Người đàn ông Cần Thơ chạy xe ôm nấu cháo miễn phí cho mọi người
Dù cuộc sống không dư giả gì nhưng hơn chục năm qua, ông Sơn vẫn đều đặn nắng cũng như mưa, ngồi phát cháo miễn phí cho người nghèo ở cổng Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ.
Nồi cháo thấm đẫm tình người của tài xế xe ôm nghèo
Ông Nguyễn Thanh Sơn (62 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) có nhà cạnh Bệnh viện phụ sản TP Cần Thơ. Trong vùng mọi người đều gọi ông là “chú Sơn xe ôm” vì ông sống bằng nghề chạy xe ôm.
Ông Sơn sống cùng vợ trong một căn nhà nhỏ, vợ ông bệnh nặng không làm được gì. Hai vợ chồng già chỉ sống dựa vào tiền chạy xe ôm và bơm vá của ông Sơn nên cũng chẳng có chút nào dư giả.
Chú Sơn “xe ôm” với mái tóc bạc và chiếc áo đã cũ sờn (Ảnh: Nguyễn Cường).
Dù điều kiện như vậy nhưng ông Sơn lại khiến bao người phải ngưỡng mộ khi ngày nào cũng nấu cháo rồi phát từ thiện. Hơn chục năm qua, hình ảnh người đàn ông tóc bạc đứng phát cháo miễn phí trước cổng Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ đã trở thành một trong những hình ảnh thân thương của xứ Tây Đô.
Một nồi cháo lớn, một nồi nước sôi lớn, một cái bàn để các bịch cháo nóng hổi, cứ 3 giờ chiều ông Sơn lại bày biện những thứ “đồ nghề” ấy ra để bắt đầu một buổi phát cháo của mình. Ông Sơn cho biết ông bắt đầu bắc nồi nấu cháo và nước sôi miễn phí từ hơn chục năm trước.
Người đến xin cháo chủ yếu là những người nghèo, người bệnh, người bán vé số (Ảnh: Nguyễn Cường).
“Hồi đó tôi đưa vợ đi viện, thấy việc đi tìm mua cháo với nước sôi vất vả quá, mình nhà ở gần đã vậy, huống hồ những người ở huyện, ở ngoại tỉnh đến còn khó nữa. Không chỉ ít chỗ bán, với nhiều người họ cũng nghèo như mình, cũng thiếu thốn phải chi ly từng đồng.
Thấy vậy, vợ xuất viện thì tôi cũng bắt đầu mang bếp, mang nồi ra cổng bệnh viện nấu cháo phát cho bà con từ đó đến nay”, ông Sơn kể.
Dù mưa nắng thì bếp lò của ông Sơn vẫn đỏ lửa, nồi cháo vẫn sôi sùng sục. Mỗi ngày ông nấu 7 ký gạo, bắt đầu phát cháo từ 4 giờ chiều, hết lúc nào nghỉ lúc đó, không biết được bao nhiêu suất.
Ngày trước khách đến xin cháo của ông chủ yếu là người đi thăm nuôi trong viện hoặc những người nghèo, bây giờ thì nhiều người có điều kiện cũng đến đây xin cháo.
Để cháo ngon, không bị cháy ông Sơn phải khuấy liên tục (Ảnh: Nguyễn Cường).
“Mình miễn phí chứ có phải chỉ miễn phí cho người nghèo đâu, nên ai đến xin thì mình cũng cho. Ngày trước thì mình tự bỏ tiền làm hết mọi thứ, bây giờ thì cũng có người cho gạo, cũng có người cho tiền để mình mua than. Ngày trước chỉ mình mình làm, giờ thì cũng nhiều người đến giúp. Người giàu cũng đến xin thì chứng tỏ cháo của mình nấu ngon”, ông Sơn nói.
Hành động tốt của ông Sơn từ lúc bắt đầu chỉ mình ông làm, thậm chí có người còn bàn ra tán vào chuyện nhà chưa có đủ ăn đã đi làm từ thiện. Thế nhưng nay hương thơm nồi cháo đã lan tỏa, tình người đã lan tỏa, hành động đẹp của ông nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng.
Cạnh nồi cháo sôi sùng sục thơm mùi lá nếp, ông Sơn phải đảo liên tục tránh cháo bị đứng đáy nồi sẽ bị cháy, mất ngon.
Chú Sơn “xe ôm” và nồi cháo nghĩa tình được duy trì 10 năm nay (Ảnh: Nguyễn Cường).
Bà Dương Thị Doan (63 tuổi) hàng ngày vẫn đến lấy cháo miễn phí từ chỗ ông Sơn về ăn. Bà Doan cho biết bà sức khỏe yếu, sống một mình, lại bị đau bao tử, từ lâu bà đã thành khách quen của ông Sơn.
“Cháo thơm, ngon, cho dưa mắm vào ăn ngon lắm, phù hợp với những người như tôi. Có nồi cháo của ông Sơn giúp những người như chúng tôi nhiều lắm”, bà Doan nói.
Nhiều phụ nữ trong vùng thường xuyên dàn xếp thời gian đến phụ cùng ông Sơn phát cháo. Những người phụ nữ này cho biết việc ngồi phát cháo khiến mọi người vui vẻ và thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.
Vụ clip tài xế Gojek bị đuổi đánh bằng khúc củi: Nạn nhân tiết lộ bất ngờ
"Mục đích của tôi khi đưa đoạn video clip lên không phải để gây thù chuốc oán, mà chỉ là để cảnh báo anh em xe ôm công nghệ cẩn trọng, tìm cách bảo vệ mình...", nạn nhân chia sẻ.
Hai tài xế xe ôm cầm khúc gỗ đuổi đánh anh Tài - Ảnh cắt từ clip
Liên quan đến vụ việc một tài xế xe ôm công nghệ bị đánh khi đón khách đặt xe trên ứng dụng Gojek, chiều ngày 5/1, Công an phường Trung Mỹ Tây (Q.12, TP.HCM) xác nhận đã làm việc xong với các bên liên quan.
Nạn nhân là anh Đỗ Viết Tài (30 tuổi, tài xế Gojek).
Trao đổi trên Tuổi Trẻ Online, anh Tài cho biết do may mắn không bị thương nên đã làm đơn từ chối giám định thương tật.
"Tại công an phường, hai người tấn công tôi cũng đã nhận sai và xin lỗi tôi", anh Tài nói.
Về việc một số thành viên trên các diễn đàn xe ôm công nghệ rủ nhau trả thù 2 người đàn ông hành hung mình, anh Tài cho biết rất buồn và muốn mọi việc không đi quá xa.
"Mục đích của tôi khi đưa đoạn video clip lên không phải để gây thù chuốc oán, mà chỉ là để cảnh báo anh em xe ôm công nghệ cẩn trọng, tìm cách bảo vệ mình. Tôi mong mọi người hãy giữ bình tĩnh, họ sai thì đã có pháp luật xử lý", anh Tài chia sẻ.
Liên quan đến vụ việc, Dân trí thông tin thêm, chiều 5/1, Công an phường Trung Mỹ Tây đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 tài xế xe ôm truyền thống về hành vi gây mất an ninh trật tự.
Theo công an, 2 tài xế xe ôm này đã có hành vi cầm khúc củi tấn công anh Đỗ Viết Tài trong đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội vào ngày 2/1.
Cụ thể, vào khoảng 17h20 cùng ngày, anh Tài đến khu vực ngã tư An Sương (quận 12) để đón khách đặt xe qua app. Lúc này, 2 người chạy xe ôm truyền thống yêu cầu anh Tài đi chỗ khác và không được đón khách.
Trong lúc anh Tài giải thích là chỉ đón khách đặt qua app thì bị những người này cầm khúc gỗ đuổi đánh và phải bỏ chạy thục mạng.
Vào cuộc điều tra, Công an phường Trung Mỹ Tây đã mời anh Tài và 2 tài xế xe ôm truyền thống lên làm việc. Tại đây, 2 tài xế xe ôm đã nhận sai và xin lỗi anh Tài.
Bước đầu, công an xác định nguyên nhân là do 2 tài xế xe ôm cho rằng anh Tài đã tranh giành khách nên mới dẫn đến vụ việc trên.
TP.HCM longại nguy cơ lây dịch bệnh từ đội ngũ xe ôm Với hơn 175.000 tài xế xe ôm công nghệ, xe ôm truyền thống đang là thành phần rất cần thiết nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Tại buổi họp báo của Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Y tế TP.HCM chiều nay (14/6), ngoài thông tin về việc triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống...