Người đàn ông bị thủng ruột do nuốt phải tăm
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh, bụng chướng, đau nhiều ở bên phải, có hội chứng nhiễm trùng.
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) vừa điều trị cho bệnh nhân H.V.H. (65 tuổi, ở Ứng Hòa, Hà Nội) bị thủng ruột do nuốt tăm.
Một ngày trước khi vào viện, ông H. cảm thấy đau bụng nhiều. Sau khi thăm khám và xét nghiệm cho người bệnh, các bác sĩ phát hiện dị vật cản quang vùng bụng phải xuyên qua thành ruột kèm dịch.
Ông H. được chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng ruột non bởi dị vật và mổ cấp cứu ngay trong đêm.
Video đang HOT
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau mổ. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Tào Minh Châu, khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết ông H. được các bác sĩ mổ kịp thời bằng phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng. Kết quả cho thấy dị vật đâm thủng ruột non, một phần nằm trong lòng ruột, phần còn lại ở ổ bụng.
Sau đó, các bác sĩ lấy bỏ dị vật, khâu lại lỗ thủng ruột non bằng phương pháp nội soi, rửa sạch bụng và đặt hệ thống dẫn lưu.
Sau mổ một ngày, người bệnh hết sốt, bụng đỡ chướng. 5 ngày sau, ông không còn tình trạng nhiễm trùng, ăn uống bình thường, chuẩn bị được ra viện.
Theo bác sĩ Châu, nếu bệnh nhân H. đến viện muộn hơn, dịch tiêu hóa sẽ lan rộng trong ổ bụng, dẫn đến viêm phúc mạc toàn thể, gây nguy hiểm tính mạng.
Vì vậy, bác sĩ Châu khuyến cáo thói quen ngậm tăm sau khi ăn của nhiều người rất nguy hiểm. Nếu mọi người vô tình nuốt chiếc tăm, dị vật đi vào ống tiêu hóa. Tăm tre không bị men tiêu hoá phân rã nên sẽ di chuyển trong suốt chiều dài của lòng ruột. Điều này dễ gây biến chứng, nặng nhất là thủng ống tiêu hóa và viêm phúc mạc toàn thể, ảnh hưởng đến tính mạng.
Người đàn ông thủng ruột vì... thói quen ngậm tăm
Anh Nông Văn T. (45 tuổi, ở Quang Bình, Hà Giang) thường có thói quen ngậm tăm trong miệng, nhiều khi đi ngủ cũng ngậm tăm.
Trong một lần ngủ quên, anh T. vô tình nuốt phải chiếc tăm mà không hề hay biết. Vài ngày khi có dấu hiệu đau bụng, anh T. đã đến khám tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương.
Bệnh nhân ngay sau đó được thực hiện các cận lâm sàng như siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp các bác sĩ đã phát hiện một ổ áp xe vùng hố chậu phải, một đầu tăm nằm trong thành bụng một đầu năm trong lòng ruột, đặc biệt đầu ngoài chiếc tăm gây viêm ở thành bụng tạo thành ổ áp xe.
Hình ảnh dị vật trên màn hình nội soi.
Bác sĩ CK1 Đặng Thanh Hải - Giám đốc bệnh viện cho biết, việc điều trị cho bệnh nhân cần ưu tiên lấy bỏ dị vật với các phương án có thể gồm: phẫu thuật trong ổ bụng, nội soi qua ống tiêu hóa và can thiệp tối thiểu dưới hướng dẫn của hình ảnh. Lựa chọn cuối cùng được đưa ra sau khi hội chẩn là dùng phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng
Hơn một giờ đồng hồ, dị vật được lấy ra là chiếc tăm dài gần 80 mm, đường kính 1 mm.
Sau phẫu thuật sinh hiệu bệnh nhân ổn, tiếp xúc tốt, không sốt, vết mổ khô.Tình trạng bệnh nhân tiếp tục cải thiện tốt và có thế xuất viện trong vài ngày tới.
Bệnh nhân có thể ra viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ Đặng Thanh Hải khuyến cáo người dân không nên ngậm tăm sau khi ăn vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vô tình nuốt chiếc tăm vào ống tiêu hoá vì chất liệu tăm tre sẽ không thể bị phân rã bởi men tiêu hoá, nên khi di chuyển trong suốt chiều dài của lòng ruột dễ gây nên nhiều biến chứng khó lường. Biến chứng nặng nhất có thể gây thủng ống tiêu hoá và viêm phúc mạc toàn thể, ảnh hưởng đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng về sau.
Làm gì khi nuốt phải tăm: Đừng chủ quan, phải đến phòng cấp cứu ngay dù không có triệu chứng Nhìn chung, các tai nạn nuốt phải tăm có tỷ lệ tử vong khoảng 18%. Nhưng nếu tăm xuyên qua đường tiêu hóa gây sốc hoặc tạo ra lỗ rò, bệnh nhân có từ 70 đến 80% nguy cơ tử vong. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận và xử trí thành công một trường hợp hy hữu, trong đó,...