anh). Kể từ đó đến nay, ông đã gặp 15 người phụ nữ.
Nhiều người trong số này không muốn có mối quan hệ xác thịt vì nó phát sinh nhiều vấn đề hoặc họ là người đồng tính. Một số thì ông Donor gặp và có quan hệ tình dục. Những người phụ nữ này cho rằng thụ thai bằng phương pháp tự nhiên vẫn tốt hơn các phương pháp nhân tạo.
“Tôi cảm thấy mình là người may mắn khi có thể giúp đỡ phụ nữ những lúc họ cần”, ông Donor chia sẻ.
Video đang HOT
Suốt nhiều tháng qua, do bùng phát dịch Covid-19 nên ông Donor mắc kẹt ở Argentina. Do ông kinh doanh trực tuyến nên không cần thiết lúc nào cũng phải có mặt ở Mỹ.
“Virus Corona không làm mọi thứ chậm lại. Tôi vẫn cảm thấy bận rộn hơn bao giờ hết”, ông nói thêm.
Người đàn ông cho biết ông rất thích xem ảnh những đứa con của ông sau khi chúng chào đời. Nhiều đứa trong số đó rất giống ông.
Ông Donor nhấn mạnh là hoàn toàn không thu phí khi hiến tặng tinh trùng của mình. Mọi việc ông làm đơn giản là vì thích giúp đỡ những người phụ nữ muốn có con. Trong hành trình hiến tặng tinh trùng, ông đã đi đến nhiều nơi ở Mỹ, Ý, Singapore, Philippines và Argentina, theo Mirror .
Chiến dịch Trump nợ các thành phố Mỹ 850.000 USD
Chiến dịch vận động tranh cử của Trump đang nợ nhiều thành phố khắp nước Mỹ ít nhất 850.000 USD, trong đó riêng El Paso là hơn 500.000 USD.
Thành phố El Paso, bang Texas, tuần này cho hay sẽ thuê tư vấn pháp lý để đòi hơn 500.000 USD mà nhóm của Trump còn nợ cho chi phí an ninh và các khoản khác sau cuộc vận động hồi tháng 2/2019. Số tiền này bao gồm 470.000 USD trả cho cảnh sát và sở cứu hoả địa phương và 99.000 USD phí trả muộn.
Năm ngoái, Trung tâm Liêm chính Công cộng đã đưa El Paso vào danh sách 10 thành phố đang chờ thanh toán từ nhóm vận động tranh cử của Trump cho các cuộc vận động kể từ năm 2016.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vận động tranh cử tại thành phố Grand Rapids, bang Michigan đêm 2/11. Ảnh: AFP .
Một số quan chức thành phố khác cũng xác nhận rằng họ chưa nhận được số tiền đã lên hoá đơn với chiến dịch Trump, và một số thành phố chấp nhận rằng khoản nợ sẽ không bao giờ được thanh toán. Các khoản nợ này từ vài nghìn USD cho tới 200.000 USD như ở thành phố Albuquerque, bang New Mexico, nhưng El Paso là nơi bị nợ nhiều nhất.
Thành phố Burlington, bang Vermont, cho hay nhóm Trump vẫn chưa trả gần 8.500 USD số tiền họ nợ sau cuộc vận động tranh cử tháng 1/2016 trước khi đắc cử tổng thống.
"Việc Tổng thống Trump không hợp tác giới chức hành pháp địa phương và thiếu liên hệ với những người bán vé đã đặt cảnh sát thành phố dưới một gánh nặng không đáng có và gây tổn hại cho các doanh nghiệp trung tâm một cách không cần thiết", thị trưởng Burlington, Miro Weinberger, nói hồi tháng 6/2016. "Việc thanh toán các hoá đơn là điều đúng đắn và danh dự mà ông Trump nên làm".
Gần 5 năm sau, thành phố Burlington vẫn chưa được trả tiền.
Một trong những vấn đề chính với các thành phố đang đòi chiến Trump trả nợ là trừ khi hợp đồng được ký kết từ cả hai bên, không có yêu cầu pháp lý nào rằng các ủy ban chính trị phải trả chi phí an ninh.
Các thành phố đã tự triển khai thêm sĩ quan cảnh sát và áp dụng những biện pháp khác để đảm bảo an ninh, do các cuộc vận động của Trump thường thu hút hàng chục nghìn người ủng hộ đến những khu vực có lượng dân số tương đối nhỏ.
Việc bổ sung thêm cảnh sát cũng là yêu cầu từ Mật vụ Mỹ, cơ quan mà các nhóm vận động tranh cử cho rằng nên đứng ra thanh toán chi phí an ninh. Tuy nhiên, phát ngôn Mật vụ Mỹ Jeffrey Adams cho hay cơ quan này không được cấp tiền để bồi hoàn cho cảnh sát địa phương và "không có cơ chế để làm như vậy."
Không chỉ Trump, nhiều nhóm tranh cử của các ứng viên tổng thống khác, trong đó có Barack Obama và Hilary Clinton, cũng không thanh toán cho các chính quyền địa phương vì cung cấp thêm cảnh sát.
"Đến nay, thành phố Green Bay vẫn chưa nhận được khoản bồi hoàn nào từ chiến dịch Trump và Clinton cho các chi phí năm 2016", Celestine Jeffreys, chánh văn phòng thị trưởng thành phố Green Bay, bang Wisconsin, cho hay.
Một vấn đề khác là chi phí pháp lý để đòi nợ từ nhóm Trump thường cao hơn khoản nợ. Karla Nieman, luật sư của thành phố El Paso, xác nhận họ sẽ không đệ đơn kiện để đòi 569.000 USD và thay vào đó "tiếp tục khai thác các lựa chọn khác".
Thành phố Tucson, bang Arizona, nơi bị nhóm Trump nợ hơn 81.800 USD, xác nhận chi phí pháp lý kiện tụng sẽ vượt quá số tiền này và thay vào đó rút kinh nghiệm trong các thoả thuận tương lai để tránh phải chịu các khoản phí này.
Thành phố Albuquerque, nơi đã nhiều lần đòi nợ chiến dịch Trump hơn 211.000 USD sau cuộc vận động tháng 9/2019, cho hay đang đợi xem El Paso sẽ làm gì tiếp theo trước khi quyết định làm thế nào để đòi nợ.
"Không có gì đáng ngạc nhiên", Jessica Campbell, phát ngôn viên thị trưởng Albuquerque cho hay khi hỏi về khoản nợ. "Chúng tôi đã gửi hoá đơn cho chiến dịch Trump nhiều lần kể từ khi họ bỏ rơi những người nộp thuế. Chúng tôi muốn họ thanh toán.
Chiến dịch Trump chưa đưa ra bình luận.
Lộ tội ác do lỗi chính tả Jacqueline bỏ chất chống đông vào đồ uống, đầu độc ông chồng 70 tuổi sau trận cãi nhau, rồi trưng ra với cảnh sát Anh tờ giấy "muốn được chết" do nạn nhân ký tên. Giáng sinh năm 2013, khi cấp cứu tới nơi hiện trường là căn nhà ở phía nam thành phố London, Anh, Jacqueline đưa cho nhân viên y tế...