Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bằng dây điện trên cây điều
Trong lúc đi bộ buổi sáng, người dân ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đã phát hiện một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bằng dây điện trên cây điều.
Sự việc xảy ra vào khoảng 6h30 ngày 28/2 ở ấp Phan Bội Châu, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Theo tin tức ban đầu, vào thời điểm trên, người dân ngụ tại địa phương đi bộ qua khu vực chợ chiều ở ấp Phan Bội Châu, xã Bàu Hàm 2 đã phát hiện một xác người đàn ông treo cổ trên cây điều liền tri hô và báo cho cơ quan chức năng.
Hiện trường vụ việc. Ảnh: BVPL
Nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường điều tra làm rõ vụ việc.
Danh tính nạn nhân được xác định là ông Đỗ Thảo (52 tuổi, ngụ xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất). Ông Thảo được xác định tử vong trước đó vài giờ.
Video đang HOT
Sau khi khám nghiệm hiện trường, gia đình đã làm đơn cam kết xin không khám nghiệm tử thi để về lo công tác hậu sự.
Gia đình nạn nhân cho biết ông Thảo làm nghề phụ hồ, lâu nay có vay mượn tiền bên ngoài, mấy hôm nay người ta tới đòi nợ nhưng do khó khăn nên không có tiền trả.
Hoàng Yên (T/h)
Theo Doisong&phapluat
Giá heo hơi hôm nay: Giá ổn định, nhà nông chăm chút từng con lợn
Dịch bệnh diễn ra ở một số nơi khiến người chăn nuôi Đồng Nai đề cao cảnh giác, vừa để duy trì đàn vật nuôi, vừa vì nhiều người tin rằng giá lợn hơi sẽ còn tiếp tục duy trì mức cao.
Trước Tết Nguyên đán, việc cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy 2 tấn lợn bị nhiễm bệnh lở mồm long móng ở tại TP.Biên Hòa càng khiến người chăn nuôi lo lắng bởi nếu xảy ra dịch, nguy cơ thua lỗ là điều khó tránh khỏi.
Giá lợn hơi ổn định ở mức cao
Một trại lợn ở xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Ảnh: T.L
Huyện Thống Nhất là một trong những địa phương có tổng đàn lợn lớn của tỉnh Đồng Nai, với hơn 380.000 con. Đây cũng là địa bàn có nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng. Hàng ngàn con lợn trên các chuyến xe vận chuyển ngang qua hoặc xuất bán mỗi ngày đều tiềm ẩn nguy cơ xảy ra hay lây lan dịch bệnh.
Ông Đào Hữu Thuận - chủ trại lợn 2.500 con ở xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất) cho biết, ông chuẩn bị xuất bán hơn 500 con. Ông Thuận nhẩm tính, với giá bán trung bình hiện nay hơn 50.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông có thể thu về gần 1 tỷ đồng.
Vì thế, ngay khi nghe thông tin dịch bệnh trên đàn vật nuôi, ông đã chủ động tăng cường công tác phun xịt tiêu độc khử trùng cho không gian chuồng trại sạch sẽ. "Năm nay giá lợn đang có chiều hướng tốt mà gặp dịch là coi như trắng tay" - ông Thuận nói.
Theo anh Phan Anh Minh - thương lái lợn ở huyện Thống Nhất, giá lợn hơi hiện vẫn đang ổn định mức 50.000 - 53.000 đồng/kg. Thời điểm cuối năm 2018, giá lợn vẫn giữ ở mức 49.000 đồng/kg. Đến trước Tết Nguyên đán, giá sàn từ công ty chăn nuôi tăng lên 1.000 đồng/kg khiến giá thị trường nhích lên theo, ở mức 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Ngay trong tết, cũng có một số ít thương lái chốt giá 53.000 - 55.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đó là mức giá đảm bảo duy trì nguồn hàng bán tết, đề phòng đột biến nên đặt cọc để giữ mối. Anh Minh nhận định giá sẽ tiếp tục ổn định chứ khó có chuyện tăng nóng vì lượng lợn hơi hiện vẫn tương đối cân bằng giữa cung cầu.
Còn theo ông Nguyễn Trọng Trí - Giám đốc phụ trách kinh doanh của Công ty CP chăn nuôi C.P (Khu công nghiêp Biên Hoa 2), giá lợn hơi bình quân trên địa bàn tỉnh hiện đạt 51.500 đồng/kg, tăng từ 500-1.000 đồng/kg so với trước Tết. Lượng lợn hơi cung ứng cho thị trường được đảm bảo, không sợ thiếu hụt.
Chủ động phòng bệnh
Ông Trần Hữu Trung - hộ chăn nuôi lợn ở xã Gia Tân 2 thì kể, từ trước tết cũng có một số lợn bị nhiễm lở mồm long móng nhưng tỷ lệ không đáng kể. Từ năm 2006, bệnh này từng gây thiệt hại nặng nên người chăn nuôi ở địa phương đã có kinh nghiệm trong việc phòng bị. Dịch bệnh hiện được khống chế tốt nên nên lợn thịt hao hụt không đáng kể, nguồn cung vẫn ổn định.
Tuy nhiên, ông Trung cũng lưu ý, một số ít trường hợp trại nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh lở mồm long móng, chủ yếu trên đàn lợn nái sinh sản. Nếu chữa được thì khó tránh khỏi nái bị hư thai. Trường hợp khác là nái mẹ mới đẻ mà bị nhiễm bệnh dễ gây mất sữa, hoặc bệnh làm lở loét, nái không cho lợn con bú được.
Hiện tại, giá lợn hơi vẫn đang ổn định, nông dân sẽ tiếp tục chăn nuôi. Tuy nhiên do dịch bệnh ảnh hưởng lên đàn lợn con cho lứa nuôi tiếp theo, thời gian tới giá lợn có thể nhích thêm một chút do khan giống lợn con tạm thời. Lúc đó, công ty chăn nuôi sẽ lại đưa lợn con ra thị trường để thu lời.
Về phía người chăn nuôi nông hộ, ông Trần Hữu Trung cũng thừa nhận sau 1,5 năm bị lỗ vốn thì gần 1 năm nay (tính từ thời điểm 30.4.2018 giá lợn hơi bắt đầu tăng), nông dân đã có lời. Nếu hộ, trại nào còn duy trì được lượng lợn ổn định thì gần như đã hoặc sẽ gỡ được vốn. Hộ, trại nào phải giảm đàn thì giỏi lắm cũng mới gỡ lại chừng 50% vốn vì đến khi được giá thì lại không có nhiều lợn.
"Nhìn chung, tình hình chăn nuôi lợn tiến triển ổn định, người chăn nuôi rất phấn khởi. Công việc cần nhất sau tết là tiếp tục chủ động tiêm đầy đủ các loại vaccine và thực hiện tốt công tác tiêu độc khử trùng trên đàn gia súc" - ông Trung nhận xét.
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, năm nay, ngành chăn nuôi trong tỉnh đã chủ động tốt hơn nguồn vacine. Tuy nhiên, thời tiết thất thường hiện nay là điều kiện tốt để virus, vi khuẩn của các dịch bệnh, trong đó có bệnh lở mồm long móng phát triển mạnh.
Theo Danviet
BOT TPHCM - Long Thành - Dầu Giây thu mấy tỉ trong ngày? Từ vụ cướp 2,2 tỷ đồng tại trạm thu phí TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, nhiều người cho rằng doanh thu của trạm thu phí này có thể lên đến 6 tỷ/ngày, chứ không phải là 1 tỷ/ngày như đã báo cáo. Vậy thực chất, số tiền thu phí trong ngày của BOT này là mấy tỉ trong ngày? Lưu lượng...