Người đàn ông bị vỡ bàng quang suýt chết do cố nhịn tiểu khi nhậu
Chiều 10-4, thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết bệnh viện vừa cấp cứu thành công một ca bị vỡ bàng quang trong phúc mạc với kích thước lỗ vỡ rất lớn.
Theo đó, bệnh nhân nam tên T.M.M (SN 1980, ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) nhập viện trong tình trạng sau khi nhậu, bị ngã và đau bụng dữ dội, bụng trướng, tiểu ra máu. Bệnh nhân được chẩn đoán vỡ bàng quang trong phúc mạc với kích thước lỗ vỡ rất lớn, gần 8cm. Trong ổ bụng người bệnh có gần 3 lít vừa máu vừa nước tiểu. Người bệnh mất nhiều máu, được truyền 2 đơn vị máu và được phẫu thuật nội soi thám sát ổ bụng kiểm tra các tạng trong ổ bụng, khâu bàng quang qua nội soi.
Bệnh nhân M. sau phẫu thuật đã khỏe, đang được các bác sĩ bệnh viện chăm sóc tận tình.
Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân bình phục tốt và đang được theo dõi tại Khoa Thận tiết niệu, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Theo Ths. BS Nguyễn Đức Duy – Phó Trưởng Khoa Thận tiết niệu của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, vỡ bàng quang do chấn thương là một cấp cứu trong niệu khoa. Do đó, cần chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời các tổn thương bàng quang và những thương tổn đi kèm mới có thể hạ thấp tỷ lệ tử vong và các biến chứng do chấn thương gây ra.
Trường hợp vỡ bàng quang trong phúc mạc thì bắt buộc phải phẫu thuật để khâu bàng quang và kiểm tra các tổn thương khác trong ổ bụng, dẫn lưu bàng quang. Vỡ bàng quang có thể bị nhầm với các tổn thương khác của đường niệu. Các triệu chứng của vỡ bàng quang bao gồm: đi tiểu ra máu; đau vùng hạ vị; khó khăn hay không thể đi tiểu được. Chụp Xquang có bơm chất cản quang, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm có thể thấy tổn thương vỡ bàng quang.
Để phòng vỡ bàng quang, chúng ta cần tránh chấn thương và tránh để bàng quang căng đầy, khi cơ thể cảm nhận thấy rất mót tiểu hay đau tức. Phái mạnh không nên cố nhịn tiểu, đặc biệt sau cuộc nhậu để tránh vỡ bàng quang khi bị chấn thương.
Trường Huy
Video đang HOT
Nội soi cắt thân đuôi tụy bảo tồn lách
Tuyến tụy là một cơ quan lớn đằng sau dạ dày, là một thành phần quan trọng của quá trình tiêu hóa. Nó tạo ra các hormon như insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu cũng như các enzym giúp tiêu hóa thức ăn trong trong ruột non.
Bệnh nhân nữ 47 tuổi vào BV Xanh Pôn ngày 25/3/2020 do đau bụng âm ỉ 2 tháng nay, đầy tức bụng sau ăn. Khám xét nghiệm và chụp cộng hưởng từ cho thấy, khối u nang nhầy vùng thân đuôi tụy kích thước 5x 6cm, vôi hóa thành nang , dấu hiệu ung thư sớm, chẩn đoán u nang nhầy vùng thân đuôi tụy, được phẫu thuật cắt thân đuôi tụy, bảo tồn lách nội soi. Sau mổ bệnh nhân ổn định, ra viện sau 1 tuần điều trị.
Khó chẩn đoán vì ít triệu chứng
Tuyến tụy là một cơ quan lớn đằng sau dạ dày, là một thành phần quan trọng của quá trình tiêu hóa. Nó tạo ra các hormon như insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu cũng như các enzym giúp tiêu hóa thức ăn trong trong ruột non.
U nang tuyến tụy có thể khó chẩn đoán vì thường ít có triệu chứng. Khi khối u to, chèn ép mới gây ra triệu chứng. Phần lớn các u nang trên tuyến tụy không phải là ung thư.
- U nang giả tụy hình thành sau chấn thương tụy, viêm tụy, thành nang là tổ chức xơ liên kết không có niêm mạc.
- U nang tụy - nang thật được chia thành các loại sau:
U nang huyết thanh khi u lớn, chèn ép cơ quan lân cận gây ra đau bụng, hay gặp ở phụ nữ trên 60 tuổi, hiếm khi trở thành ung thư.
U nang nhày niêm mạc nhu mô, thường nằm ở thân đuôi tụy, thường gặp nhất ở phụ nữ trung niên. U loại này là tiền ung thư, tức là có thể trở thành ung thư nếu không được điều trị. Các u nang lớn hơn có thể đã bị ung thư khi được tìm thấy.
U nhày niêm mạc nội mô ống tuyến (IPMN) là một sự tăng trưởng trong ống tụy chính hoặc một trong các nhánh bên của ống tụy . IPMN có thể là tiền ung thư hoặc ung thư, nó có thể xảy ra ở cả nam và nữ trên 50 tuổi. Tùy thuộc vào vị trí của nó và các yếu tố khác, IPMN có thể cắt bỏ.
U đặc giả nhú thường nằm trong thân và đuôi tụy, xảy ra thường xuyên nhất ở phụ nữ dưới 35 tuổi, chúng rất hiếm và đôi khi là ung thư.
U nang thần kinh nội tiết hầu hết là rắn nhưng có thể có các thành phần giống như nang. Chúng có thể bị nhầm lẫn với các u nang tuyến tụy khác và có thể là tiền ung thư hoặc ung thư.
U nang lympho tụy là u nang lành tính, rất hiếm gặp.
Người bệnh có thể không có triệu chứng. Hoặc triệu chứng thường bao gồm: Đau bụng dai dẳng, có thể tỏa ra lưng; Buồn nôn và ói mửa; Giảm cân; Cảm thấy no ngay sau khi bắt đầu ăn.
Nguyên nhân của hầu hết các u nang tuyến tụy là không rõ. Một số u nang có liên quan đến các bệnh hiếm gặp, bao gồm bệnh thận đa nang hoặc bệnh von Hippel-Lindau, một rối loạn di truyền có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy và các cơ quan khác.
Nang giả tụy thường theo một cơn đau, trong đó các enzym tiêu hóa hoạt động sớm và gây kích thích tuyến tụy (viêm tụy), nang giả tụy cũng có thể là kết quả của chấn thương ở bụng kín, chấn thương tụy.
Viêm tụy là nguy cơ gây u nang
Sử dụng rượu nặng và sỏi mật là yếu tố nguy cơ của viêm tụy và nang giả tụy. Chấn thương bụng cũng là một yếu tố nguy cơ đối với nang giả tụy. Để phòng ngừa bệnh, tốt nhất là tránh để viêm tụy (thường gây ra do sỏi mật hoặc sử dụng rượu nặng). Nếu sỏi mật đang kích hoạt viêm tụy, có thể cần phải cắt bỏ túi mật, can thiệp lấy sỏi đường mật. Nếu viêm tụy là do sử dụng rượu, không uống rượu có thể làm giảm nguy cơ gây bệnh.
U nang tuyến tụy được chẩn đoán thường xuyên hơn so với trước đây vì công nghệ hình ảnh được cải thiện. Các xét nghiệm bao gồm:
-Chụp cắt lớp vi tính (CT). Xét nghiệm hình ảnh này có thể cung cấp thông tin chi tiết về kích thước và cấu trúc của u nang tuyến tụy.
-Chụp cộng hưởng từ- MRI. Xét nghiệm hình ảnh này có thể làm nổi bật các chi tiết tinh tế của u nang tuyến tụy, bao gồm cả việc chẩn đoán nguy cơ ung thư.
-Siêu âm qua nội soi. Xét nghiệm này, giống như MRI , có thể cung cấp hình ảnh chi tiết về u nang. Ngoài ra, chất lỏng có thể được thu thập từ u nang để phân tích trong phòng thí nghiệm cho các dấu hiệu ung thư có thể.
-Chụp đường mật cộng hưởng từ (MRCP). MRCP được coi là xét nghiệm hình ảnh được lựa chọn để theo dõi u nang tuyến tụy. Loại hình ảnh này đặc biệt hữu ích để đánh giá các u nang trong ống tụy.
Một nang giả lành tính, thậm chí là một nang kích thước lớn có thể được để lại theo dõi nếu không gây ra triệu chứng cho người bệnh. U nang huyết thanh hiếm khi trở thành ung thư, vì vậy cũng có thể được để lại theo dõi trừ khi nó gây ra các triệu chứng hoặc phát triển.
Một số loại u nang tuyến tụy yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ vì nguy cơ ung thư. Phẫu thuật có thể cần thiết để dẫn lưu nang tụy mở rộng - nối nang tụy ruột hoặc nối nang tụy dạ dày hoặc u nang huyết thanh gây đau hoặc các triệu chứng khác có thể phẫu thuật cắt bỏ. Một nang giả tụy có thể tái phát nếu người bệnh bị viêm tụy liên tục.
BS. Trần Kiên Quyết (BV Xanh Pôn)
Những trường hợp không được mổ ruột thừa nội soi Cắt ruột thừa qua nội soi không chỉ là một biện pháp an toàn và hiệu quả mà còn có giá trị làm giảm tỷ lệ cắt ruột thừa không viêm... nhưng phụ thuộc vào nhiều điều kiện và tình trạng bệnh của bệnh nhân. Ảnh minh họa Hỏi: Người nhà tôi bị viêm ruột thừa nhập viện đề nghị mổ nội soi...