Người đàn ông chi 2,3 tỷ mua bảo hiểm ô tô, đến khi xe hỏng, phải sửa hết 1,4 tỷ lại không được bồi thường: Tòa khẳng định công ty bảo hiểm làm đúng
Trong vụ việc này, tòa án Trung Quốc đã đứng về phía công ty bảo hiểm và bác bỏ đơn kiện của chủ sở hữu phương tiện gặp nạn.
Vào tháng 5/2023, anh Cao ở Bắc Kinh, Trung Quốc, đã chi hơn 670.000 NDT (hơn 2,3 tỷ đồng) mua bảo hiểm cho chiếc xe ô tô của mình. Xong xuôi, người đàn ông này đăng tin cho thuê xe của mình thông qua một sàn cho thuê ô tô.
Vào tháng 7/2023, một người thuê chiếc xe này trong lúc lưu thông trên đường cao tốc đã mất lái, khiến xe va chạm với lan can bên đường và bị hư hỏng nghiêm trọng. Cơ quan chức năng xác định người lái xe đã vi phạm luật giao thông Trung Quốc và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về vụ việc .
Sau khi gửi chiếc xe đi sửa chữa với tổng chi phí hơn 430.000 NDT (hơn 1,4 tỷ đồng), anh Cao làm đơn yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường cho mình nhưng bị đối phương từ chối chi trả. Khi anh Cao hỏi lý do, phía công ty bảo hiểm cho biết: “Chúng tôi làm đúng theo hợp đồng”.
Không đồng tình với lý do này của công ty bảo hiểm, anh Cao đã kiện đơn vị này ra Tòa án nhân dân quận Đông Thành, Bắc Kinh.
Trước tòa, công ty bảo hiểm cho biết họ từ chối bồi thường cho trường hợp của anh Cao là có lý do. Theo đó, trong hợp đồng bảo hiểm ghi rõ xe được bảo hiểm là xe gia đình. Trong trường hợp xe được sử dụng dưới hình thức khác thì chủ sở hữu phải thông báo kịp thời cho đơn vị bảo hiểm. Nếu không, công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm khi có thiệt hại xảy ra.
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Xét trong trường hợp của anh Cao, công ty bảo hiểm cho rằng xe của anh đã cho người khác thuê, điều đó có nghĩa là nó không còn là xe phục vụ cho gia đình mà là xe thương mại. Điều này cũng làm thay đổi bản chất của việc sử dụng xe và làm gia tăng đáng kể mức độ sử dụng phương tiện và nguy cơ thiệt hại cho phương tiện. Hơn nữa, phía công ty bảo hiểm cũng không được thông báo về sự thay đổi này nên họ sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường cho chiếc xe của anh Cao.
Đáp lời của công ty bảo hiểm, anh Cao cho biết anh chỉ cho thuê chiếc xe với nhu cầu phục vụ gia đình chứ không cho thuê với mục đích kinh doanh vận tải như vận tải hành khách, vận chuyển hàng hóa nên không phải là phương tiện vận tải thương mại như công ty bảo hiểm nói.
Sau khi xem xét vụ việc, tòa án cho rằng theo quy định của Luật bảo hiểm Trung Quốc, nếu mức độ nguy hiểm của đối tượng bảo hiểm tăng lên đáng kể trong thời gian hợp đồng có hiệu lực thì người được bảo hiểm phải thông báo kịp thời cho bên bảo hiểm theo quy định của hợp đồng. Từ đó, đơn vị bảo hiểm có thể tăng phí bảo hiểm hoặc chấm dứt hợp đồng theo quy định của hợp đồng. Nếu chủ sở hữu phương tiện không thực hiện nghĩa vụ thông báo thì đơn vị bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm bồi thường phí bảo hiểm do khi xảy ra thiệt hại vì mức độ nguy hiểm của đối tượng được bảo hiểm đã tăng lên đáng kể.
Đặt vào trường hợp này, anh Cao cho thuê chiếc xe thông qua một nền tảng cho thuê xe có lộ trình lái xe và phạm vi sử dụng xe khác với xe gia đình, điều này đã vi phạm quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Thứ hai, sau khi cho thuê xe, bất kỳ bên thứ ba nào cũng có thể thuê xe. Bên thứ ba không xác định không quen với tình trạng của xe sẽ làm tăng rủi ro cho phương tiện. Từ đó khiến xác suất rủi ro của phương tiện cao hơn đáng kể và ảnh hưởng đến số tiề.n phí bảo hiểm mà công ty bảo hiểm phải chi trả nếu có thiệt hại xảy ra.
Cuối cùng Tòa án nhân dân quận Đông Thành cho rằng anh Cao đã vi phạm hợp đồng và bác bỏ đơn kiện của người này theo đúng quy định của pháp luật.
Mẹ "lười" và chuyện mướn shipper đưa đón con
Một bà mẹ ở Trung Quốc gây tranh cãi trên mạng xã hội sau khi chia sẻ chuyện thuê người giao hàng (shipper) đưa đón con đi học.
Đầu tháng 12/2024, một người phụ nữ ở Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết "buổi sáng mùa đông quá lạnh để ra khỏi giường", nên đã thuê người giao hàng (shipper) đưa con đi học vào 6h30 mỗi sáng.
"Thật là một ý tưởng thông minh! Đưa trẻ đi học và giao hàng về cơ bản là giống nhau, miễn là các con đến nơi an toàn", một người dùng mạng ủng hộ cách làm này của người mẹ trên.
Trên thực tế, nhiều phụ huynh khác cũng đang áp dụng phương pháp này để đưa đón con đi học. Một người phụ nữ họ Zheng đến từ tỉnh Hà Nam cho hay công việc ca đêm khiến cô quá mệt mỏi để đưa con đến trường. Do đó, cô đã thuê shipper thay mình đưa đón con.
"Người giao hàng làm việc rất chuyên nghiệp. Họ đưa con tôi đến trường an toàn và gửi cho tôi video làm bằng chứng", cô nói.
Zheng cho biết những người giao hàng được đào tạo bài bản đến từ những công ty uy tín giúp cô bớt lo lắng về vấn đề an toàn của trẻ.
Người giao hàng nhận đưa đón tr.ẻ e.m đến trường mỗi ngày (Ảnh: Weibo).
Một bà mẹ khác (đề nghị giấu tên) đến từ Thành Đô cho biết đã từng thuê một người giao hàng để đưa con đến trường đúng giờ và tránh tắc đường trong lúc trời mưa lớn.
"Shipper nhanh trí sử dụng xe đạp điện để di chuyển linh hoạt, đưa con tôi đến trường an toàn. Tuy nhiên, khi nghĩ lại, tôi cảm thấy hơi lo lắng. Việc giao con cho người lạ không phải là điều nên làm", cô chiêm nghiệm.
Các nguồn tin cho biết phí giao hàng cho khoảng cách dưới 5km dao động 10 - 20 nhân dân tệ (35.000 - 70.000 đồng) tại Trung Quốc.
Nhiều công ty vận chuyển khuyên nhân viên không nên nhận các mặt hàng có giá trị hơn 5.000 nhân dân tệ (hơn 17 triệu đồng) vì mức bồi thường không có bảo hiểm chỉ được giới hạn ở mức 200 nhân dân tệ (gần 700.000 đồng).
Tuy nhiên, một cư dân mạng lo ngại: "Những người giao hàng phải chịu áp lực về thời gian, thường xuyên chạy quá tốc độ và vượt đèn đỏ. Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm khi có tr.ẻ e.m trên xe".
Trong khi đó, một người khác bày tỏ: "Nếu xảy ra ta.i nạ.n hoặc tr.ẻ e.m mất tích, ai sẽ phải chịu trách nhiệm: Cha mẹ lười biếng hay người giao hàng vô trách nhiệm?".
Ngày 27/12/2024, một công ty giao hàng ở Trung Quốc khẳng định việc chở người không nằm trong dịch vụ của họ.
"Những tài xế nhận đơn hàng như vậy một cách riêng tư đã vi phạm chính sách của công ty và sẽ phải đối mặt với các quy định xử lý trách nhiệm nếu bị bắt quả tang", một đại diện dịch vụ khách hàng cho biết.
Một công ty chuyển phát nhanh khác nhấn mạnh rằng người giao thường chỉ mang theo một mũ bảo hiểm, không có mũ cho tr.ẻ e.m trên xe. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trên đường phố nếu xảy ra va chạm.
Zhao Liangshan, một luật sư từ Công ty luật Shaanxi Hengda, cho hay những người giao hàng không có giấy phép vận chuyển hành khách, khiến hành vi này có khả năng trở thành bất hợp pháp.
Tại Trung Quốc, những cá nhân tham gia các dịch vụ vận chuyển trái phép sẽ phải đối mặt với án treo hoặc phạt tiề.n lên tới 100.000 nhân dân tệ (hơn 346 triệu đồng).
"Tr.ẻ e.m không thể nhận biết rủi ro hoặc biết cách tự vệ. Việc giao phó trẻ cho người lạ sẽ làm tăng nguy cơ bắ.t có.c và các tội phạm khác", Zhao cảnh báo.
Shipper không giao hàng tận nhà, cụ ông leo 6 tầng thang bộ xuống lấy thì đột quỵ qua đời, gia đình đòi bồi thường 1,7 tỷ đồng Gia đình cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chế.t của ông lão là do shipper đã không thực hiện đúng yêu cầu giao hàng tận cửa nhà. Ông Hy (tên nhân vật được thay đổi) 80 tuổ.i, sống cùng vợ trong một căn hộ nhỏ nằm trên tầng 6 của tòa chung cư cũ ở thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc). Vì...