Người đàn ông bị điều tra về hành vi ‘lật đổ chính quyền’
Ngày 19/4, Cơ quan an ninh điều tra Bộ công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Võ Viết Dziễn (41 tuổi, ngụ Kiên Giang) để điều tra về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Theo cơ quan an ninh, ông Dziễn còn có tên gọi khác là Vang, làm nghề nuôi trồng thủy sản. Do thường xuyên lên mạng Internet, ông Dziễn quan hệ với Nhất Thắng, là người của tổ chức “Phục hưng Việt Nam”. Tháng 11/2011, ông Dziễn sang Singapore gặp những người trong tổ chức này là Trần Quốc Bảo (Chủ tịch), Cương (Phó chủ tịch), Nhất Thắng (trưởng ban liên lạc). Trong 4 ngày ở đây, ông Dziễn đã được những người này giới thiệu về tổ chức “Phục hưng Việt Nam” và “Lực lượng cứu quốc”. Sau đó, ông này được chỉ đạo về nước tập hợp nhiều người ra Hà Nội tham gia biểu tình chống Trung Quốc với chiêu bài đòi Hoàng Sa, Trường Sa.
Tang vật cơ quan điều tra thu giữ. Ảnh: Quốc Thắng.
Nhà chức trách cũng xác định, sau chuyến đi Singapore, tháng 1/2012, ông Dziễn được tổ chức “Phục hưng Việt Nam” gửi cho 1.500 USD để mua máy tính phục vụ việc liên lạc. Ngoài ra, Nhất Thắng còn đề nghị ông này mua mảnh đất để xây dựng trang trại làm kinh tế cho tổ chức “Lực lượng cứu quốc” với chi phí dự tính khoảng 50.000 USD.
Cơ quan điều tra cho biết, dịp tết Nguyên đán 2012, Thắng gửi cho ông Dziễn 400 USD và yêu cầu tìm thêm người cho tổ chức đưa sang Thái Lan gặp gỡ, huấn luyện. Đến tháng 3, ông Dziễn bị cho là đã nhận được 2.000 USD để làm kinh phí cùng vợ con đến cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) qua Campuchia rồi sang Thái Lan để gặp nhóm người của tổ chức “Phục hưng Việt Nam”.
Video đang HOT
Tài liệu của cơ quan điều tra cho thấy, từ 26 đến 30/3, ông Dziễn được những người này hướng dẫn cách sử dụng phần mềm bảo mật máy tính, thiết bị máy chèn phá sóng để về Việt Nam thử khả năng máy phát chèn sóng theo tần số 103 HZ (nhằm mục đích tuyên truyền chống phá), nhân dịp Lễ 30/4 mà tổ chức này gọi là “Tháng tư đen”.
Theo cơ quan an ninh, ông Dziễn được giao nhiệm vụ tìm những khu phố người Hoa (chủ yếu ở Bình Dương) để đốt phá, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc; rải truyền đơn vào Lễ 30/4 và 1/5; tập hợp nhiều người ra Hà Nội tham gia biểu tình chống Trung Quốc đòi Hoàng Sa, Trường Sa; xây dựng trang trại làm kinh tế cho tổ chức phản động “Lực lượng cứu quốc”. Tuy nhiên, vừa nhận nhiệm vụ và về đến cửa khẩu thì ông Dziễn bị bắt giữ.
Cơ quan điều tra cho biết, ông này đã tự viết bản nhận tội và xin được Nhà nước khoan hồng.
Cũng theo cơ quan điều tra, nhằm thực hiện mưu đồ chống phá Việt Nam, ngày 23/12/1978 tại Los Angeles (tiểu Bang Califonia, Hoa Kỳ), ông Trần Vân Sơn và Trần Trọng Ngà (tên thường gọi là Trần Quốc Bảo) cùng một số người khác thuộc nhóm thủy quân lục chiến cũ, sáng lập ra tổ chức chống phá nhà nước Việt Nam lấy tên là “Phục hưng Việt Nam” (The Vietnam restoration Party).
Thời gian gần đây, tổ chức này liên kết với phong trào “Quốc dân đòi trả tên Sài Gòn” và “Tập hợp Đồng tâm” để thành lập “Lực lượng dân tộc cứu nguy tổ quốc” với tôn chỉ, mục đích là nhằm bôi xóa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo VNExpress
Nguyên giảng viên nhận 3 năm tù vì 'lật đổ chính quyền'
Dưới vỏ bọc một giảng viên, bị cáo Phạm Minh Hoàng đã tiến hành nhiều hoạt động đi ngược với lợi ích của nhân dân và đường lối lãnh đạo của Đảng.
Ngày 10/8, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Phạm Minh Hoàng (56 tuổi, nguyên giảng viên hợp đồng Trường Đại học Bách khoa TP.HCM) mức án 3 năm tù về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Ngoài ra, Hội đồng xét xử cũng tuyên áp dụng hình phạt bổ sung là 3 năm quản chế tại địa phương sau khi mãn hạn tù đối với bị cáo.
Hoạt động trái pháp luật
Theo cáo trạng, năm 1973, Phạm Minh Hoàng sang Pháp du học sau đó nhập quốc tịch Pháp. Năm 1998, bị cáo Hoàng được Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Ngọc Đức (là thành viên của tổ chức phản động Việt Tân) kết nạp vào tổ chức Việt Tân.
Năm 2000, thực hiện chỉ đạo của Việt Tân, Phạm Minh Hoàng về nước xin nhập quốc tịch Việt Nam sau đó xin vào làm giảng viên hợp đồng tại Trường Đại học Bách khoa TP.HCM để tạo vỏ bọc tiến hành các hoạt động trong nước.
Từ tháng 7/2002 đến tháng 5/2010, Phạm Minh Hoàng thường xuyên liên lạc với tổ chức Việt Tân lưu vong ở nước ngoài. Với bút danh Phan Kiến Quốc, bị cáo đã viết ra nhiều bài viết có nội dung bôi nhọ đất nước, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đã gửi cho tổ chức Việt Tân 33 bài viết để đăng tải, phát tán trên mạng internet nhằm tuyên truyền, kích động, lôi kéo tập hợp lực lượng cho tổ chức này nhằm hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân.
Bị cáo Phạm Minh Hoàng (áo trắng) bị xử phạt 3 năm tù
Tháng 11/2009, Phạm Minh Hoàng cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và Nguyễn Thanh Hùng sang Malaysia dự lớp tập huấn phương pháp đấu tranh "bất bạo động", "bảo mật thông tin"...do các thành viên của tổ chức phản động Việt Tân ở nước ngoài tổ chức và giảng dạy để áp dụng vào thực tế Việt Nam nhằm lôi kéo, phát triển lực lượng thực hiện âm mưu phản động.
Sau khi về nước, từ cuối năm 2009 và đầu năm 2010, Phạm Minh Hoàng cùng em ruột là Phạm Duy Khánh, Jolie Trang Quỳnh (Việt kiều Mỹ) và Huỳnh Châu (Việt kiều Úc) tổ chức hai khóa học "kỹ năng mềm" cho sinh viên, thanh niên nhằm tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp lực lượng cho Việt Tân.
Ngày 12 và 13/8/2010, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thanh Hùng và Phạm Minh Hoàng. Khám xét nơi ở của Phạm Minh Hoàng, cơ quan an ninh điều tra thu giữ nhiều tài liệu có nội dung đả phá, xuyên tạc và bôi nhọ đường lối, chính sách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Thừa nhận sai phạm, xin khoan hồng
Tại tòa, trả lời thẩm vấn của Hội đồng xét xử, bị cáo Phạm Minh Hoàng thừa nhận những hành vi mà cáo trạng nêu.
Bị cáo khai, qua sinh hoạt thể thao, văn nghệ trong thời gian đi du học nên quen biết với Nguyễn Ngọc Đức sau đó đã gia nhập tổ chức Việt Tân từ năm 1998, nhưng bị cáo cho rằng mình chỉ "ngẫu nhiên" tham gia tổ chức Việt Tân, bản thân không nắm rõ tôn chỉ, mục đích của tổ chức phản động này.
Tuy nhiên, khi Tòa hỏi bị cáo có biết một số đối tượng của tổ chức Việt Tân như Nguyễn Quốc Quân đã từng bị pháp luật Việt Nam xử lý hay không, bị cáo Hoàng thừa nhận có biết.
Bị cáo cũng thừa nhận, cuối năm 2009 đã cùng vợ là Lê Thị Kiều Oanh và Nguyễn Thanh Hùng sang Malaysia dự lớp tập huấn phương pháp đấu tranh "bất bạo động" và kỹ năng "bảo mật thông tin" do các thành viên của tổ chức Việt Tân tổ chức. Trả lời về động cơ, mục đích của việc tham gia lớp tập huấn này, bị cáo Hoàng khai bản thân là một giảng viên nên khi nghe đến kỹ năng "bảo mật thông tin" bị cáo nghĩ rằng rất hay và cần thiết nhưng sau khi tham dự xong mới biết là không có lợi ích gì.
Bị cáo thừa nhận sau khi đi Malaysia về đã cùng với vợ và một số thành viên của tổ chức Việt Tân mở 2 khóa với 4 lớp đào tạo "kỹ năng mềm" sau đó giới thiệu các sinh viên tham gia.
Về 33 bài viết có nội dung tuyên truyền kích động, xuyên tạc, bôi nhọ đường lối lãnh đạo và chính sách của Đảng và Nhà nước với bút danh Phan Kiến Quốc, bị cáo Hoàng thừa nhận đã phản ánh theo ý chủ quan, có những chi tiết sai, làm phương hại đến đại đoàn kết và an ninh chính trị của Việt Nam, nếu biết hậu quả như vậy bị cáo đã ngưng không làm.
Tại tòa, luật sư Trần Vũ Hải - Đoàn Luật sư Hà Nội cũng đã tham gia bào chữa cho bị cáo.
Được trình bày lời nói sau cùng, bị cáo Phạm Minh Hoàng thành khẩn: "Những việc làm của tôi, tôi đã thừa nhận. Những bài viết của tôi là suy nghĩ chủ quan, có những sai sót ảnh hưởng đến đường lối lãnh đạo của Đảng, tôi rất hối tiếc về điều này".
Từ đó, bị cáo cho biết đã nhận thức rõ sai lầm, ăn năn hối cải và xin xem xét đến hoàn cảnh gia đình và sự khoan hồng của pháp luật.
Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử nhận thấy: căn cứ vào hồ sơ vụ án cũng như lời khai của bị cáo và những người liên quan tại tòa, nhận thấy có đủ cơ sở kết luận bị cáo Phạm Minh Hoàng đã phạm tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 2, Điều 79, Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội đồng xét xử nhận định, bị cáo Phạm Minh Hoàng biết rõ tổ chức Việt Tân và tôn chỉ, mục đích của tổ chức này nhưng vẫn tự nguyện tham gia, tổ chức các lớp học có nội dung tuyên truyền, kích động, lôi kéo lực lượng, hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng nên cần phải xử lý nghiêm mới đảm bảo tính răn đe.
Tuy nhiên, xét thấy, bị cáo có nhân thân tốt, khai báo thành khẩn, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cũng cần xem xét, giảm nhẹ một phần hình phạt. Tòa tuyên phạt Phạm Minh Hoàng mức án 3 năm tù.
Đối với Lê Thị Kiều Oanh và Nguyễn Thanh Hùng, do nhân thân tốt, phạm tội lần đầu nên cơ quan an ninh điều tra không đề nghị xử lý về mặt hình sự nhằm thể hiện tính khoan hồng của pháp luật.
Theo VietNamNet
TRIỆT PHÁ TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG Ở PHÚ YÊN: Chuẩn bị cả thuốc nổ để lật đổ chính quyền Tổ chức phản động "Hôi đông công luât công an Bia Sơn" cất giấu nhiều kíp nổ, thuốc nổ, tài liệu tuyên truyền với âm mưu lât đô chinh quyên, thành lập nhà nước "Đai nam kinh châu". Chiêu 14-2, Công an tinh Phu Yên tô chưc công bô kêt qua chuyên an C611 va khen thương cac đơn vi đa tham gia...