Người đàn ông buôn ve chai tham gia vào đường dây bán thuố.c giả
Vốn hành nghề buôn bán ve chai, ông Nguyễn Văn Dũng (SN 1967, ở Long An) đã tham gia vào đường dây buôn bán thuố.c giả cách đây gần 26 năm.
Sau khi bỏ trốn, ông ta bị bắt theo lệnh truy nã.
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Văn Dũng (SN 1967, ở Long An) về tội “Buôn bán hàng giả là thuố.c chữa bệnh”. Ông Dũng vốn làm nghề buôn bán ve chai, sau đó tham gia vào đường dây buôn bán thuố.c giả cách đây gần 26 năm.
Thời điểm cuối tháng 12/1998, tại Trung tâm bán buôn thuố.c tân dược số 7, 8 Ngọc Khánh, Hà Nội, Phòng Cảnh sát kinh tế – Công an Hà Nội bắt quả tang ông Nguyễn Văn Hưng (SN 1957) và Quách Văn Tý (SN 1974, cùng ở Đống Đa, Hà Nội) mang theo một túi đựng thuố.c để bán cho các quầy thuố.c (nghi là thuố.c giả).
Kết quả điều tra cho thấy, từ năm 1992 – 2000, ông Dũng làm nghề mua, bán ve chai. Khoảng năm 1998, bị can quen biết ông Phạm Hoàng Phi (SN 1944, ở TP HCM), một người chuyên mua các loại thuố.c tân dược hết hạn sử dụng để mang về bán lại kiếm lời. Ông Dũng đã bán cho ông Phi nhiều loại thuố.c tân dược để ông Phi bán lại cho những người khác.
Thông qua một số quan hệ quen biết, ông Hưng nhờ người mua thuố.c của ông Phi (gồm các loại thuố.c nhãn hiệu Rocephin, Fortum, Unasyn, Nebcin) tại TP HCM và chuyển ra Hà Nội để bán lại kiếm lời. Ông Phi đã báo để ông Dũng thu gom các loại thuố.c trên bán lại cho ông Phi.
Video đang HOT
Các trạng xác định, từ tháng 3- 12/1998, ông Dũng bán cho ông Phi tổng cộng 1.009 lọ thuố.c giả các loại gồm: 352 lọ thuố.c nhãn hiệu Rocephine, 300 lọ thuố.c nhãn hiệu Unasyn, 177 lọ thuố.c Nebcin, 180 lọ thuố.c nhãn hiệu Fortum và các lọ thuố.c bột chưa dán nhãn, vỏ hộp thuố.c, lọ thuố.c đã sử dụng hết còn nguyên nhãn để Phi bán lại kiếm lời. Ông Phi bán lại thuố.c cho ông Hưng một phần, phần còn lại cất giữ tại nhà và bị CQĐT phát hiện, thu giữ.
Kết luận giám định số 685/C21 ngày 07/6/1999 của Viện Khoa học hình sự – Bộ Công an cho thấy, toàn bộ số thuố.c nhãn hiệu Unasyn, Fortum, Rocephine và Nebcin mà CQĐT thu giữ của ông Quách Văn Tý, Nguyễn Văn Hưng, Phạm Hoàng Phi đều là thuố.c giả.
Khi biết ông Phi bị Cơ quan công an bắt về hành vi buôn bán thuố.c giả, ông Dũng bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Đến ngày 3/10/2024, ông này bị bắt theo lệnh truy nã và bị khởi tố về hành vi buôn bán hàng giả là thuố.c chữa bệnh.
Trước đó, ngày 2/3/2000, TAND TP Hà Nội đã xử phạt ông Phạm Hoàng Phi 7 năm tù về tội Buôn bán hàng giả. Đối với các đối tượng khác trong vụ án, xét thấy hành vi của họ chưa cần thiết truy tố trước pháp luật nên cơ quan tố tụng quyết định đình chỉ điều tra đối với những người này.
Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch Hải Hà Petro vì gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng
Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, Chủ tịch HĐTV Công ty Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro) Trần Tuyết Mai đã sử dụng sai Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) gây thiệt hại hơn 317 tỷ đồng.
Ngoài ra, bị can Mai còn dùng hai hệ thống sổ sách kế toán để không đóng hàng chục tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can Trần Tuyết Mai (SN 1961, Chủ tịch HĐQT Hải Hà Petro) và bị can Lê Thị Huệ (SN 1987, Giám đốc điều hành kiêm Kế toán trưởng Hải Hà Petro) về các tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Liên quan đến vụ án này, bị can Nguyễn Thị Ngọc Ánh (SN 1973, Phụ trách Phòng tổng hợp Hải Hà Petro) bị đề nghị truy tố về tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Kết luận điều tra xác định, quá trình điều hành Hải Hà Petro, Trần Tuyết Mai lợi dụng chức vụ, quyền hạn và vai trò chủ sở hữu để thực hiện hai hành vi phạm tội trong việc trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ BOG.
Theo đó, Bộ Công thương cấp phép cho Hải Hà Petro là "đầu mối nhập khẩu xăng dầu" và cũng là "thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu". Do đó, công ty này có nghĩa vụ phải trích lập Quỹ BOG theo quy định của pháp luật.
Căn cứ các văn bản điều hành kinh doanh xăng dầu của Bộ Công thương cùng các báo cáo, sao kê cho thấy, từ năm 2017 đến thời điểm Bộ Công thương rút giấy phép kinh doanh xăng dầu của Hải Hà Petro (ngày 12/1/2024), tổng số tiề.n Quỹ BOG công ty này phải thực hiện trích lập là hơn 612 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lợi dụng việc nhà nước giao thu hộ tiề.n Quỹ BOG từ người tiêu dùng thông qua giá bán xăng dầu, bị can Mai chỉ đạo không nộp hơn 50 tỷ đồng đúng thời hạn quy định.
Bị can Mai còn cùng bị can Huệ rút hơn 266 tỷ đồng Quỹ BOG của doanh nghiệp từ tài khoản tại ngân hàng, chuyển ra ngoài để thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu xăng dầu. Như vậy, tổng số tiề.n Quỹ BOG bị Hải Hà Petro gây thất thoát là hơn 317 tỷ đồng. Đến nay, công ty này đã bị tước giấy phép kinh doanh xăng dầu nhưng vẫn không có khả năng hoàn trả.
Quá trình điều tra, bị can Mai khai, không nộp Quỹ BOG vì cần tiề.n phục vụ kinh doanh, thanh toán hợp đồng nhập khẩu xăng dầu. Hiện tại, Hải Hà Petro đã âm vốn chủ sở hữu, kinh doanh thua lỗ, nợ ngân hàng, nợ thuế... nên không thể nộp số 317 tỷ đồng nói trên.
Sai phạm thứ hai thể hiện qua việc, bị can Mai chỉ đạo cấp dưới là các bị can Nguyễn Thị Ngọc Ánh và Lê Thị Huệ sử dụng 2 phần mềm quản lý phục vụ công tác kế toán, theo dõi hoạt động kinh doanh.
Trong đó, phần mềm FAST là phần mềm kế toán, phục vụ việc lên số liệu tổng hợp, báo cáo tài chính, báo cáo thuế, kê khai nộp thuế với cơ quan Nhà nước; còn phần mềm VISOFT để theo dõi hoạt động kinh doanh thực tế của Hải Hà Petro.
Việc dùng hai hệ thống phần mềm giúp để ngoài sổ kế toán một phần doanh thu bán ra thực tế mặt hàng xăng, dầu nhằm không phải kê khai nộp thuế.
Căn cứ các tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra xác định, trên phần mềm FAST, Hải Hà Petro bán ra hơn 150 triệu lít xăng A95 và đã nộp thuế bảo vệ môi tường. Tuy nhiên, phần mềm VISOFT thể hiện số lượng mặt hàng này được bán ra là hơn 154 triệu lít.
Như vậy, chênh lệch giữa thực tế (phần mềm VISOFT) và kê khai nộp thuế (FAST) là hơn 3,8 triệu lít xăng A95. Qua đây, Hải Hà Petro không đóng hơn 15 tỷ đồng thuế bảo vệ môi trường cho Nhà nước.
Ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển Viện Kiểm sá.t nhâ.n dân Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, hành nghề luật sư, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,...