Người đàn ông chuyển khoản nhầm 3,5 tỷ đồng nhưng đối phương nhất quyết không trả lại, lý do khiến ai nghe xong cũng đồng tình
Phát hiện mình lỡ tay chuyển nhầm tài khoản, người đàn ông cuống cuồng xin được trả lại nhưng chỉ nhận được lời từ chối thẳng thừng.
Chiều 17/7/2024, một người đàn ông họ Thái hoảng hốt, mồ hôi đầm đìa chạy vào đồn cảnh sát tại quận Sùng Minh, Thượng Hải, Trung Quốc. Ông nói rằng mình vừa chuyển nhầm 1 triệu NDT (tương đương 3,5 tỷ đồng) cho người lạ. Đây là số tiền ông định chuyển cho bạn mình để đặt cọc nhà, nhưng trong giây phút bất cẩn đã để xảy ra sự nhầm lẫn tai hại này.
Biên lai chuyển tiền của ông Thái đến tài khoản của 1 người họ Từ
Ông Thái trình bày: “Vì bạn tôi cũng họ Từ, thế nên tôi không nhìn kỹ lại tên, cứ đinh ninh là đã đúng số tài khoản và chuyển tiền đi”.
Sau khi chuyển khoản, bạn ông Thái chờ mãi vẫn chưa nhận được tiền. Lúc này ông Thái kiểm tra lại mới biết mình đã chuyển nhầm. Không có cách nào liên hệ với người nhận, ông đành nhờ đến sự giúp đỡ của cảnh sát.
Cát quận Sùng Minh phối hợp với ngân hàng để điều tra và liên lạc với người đàn ông họ Từ, chủ tài khoản mà ông Thái đã chuyển nhầm 3,5 tỷ. Ông Từ lúc này đang sinh sống ở một tỉnh khác, bỗng nhiên nhận được một cuộc điện thoại tự xưng là cảnh sát thì nghĩ rằng mình bị lừa, dứt khoát tắt máy.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Đến ngày hôm sau, cảnh sát tiếp tục liên lạc và thuyết phục ông Từ trả lại tiền cho ông Thái. Ông Từ cho biết đã kiểm tra tài khoản, đúng là có một số tiền lạ được chuyển đến. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo số tiền đó đúng là của ông Thái và người đang gọi điện cho ông có thực sự là cảnh sát không. Vì vậy, ông Từ tuyên bố sẽ phải đến đồn cảnh sát ở địa phương để xác minh trước, rồi mới đưa ra quyết định giải quyết số tiền kia thế nào.
Cảnh sát và ông Thái đều cho rằng lời ông Từ nói là hợp lý. Đây là số tiền rất lớn nên không thể xử lý một cách vội vàng được, nên họ quyết định liên hệ thẳng với đồn cảnh sát địa phương nơi ông Từ sinh sống. Phía cảnh sát ở đây đã đến giải thích rõ ràng sự việc với ông Từ. Cuối cùng, ông mới tin rằng đúng là có người đã chuyển nhầm 1 triệu NDT (3,5 tỷ đồng) vào tài khoản của mình.
Nhờ sự phối hợp của cảnh sát ở 2 nơi, ông từ đã đến ngân hàng làm thủ tục và hoàn trả lại nguyên vẹn tất cả số tiền chuyển nhầm cho ông Thái mà không cần báo đáp thêm đồng nào.
Ngày 18/7, khi thấy tiền mình chuyển nhầm đã về lại tài khoản, ông Thái mới thở phào nhẹ nhõm, vì đó là số tiền ông dành dụm cả đời để mua nhà. Đồng thời, ông Thái cũng liên tục cảm ơn các cảnh sát và đề xuất phía cảnh sát tặng giấy khen tuyên dương ông Từ và những người hỗ trợ trong sự việc.
Sau sự việc, cảnh sát cũng nhắc nhở mọi người phải chú ý hơn khi chuyển tiền bằng ứng dụng Mobile Banking trên điện thoại. Người dùng phải kiểm tra cẩn thận tên tài khoản, số tài khoản và các thông tin khác khi chuyển tiền, sau đó mới nhấp vào nút “xác nhận” để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có, vì không phải ai cũng sẽ may mắn như ông Thái.
Chuyển khoản nhầm 600 triệu đồng, người đàn ông "đau đầu" khi đối phương đồng ý trả nhưng tòa án lại không cho
Người đàn ông chuyển khoản nhầm số tiền 600 triệu đồng và dù người nhận đã đồng ý trả lại, tuy nhiên, tòa án quyết định không chấp nhận yêu cầu này.
Sự việc hi hữu thu hút sự chú ý của cư dân mạng, theo đó anh Đỗ giám đốc của một nhà máy phần cứng tại Chiết Giang,Trung Quốc vướng vào rắc rối không đáng có. Cụ thể, khi chuyển số tiền hơn 180.000 NDT (khoảng 600 triệu đồng) cho khách hàng của mình nhưng vì sơ suất không lường trước, anh lại chuyển khoản nhầm số tiền này cho một người đàn ông không quen biết tên Du.
Sau khi liên hệ được với anh Du và giải thích tình hình, đối phương đã đồng ý trả lại số tiền này cho anh Đỗ. Mọi chuyện tưởng chừng có thể được giải quyết nhanh chóng, nhưng khi cả hai đến ngân hàng để rút tiền, họ nhận được thông báo không mong muốn là tài khoản của anh Du đã bị tòa án yêu cầu phong tỏa trước đó không lâu.
Chuyển khoản nhầm 600 triệu đồng, người đàn ông "đau đầu" khi đối phương đồng ý trả nhưng tòa án lại không cho
Không hiểu tại sao lại có sự phức tạp như vậy, giám đốc Đỗ và anh Du đã nhanh chóng đến Tòa án địa phương để làm rõ sự việc. Hóa ra, anh Du đã mắc nợ 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng) cho một người khác và chưa trả, dẫn đến việc đối phương khởi kiện và yêu cầu tòa án phong tỏa tài sản của anh. Điều không may xảy ra khi lệnh đóng băng tài khoản của anh Du đã được thực hiện ngay sau khi anh Đỗ gửi nhầm số tiền cho anh Du. Vì vậy, anh Du không thể trả lại số tiền cho anh Đỗ ngay được.
Liên quan đến sự việc này, anh Du cũng bày tỏ quan điểm của mình là muốn trả tiền cho người chuyển nhầm, còn việc anh nợ tiền thì bị khóa tài khoản là hợp lý. Tuy nhiên, thẩm phán tòa án giải thích sự việc không đơn giản như anh Du vẫn nghĩ.
Trước hết, sau khi xảy ra giao dịch nhầm, số tiền ban đầu thuộc về giám đốc Đỗ đã bị chuyển vào tài khoản của anh Du. Điều này có nghĩa là quyền sở hữu về số tiền này đã chuyển sang anh Du từ góc độ pháp lý. Do đó, anh Đỗ, người trước đây là chủ sở hữu của số tiền đó, có quyền trở thành chủ nợ của anh Du và yêu cầu anh Du trả lại số tiền tương đương.
Thứ hai, nếu giám đốc Đỗ muốn khôi phục số tiền của mình, thì chỉ có thể thực hiện điều này thông qua các biện pháp hợp pháp như khởi kiện anh Du và yêu cầu anh ta trả lại số tiền. Trong tình huống này, anh Đỗ có quyền như bất kỳ chủ nợ nào khác. Về khoản nợ cá nhân ban đầu của anh Du là 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng) cũng trở thành một khoản nợ chung. Trong quá trình thực hiện quyết định của tòa án, các yêu cầu tịch thu hoặc phong tỏa từ các chủ nợ sẽ được xem xét và xử lý theo thứ tự mà chúng được đưa ra.
Nghe đến đây, anh Đỗ đã không còn cách nào khác ngoài việc đưa vụ việc ra tòa và yêu cầu anh Du trả lại 180.000 NDT. Sau khi Tòa án giải quyết vụ việc này, cả hai bên đã đạt được thỏa thuận rằng anh Du sẽ hoàn trả 180.000 NDT cho anh Đỗ. Tuy nhiên, vì tình hình tài chính của anh Du đang trong giai đoạn khó khăn, việc anh Đỗ muốn lấy lại số tiền gửi nhầm của mình cũng sẽ cần thêm thời gian.
Trong trường hợp khoản nợ 300.000 NDT của anh Du vẫn chưa được giải quyết, hoặc quyết định của tòa chưa có hiệu lực, hoặc tòa án chưa thực hiện, anh Đỗ có thể đệ đơn xin tham gia quá trình phân chia để có thể nhận trước một phần nhỏ của số tiền 180.000 NDT.
Chuyển khoản nhầm 1,4 tỷ đồng cho người lạ, người phụ nữ xin lại nhưng đối phương không trả, cảnh sát tức tốc vào cuộc điều tra Một khoản tiền khổng lồ có nguy cơ mất trắng vì bất cẩn khiến người phụ nữ vô cùng hoang mang. Một buổi trưa tháng 7 năm 2022, người phụ nữ họ Thẩm ở Gia Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc hốt hoảng đến đồn cảnh sát báo cáo, trong lúc bất cẩn đã không may chuyển nhầm cho người khác 400.000 NDT (khoảng...