Người đàn ông bị nhiễm độc, phồng rộp toàn thân vì thuốc diệt cỏ
Thấm thuốc diệt cỏ nhưng vẫn tiếp xúc với nguồn thuốc trong thời gian dài, tình trạng nhiễm độc trên da của ông T. ngày càng nặng hơn.
Ngày 8.4, tin từ Phòng khám chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận nam bệnh nhân N.H.T (ngụ Tây Ninh) trong tình trạng nhiễm độc toàn thân do thuốc diệt cỏ.
Người đàn ông nhiễm độc thuốc diệt cỏ. Ảnh BVCC
Bác sĩ cho biết, bệnh nhân T. được thuê phun thuốc diệt cỏ cho hoa màu. Ông T. thường xuyên tiếp xúc với các loại thuốc diệt cỏ, thuốc diệt mầm… Cách đây hơn nửa tháng, ông T. pha trộn 3 loại thuốc diệt cỏ, diệt mầm với nhau để phun, trong đó có 1 loại tên khoa học là 2.4D.
Do bất cẩn trong lúc phun thuốc tại ruộng mía, ông T. bị thuốc đổ vào quần áo, thấm vào da. Khi đó trời mưa nên quần áo ông T. bị ướt, do vậy thuốc diệt cỏ càng thấm qua da nhiều hơn.
Video đang HOT
Một ngày sau, ông T. phát hiện vùng da ở đầu gối của mình bị đỏ. Sau đó, ông vẫn tiếp tục đi làm, phun thuốc 8 giờ/ngày trong suốt 2 tuần.
Thấm thuốc nhưng vẫn tiếp xúc với nguồn thuốc trong thời gian dài, tình trạng nhiễm độc trên da của ông T. ngày càng nặng hơn. Da của ông T. nổi đỏ, sau đó bong da toàn thân, phải đến Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.
Theo bác sĩ Doãn Uyên Vy, phụ trách Phòng khám chống độc Bệnh viện Chợ Rẫy, ông T. tiếp xúc thời gian dài với thuốc diệt cỏ 2.4D có tính a xít nên da giống như bị rộp phỏng, dị ứng. Do tình trạng nhiễm độc của ông T. khá nặng, lan ra toàn thân nên bệnh nhân sẽ phải điều trị khoảng hơn 1 tháng.
Bác sĩ Uyên Vy khuyến cáo, khi phun thuốc diệt cỏ, diệt mầm, người dân cần mặc đồ bảo hộ thật kỹ. Cần để ý hướng gió khi phun để tránh bị thuốc bay vào người. Đặc biệt, nếu chẳng may bị thuốc đổ vào quần áo, phải đi tắm rửa, thay quần áo ngay. Khi đã tiếp xúc với hóa chất từ thuốc diệt cỏ, diệt mầm…, nếu sau đó xuất hiện các tình trạng bệnh lý bất thường trên da, người dân nên đến Phòng khám chống độc Bệnh viện Chợ Rẫy để thăm khám, sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh diễn biến nặng có thể xảy ra.
Uống thuốc tăng cường sinh lý, nào ngờ nhiễm độc toàn thân
Sử dụng thuốc Đông y không rõ nguồn gốc nhằm tăng cường khả năng sinh lý, người đàn ông phải nhập viện gấp vì suy gan cấp, gan to, ứ mật, da sạm nổi sần sùi, tiêu chảy, viêm ruột mãn tính.
Mới đây, Khoa Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận bệnh nhân nam N.V.Đ. ngụ tại Đăk Lăk đã từng sử dụng thuốc bổ thận kéo dài trong vòng 2 năm nhằm mục đích tăng cường sức khỏe sinh lý. Sau đó ông tiếp tục dùng thuốc Đông y để điều trị bệnh viêm gan. Ông Đ. nhập viện với các triệu chứng da ngứa, nổi sần, sạm và vàng da.
ThS. BS Doãn Uyên Vy, phụ trách Phòng khám Chống độc - Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sau khi các bác sĩ nội khoa kiểm tra và sàng lọc hết tất cả nhưng không tìm được nguyên nhân, bệnh nhân được chuyển sang Khoa Nhiễm độc và tìm ra được nguyên nhân đó là nhiễm độc do thuốc Đông y kéo dài gây ra.
Bàn tay bất thường, sần sùi, sạm của bệnh nhân N.V.Đ do bị nhiễm độc thuốc Đông y (Ảnh: BVCC)
Gần đây bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhiễm độc do dùng thuốc kéo dài và gặp phải các bệnh lý về gan, da sạm, vàng da, mắt, tiêu chảy kéo dài, thậm chí có những ca tổn thương cả thận, dẫn tới suy thận cấp, suy tim cấp do sử dụng thuốc Đông y.
Theo ThS. BS Doãn Uyên Vy, trong 20 năm qua đã có những bằng chứng của y văn thế giới ghi nhận thuốc Đông y không rõ nguồn gốc có chứa các kim loại nặng và gây bệnh nhiễm độc nếu sử dụng thuốc kéo dài. Trong các sách Đông y có những vị thuốc như hùng hoàng, chu sa dùng điều trị nhiều loại bệnh ngoài da, viêm nhiễm, sốt rét, an thần, chống co giật, mất ngủ, giang mai, trẻ con khóc đêm... Những vị thuốc này có nguồn gốc từ những cục đá, khoáng chất chứa thạch tín và thủy ngân.
Do thuốc Đông y thường được tự pha chế thủ công, hoặc dù được đóng gói hiện đại thì liều lượng cũng thường không đồng đều ở các viên thuốc. Thậm chí, có những viên thuốc được bào chế chứa hàm lượng thạch tín, thủy ngân cao gấp 10 - 30 lần so với liều trong sách thuốc Đông y hướng dẫn.
Do đó, người bệnh sử dụng những loại thuốc Đông y này lâu dài sẽ có nguy cơ bị bệnh nhiễm độc từ các kim loại nặng độc hại. Các kim loại này sẽ tích tụ dần dần, đến thời điểm biểu hiện triệu chứng đầy đủ và rõ thì bệnh nhân đã bị nhiễm độc ở mức trung bình. Khi bị nhiễm độc quá nặng có thể chuyển thành ngộ độc bán cấp và cấp tính, dẫn đến tử vong nhanh.
Tự ý sử dụng thuốc Đông y kéo dài, không kiểm soát gây tổn thương nhiều cơ quan (Ảnh: BVCC)
Điều đáng chú ý là các bệnh nhân nhập viện do ngộ độc thuốc thường có cơ thể khỏe mạnh, không có các bệnh liên quan tới các cơ quan như thận, gan nhưng sau đó đã có những triệu chứng xuất hiện và bệnh ngày một nặng thêm. Đa phần những người bị nhiễm độc thuốc do Đông y thường có các biểu hiện ban đầu như vàng da, vàng mắt, da sần sùi, sạm da, tiêu chảy kéo dài gây viêm ruột mạn tính, làm mất đạm qua ruột.
ThS. Doãn Uyên Vy cho hay, thuốc Tây y hay thuốc Đông y đều có những độc dược dùng để trị bệnh, nhưng khi sử dụng phải đúng liều lượng cho phép. Sử dụng trong thời gian rất ngắn và phải theo dõi sát tình trạng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân tùy tiện sử dụng và sử dụng trong thời gian kéo dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng tích tụ dần các chất độc trong mô, cơ quan, làm tổn thương các mô, cơ quan, hoặc gặp các tác dụng phụ của thuốc ở mức độ từ trung bình đến nặng. Đó chính là bệnh nhiễm độc do thuốc gây ra.
Do vậy, khi sử dụng bất cứ loại thuốc gì lâu dài để điều trị bệnh, nếu muốn biết mức độ an toàn của thuốc, biết được liệu mình có khả năng bị nhiễm độc, ngộ độc hay không, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc an toàn, đồng thời phòng tránh tình trạng nhiễm độc thuốc gây ra.
Hóc kẹo đậu vào phổi, bé gái 13 tháng tuổi suýt mất mạng ngày giáp Tết Hai vợ chồng ở Đồng Tháp đang lo dọn dẹp chuẩn bị đón Tết thì phát hiện con gái 13 tháng tuổi ho sặc và ói liên tục, trên tay vẫn cầm thanh kẹo đậu phộng, nên tức tốc đưa đi cấp cứu. Ngày 29/1, đại diện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) cho biết, nơi đây vừa kịp thời cứu một...