Người đàn ông bị tù oan, suốt 12 năm đi đòi công lý
Chỉ vì cộng nhầm 10% thành 11% thương tật trong một vụ án “cố ý gây thương tích” mà ông Hồng đã bị khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng. Vụ việc được làm sáng tỏ khi ông có đơn đề nghị giám định lại. Tuy nhiên, suốt 12 năm qua, ông đi đòi công lý, đòi bồi thường oan sai nhưng không cơ quan nào thực hiện bồi thường, ngay cả một lời xin lỗi cũng không.
Ông Hồng uất ức kể về hành trình đi đòi công lý của mình.
Trong khi bản thân ông Hồng bị tổn hại sức khỏe, vật chất, tinh thần, bị tiếng đi tù về, xóm làng xa lánh, con cái đổi họ…
Đi tù vì bị cộng nhầm phần trăm
Theo cáo trạng số 20 ngày 29.10.2002 của Viện Kiểm sát (VKS) huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cuộc sống vợ chồng giữa ông Dương Ngọc Hồng (SN 1961, trú xã Kỳ Sơn, Kỳ Anh) với bà Nguyễn Thị Liệu (quê Ba Đồn, Quảng Bình, là vợ hai, không hôn thú) có xích mích. Ngày 28.11.2001, ông Hồng nắm tóc kéo, đấm, đá vào bụng, vào ngực, giằng co, xô xát khiến bà Liệu bị rách mặt chảy máu phải nhập viện cấp cứu vì đa chấn thương. Sau khi ra viện, bà Liệu đã có đơn yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật.
Theo kết quả giám định pháp y số 10 ngày 25.1.2002 của Tổ chức giám định pháp y tỉnh Hà Tĩnh, bà Liệu bị thương tật 11%. Với kết quả giám định này, bà Liệu đã có đơn yêu cầu khởi tố ông Dương Ngọc Hồng. Sau đó, Công an huyện Kỳ Anh đã khởi tố vụ án cố ý gây thương tích. Ngày 29.10.2002, VKS huyện Kỳ Anh đã ra cáo trạng truy tố ra tòa án đối với bị can Dương Ngọc Hồng về hành vi “cố ý gây thương tích” tại khoản 1 Điều 104 BLHS.
“Sau khi tạm giam 3 tháng, tôi đã có yêu cầu giám định lại thương tích của bà Liệu. Trong lúc TAND huyện Kỳ Anh đưa ra xét xử thì có kết quả khẳng định thương tích bà Liệu chỉ 10% nên tòa dừng lại và Công an huyện Kỳ Anh đã ra quyết định đình chỉ vụ án”, ông Hồng chua xót kể lại.
Video đang HOT
Theo hồ sơ VKS huyện Kỳ Anh cung cấp, bản giám định pháp y số 10 ngày 25.1.2002 của Tổ chức giám định pháp y Hà Tĩnh do bác sĩ Lê Công Bé ký đã kết luận bà Liệu bị thương tật vĩnh viễn 11%. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại, kết quả giám định này chỉ là 10% chứ không phải 11%. Nguyên nhân được xác định do ông bác sỹ Bé “cộng nhầm”. Điều này được thể hiện rõ trong văn bản ngày 25.9.2003 của Sở Y tế Hà Tĩnh trả lời Công an huyện Kỳ Anh do bà Phan Thị Ninh – Phó Giám đốc ký. Đó là cơ sở để ngày 9.11.2003, Công an huyện Kỳ Anh ra quyết định đình chỉ vụ án “Cố ý gây thương tích” đối với ông Dương Ngọc Hồng. Thực tế, sau khi ông Hồng đề nghị giám định lại thì kết quả giám định lần cuối cùng số 170 ngày 12.6.2003 của Viện y học Tư pháp Trung ương kết luận bà Liệu bị thương tật chỉ 8%.
Cha đi tù, con đổi họ
Với vẻ bất mãn, chán đời, ông Hồng cho biết sau khi ra tù ông bị tổn hại sức khỏe, tinh thần xuống dốc chẳng còn tha thiết gì đến công việc. “Đi tù về tui bị bà con, hàng xóm khinh thường, xa lánh. Buồn nhất là mấy đứa con cũng đổi từ họ Dương của tôi sang họ Nguyễn luôn”, ông Hồng nghẹn ngào kể. Những đứa con đổi họ mà ông Hồng nói là con của ông với bà vợ đầu tên Vũ Thị Tương đã ly hôn năm 1999.
Tuy nhiên, theo ông, sau khi ông đi tù về thì các con mới đổi họ. Để xác minh rõ thực hư vấn đề này, phóng viên Báo Lao Động & Đời Sống đã làm việc với xã Kỳ Châu (Kỳ Anh) nơi bà Tương đang sinh sống. Ông Phan Chí Hiếu – Trưởng Công an xã Kỳ Châu khẳng định: Đúng là 3 người con của ông Hồng và bà Tương đã đổi từ họ Dương sang họ Nguyễn. Sổ hộ khẩu của hộ bà Tương cũng thể hiện rõ điều này. Cụ thể là Nguyễn Thị Hảo (SN 1983), Nguyễn Ngọc Hào (SN 1984), Nguyễn Thị Hường (SN 1992).
Cũng chính vì phải gánh chịu oan trái, mất mát lớn như thế nên sau khi ra tù, ông Hồng đã liên tục gửi đơn khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại oan sai đến các cơ quan chức năng nhưng đến nay ông vẫn chưa được giải quyết bồi thường. “Chưa nói đến bồi thường, ngay cả một lời xin lỗi đối với tôi họ cũng chưa thực hiện”, ông Hồng uất ức nói.
Vô vọng
Ông Bùi Đức Quang - Viện trưởng VKS huyện Kỳ Anh cho biết, trường hợp của ông Hồng là vụ việc khiếu kiện kéo dài gây “đau đầu” ở VKS Kỳ Anh từ lâu nay. Ông Quang cho rằng bản chất thì ông Hồng không phải bị oan sai. Bởi ông này vẫn có hành vi gây thương tích cho bà Liệu. “Thực tế ông Hồng có bị thiệt thòi nên ông khiếu nại đòi quyền lợi là đúng. Tuy nhiên, căn cứ theo luật thì ông Hồng lại không được bồi thường”, ông Quang nói.
Ông Quang cũng khẳng định VKS huyện Kỳ Anh đề nghị truy tố ông Hồng là căn cứ vào kết quả bà Liệu bị thương tích 11% do Tổ chức giám định pháp y tỉnh Hà Tĩnh thực hiện. Do đó, VKS Kỳ Anh không có sai sót gì trong vụ việc này. Vì vậy họ cũng không có trách nhiệm xin lỗi ông Hồng. Ông Quang còn cho rằng, vì kết quả cộng sai của bác sĩ Bé gây tổn hại cho ông Hồng nên lẽ ra ngành y tế (đơn vị giám định) phải xin lỗi và khắc phục hậu quả n
Thông tin từ Sở Y tế Hà Tĩnh, bác sĩ Bé – người đã nhầm lẫn trong kết quả giám định thương tích của bà Liệu đã bị Sở Y tế kỷ luật khiển trách. Hiện ông Bé đã nghỉ hưu và đang làm cho một phòng khám tư nhân.
Theo Laodong
Cán bộ tư pháp xã uống rượu bia trong giờ nghỉ trưa
Ngày 11.7, Báo Lao Động - Văn phòng Bắc Trung Bộ nhận được phản ánh của người dân xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An về việc cán bộ tư pháp xã này uống rượu bia say xỉn, không đến cơ quan làm việc khiến người dân phải "dài cổ" chờ đợi.
Cụ thể người bị phản ánh là ông Phạm Thành Cương - Cán bộ Tư pháp xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu. Có mặt tại quán ăn QT ở thị trấn Cầu Giát vào lúc 13 giờ, chúng tôi thấy ông Cương mặt đỏ, dáng ngồi nghiêng ngả mở bia mời một số bạn bè. Nghiêm trọng hơn, ông Cương có những lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm nghiêm trọng đến lãnh đạo tỉnh cũng như "chế giễu" Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An "không là cái gì, cứ uống thoải mái, mệt ở nhà nghỉ".
Đặc biệt là sau khi uống rượu bia, ông Cương đã say rượu nằm ngủ và không đến cơ quan làm việc. Tiếp báo chí vào lúc 15h30 cùng ngày, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hồng - Hồ Hữu Thụy xác nhận: "Hiện tại đồng chí Cương vẫn chưa đến cơ quan làm việc. Sáng nay có xin phép lãnh đạo đi giải quyết một số công việc ở ngoài nhưng không biết thế nào mà đến bây giờ vẫn chưa tới cơ quan. Trước đây thì đồng chí Cương hay đi muộn giờ làm nhưng đã bị lãnh đạo nhắc nhở nên đã rút kinh nghiệm".
Do say xỉn nên hơn 15h cùng ngày, ông Cương vẫn chưa đến UBND xã làm việc.
Sau khi xem qua một số video, hình ảnh ông Cương uống rượu bia trong giờ nghỉ trưa, có những lời lẽ thiếu tôn trọng lãnh đạo tỉnh, Chỉ thị 17, ông Thụy hết sức bất ngờ và cho biết: "Từ khi Chỉ thị 17 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Nghệ An ban hành cấm cán bộ, đảng viên uống rượu bia trước và trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, cán bộ, đảng viên xã Quỳnh Hồng thực hiện rất nghiêm túc, chưa ai bị kiểm điểm, kỷ luật về vấn đề này. Tuy nhiên nếu như có việc cán bộ, đảng viên của xã vi phạm như báo chí cung cấp, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm, không bao che, dung túng".
Đồng quan điểm với ông Thụy - bà Nguyễn Thị Hương - Bí thư xã Quỳnh Hồng cho biết: "Nếu trong video, hình ảnh là đồng chí Phạm Thành Cương - cán bộ tư pháp xã thì không thể chấp nhận được. Chúng tôi sẽ cho thẩm định, xác minh lại thông tin, hình ảnh người dân, báo chí cung cấp. Nếu đúng sự thật như thế thì đảng ủy, UBND xã Quỳnh Hồng sẽ có hình thức kỷ luật nghiêm khắc. Một cán bộ tư pháp, lại là đảng viên thì phải luôn gương mẫu, thực hiện đúng quy định của nhà nước cũng như chỉ thị của cấp trên ban hành, không thể coi thường như thế được".
Bà Nguyễn Thị Hương - Bí thư xã Quỳnh Hồng "hứa" sẽ có hình thức kỷ luật nghiêm khắc nếu hình ảnh, tư liệu mà người dân cung cấp về ông Cương uống rượu bia trong giờ nghỉ trưa là đúng sự thật.
Bà Nguyễn Thị N. - một người dân có mặt tại xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Lưu chiều ngày 11.7 bức xúc: "Cán bộ ăn lương nhà nước, phục vụ nhân dân nhưng để chúng tôi chờ đến nửa buổi chiều rồi mà vẫn chưa thấy tới. Đề nghị lãnh đạo xã, huyện xem xét lại tác phong làm việc và có hình thức kiểm điểm, kỷ luật những cán bộ như thế này".
Được biết trước đây ông Cương làm cán bộ tư pháp thị trấn Cầu Giát, năm 2011 được luân chuyển về xã Quỳnh Hồng. Ông Cương có tác phong, giờ giấc làm việc chưa nghiêm chỉnh, thường xuyên đi muộn và đã bị lãnh đạo nhắc nhở.
Trước đó, để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, ngày 3.12.2013 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TU, trong đó có việc "cấm cán bộ, Đảng viên uống rượu bia trước và trong giờ hành chính, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc".
Theo Laodong
Cuộc giải cứu nữ sinh bị bắt cóc trong kỳ thi tốt nghiệp Vừa hoàn thành 2 môn đầu tiên trong kỳ thi thi tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014, nữ sinh Vũ T.M.H (SN 1996), trú tại xã Quỳnh Hưng, bị mất tích một cách bí ẩn. Đối tượng Vũ Hồng Ban tại CQĐT. Nữ sinh bị mất tích sau ngày thi đầu tiên Khoảng 23h ngày 2/6, Ban Công an xã Quỳnh Hưng, huyện...