Người đàn ông “chết” 7 phút hé lộ điều nhìn thấy ở “thế giới bên kia”
Một diễn viên người Anh đóng vai chính trong vở kịch Shakespeare, chết trong 7 phút và hé lộ những gì xảy ra.
Nhiều người tin rằng có thế giới bên kia sau khi chết.
Theo Express, Shiv Grewal đến từ Peckham, London, bị trụy tim khi đang đi ăn trưa với vợ cách đây 5 năm.
Grewal được các nhân viên y tế nỗ lực cứu chữa khi đã được xác định chết lâm sàng trong vòng 7 phút.
Người đàn ông 60 tuổi giờ đây hé lộ những gì mình nhìn thấy ở thế giới bên kia. Grewal nói: “Tôi biết là mình đã chết, theo một cách nào đó. Tôi cảm thấy mình tách biệt với cơ thể, nhưng vẫn cảm nhận được”.
“Nhưng khi đó tôi muốn quay trở về với cuộc sống. Và cuối cùng mong ước của tôi đã trở thành hiện thực”.
Trong 7 phút chết lâm sàng, Grewal nói mình rơi vào hành trình bất tận. “Giống như tôi đang đứng trước nhiều lựa chọn, được sống ở một thế giới khác, được tái sinh. Nhưng tôi muốn quay về với vợ, về với cơ thể của mình”.
Video đang HOT
Tuy vậy, các bác sĩ và chuyên gia y tế nói những trải nghiệm như trên không phải là bằng chứng về thế giới bên kia.
Bác sĩ Sam Parnia, đến từ Đại học Y khoa Langone ở New York City nói: “Mọi người hay cảm nhận thấy ánh sáng, ấm áp và tia sáng kéo mọi người đến. Nó làm cho người ta không muốn trở về”.
“Một số người khác thì cảm nhận được thời khắc mình rời xa cơ thể, trong khi các bác sĩ đang nỗ lực cứu chữa”, Parnia nói thêm.
Theo bác sĩ Parnia, có một cách giải thích khoa học là bộ não phát đi những tín hiệu cuối cùng như một cách để sống sót.
Nhờ công nghệ và khoa học hiện đại mà “cái chết giờ đây có thể được hiểu theo phạm trù khoa học”, bác sĩ Parnia nhấn mạnh.
Đăng Nguyễn
Theo Dân Việt
Ai Cập: Chôn người chết trong bình gốm để tái sinh
Phong tục chôn người chết trong bình gốm của người Ai Cập cổ đại mang ý nghĩa biểu tượng lớn hơn so với những gì các nhà nghiên cứu từng quan niệm.
Phong tục chôn người chết trong bình gốm thời Ai Cập cổ đại.
Theo Daily Mail, rải rác trên khắp Ai Cập, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hàng trăm bình gốm chứa xác người chết, bao gồm cả trẻ sơ sinh, trẻ em và thậm chí cả người lớn.
Nhiều quốc gia trên thế giới thời cổ đại, bao gồm Ai Cập, chôn xác chết của người thân trong bình gốm hoặc bình đựng hài cốt. Phong tục này bắt đầu từ giai đoạn 3.500 năm trước Công nguyên.
Giới khoa học trước đây cho rằng, việc chôn cất trong bình gốm chủ yếu được dùng cho người dân nghèo, đặc biệt là trẻ em. Đó là những đối tượng không có tiền để mua quan tài "đàng hoàng" và phải sử dụng bình gốm đựng thức ăn.
Điệu nhảy tượng trưng cho sự tái sinh trong một lăng mộ chôn người chết bằng bình gốm.
Nhưng nghiên cứu mới đã bác bỏ quan niệm này. Cụ thể, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra xác chết người lớn trong bình gốm, trong các khu mộ của người có địa vị cao. Một số bình gốm đựng hài cốt chứa vàng, trang sức, ngà voi, chuỗi hạt làm từ vỏ trứng đà điểu và quần áo.
Nhiều xác chết chôn trong bình gốm có dấu hiệu tổn thương ở phần miệng, dấu hiệu mà các nhà nghiên cứu cho rằng là biểu tượng của sự tái sinh. Đây là cách để hút chất lỏng ra ngoài, giúp bảo quản xác chết cũng như tượng trưng cho khái niệm giữa trứng và tử cung của người mẹ.
Các nhà khoa học trước đây quan niệm, phong tục này chỉ phù hợp với những người không có tiền mua quan tài "đàng hoàng".
Dù là xác chết trẻ em hay người lớn, các nhà khảo cổ cũng nhận thấy sự tương đồng khi người chết được đặt trong tư thế bào thai. Trong một lăng mộ Ai Cập cổ đại, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện dòng chữ minh họa những điệu nhảy trong nghi lễ tái sinh.
Người Ai Cập cổ đại được biết đến trong việc sử dụng nhiều tập tục mai táng khác nhau, từ bọc cơ thể trong vải lanh đến chôn người chết trực tiếp trong lòng đất.
Phong tục chôn người chết trong bình gốm là "một trong những lựa chọn", chứ không phải là cách cuối cùng, các nhà nghiên cứu giải thích.
Theo Danviet
Dấu mốc mới trên hành trình gần 100 năm mang điều kỳ diệu đến cho trẻ em Việc phát hiện ra HMO có đặc tính tăng cường hệ miễn dịch đánh dấu một cột mốc của Abbott trên hành trình gần 100 năm nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Những cuộc đời được tái sinh Similac ra đời từ năm 1925, xuất phát từ mong muốn của một vị bác sỹ nhằm tạo ra những giải pháp dinh dưỡng...