Người đàn ông bị đánh chết giữa phố sau cuộc kiếm tìm xe cài định vị
Lần theo định vị, tìm ra được chiếc xe máy bị mất trộm, Trần Quang Anh cùng nhóm bạn lao vào đánh đập người đàn ông đến chết ngay trên phố.
Hôm nay (1/7), TAND TP Hà Nội đưa các bị cáo Trần Anh Quang (SN 1990, ở Đống Đa), Lê Tiến Dũng (SN 1991, Hoàng Mai), Sầm Mạnh Hùng (SN 1989, Vĩnh Phúc), Hoàng Hữu Nam (SN 1993, Đông Anh), Hà Trung Kiên (SN 1988, Phú Thọ) và Trần Ngọc Ba (SN 1989, cùng ở Phú Thọ) ra xét xử tội Giết người.
Trước đó, chiều 26/9/2018, khi đang ở nhà tại tập thể G3, Trung Tự, Đống Đa, Quang phát hiện chiếc xe máy nhãn hiệu Zoomer X của gia đình bị mất trộm.
Bị cáo gọi vào số điện thoại đặt ổ định vị xe máy để xem xe của mình đang ở đâu thì phát hiện xe đang ở khu vực Trần Khát Chân.
Quang đã cùng nhóm bạn là Dũng, Hùng, Kiên, Ba, Nam đi tìm xe. Kiểm tra định vị trên điện thoại, xác định chiếc xe bị mất đang ở khu vực phố Lương Yên, cả nhóm đến đó.
Đến đoạn đường trước cửa nhà số 5, phố Lương Yên, thấy anh Cáp Trọng H. (SN 1968, ở Hải Phòng) đang dắt xe máy của Quang, bị cáo Hùng xông vào túm cổ áo anh H., đấm liên tiếp vào mặt.
Video đang HOT
Các bị cáo khác cũng lao vào đấm, đá túi bụi nạn nhân. Trong khi anh H. bất động trên đường, Nam, Ba đá liên tiếp vào đầu, mặt, bụng nạn nhân.
Nam còn lấy khóa xe máy (loại chữ U) đập vào bụng, chân anh H. Trong khi đó, Ba và Kiên giẫm, đạp vào bụng nạn nhân… Đánh đập nạn nhân xong, Kiên kéo anh H. vào lề đường.
Nhận được tin báo, Công an phường Bạch Đằng đến hiện trường để giải quyết vụ việc, đưa anh H. đi cấp cứu. Đến tối cùng ngày nạn nhân tử vong do đa chấn thương, não phù, vỡ gan, gẫy nhiều xương sườn.
Ngày 28/9/2018, Công an quận Hai Bà Trưng đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp với Trần Anh Quang về hành vi giết người. Đến tháng 6/2019, các bị cáo còn lại ra đầu thú.
Quá trình điều tra xác định, anh H. có liên quan đến chiếc xe máy mà gia đình Quang bị mất trộm. Nhưng do anh H. đã tử vong nên CQĐT không đề cập xử lý.
Sau khi xem xét, HĐXX tuyên phạt Quang mức án 19 năm tù. Các bị cáo còn lại nhận 15 -17 năm tù.
Tại sao Trung Quốc phát triển hệ thống định vị riêng
Trung Quốc mất gần 20 năm để triển khai hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu nhằm phô diễn năng lực và giảm sự phụ thuộc vào Mỹ.
Ngày 23/6, Trung Quốc phóng vệ tinh cuối cùng trong hệ thống Bắc Đẩu, hoàn tất mạng lưới được coi là đối thủ của GPS và đưa nước này vào nhóm quốc gia sở hữu hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS). People's Daily mô tả hệ thống này là "tài sản của toàn thế giới và nhân loại".
Tên lửa đẩy đưa vệ tinh Bắc Đẩu cuối cùng lên quỹ đạo hôm 23/6.
Đến nay thế giới có bốn mạng lưới GNSS đáng chú ý: GPS của Mỹ, Glonass của Nga, Galileo của Liên minh châu Âu và Bắc Đẩu của Trung Quốc. Ấn Độ và Nhật Bản cũng có hệ thống định vị vệ tinh, nhưng quy mô nhỏ hơn nhiều.
Mỹ và Liên Xô bắt đầu xây dựng mạng lưới GNSS vào giai đoạn cao điểm của Chiến tranh Lạnh. GPS được Bộ Quốc phòng Mỹ đề xuất lần đầu năm 1973, trong khi dự án Glonass bắt đầu năm 1979. Cả hai đạt khả năng vận hành đầy đủ năm 1995.
Trung Quốc bắt đầu phát triển Bắc Đẩu từ năm 1994, vệ tinh đầu tiên được đưa lên quỹ đạo sau 6 năm. Trong khi đó, vệ tinh Galileo đầu tiên được phóng vào năm 2011 và dự án này có thể sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm nay.
Nguyên lý hoạt động của chúng khá tương đồng: Dùng 4 vệ tinh cùng lúc để tính toán khoảng cách đến một thiết bị bất kỳ, từ đó xác định vị trí chính xác của nó trên bản đồ. "Mỗi hệ thống đều gồm ít nhất 20 vệ tinh. GPS, Glonass và Bắc Đẩu được điều hành hoặc có phần quản lý của quân đội. Chỉ có Galileo là hệ thống dân sự thuần túy", chuyên gia quân sự Song Zhongping tại Thượng Hải nhận xét.
Phần lớn mọi người đều biết đến GPS, hệ thống được dùng trong mọi ứng dụng từ định vị trên smartphone đến theo dõi hành trình của máy bay và tàu biển. Bắc Đẩu là phương án của Trung Quốc nhằm thay thế sản phẩm do Mỹ phát triển, nhưng nó sẽ cần thêm nhiều thời gian để giành chỗ đứng trên thị trường.
"Trung Quốc đang hi vọng Bắc Đẩu sẽ trở thành đối thủ tầm cỡ thế giới của GPS, nhưng hệ thống của Mỹ vẫn chiếm thị phần tuyệt đối", Song nói.
Andrew Dempster, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kỹ thuật Không gian Australia (ACSER) thuộc Đại học New South Wales, cho rằng: "Bắc Đẩu thực sự không có gì đặc biệt. Đơn giản nó là vấn đề danh tiếng và vị thế, Trung Quốc có thể cho thấy rằng họ đang sở hữu hệ thống định vị vệ tinh riêng. Cũng giống việc lên Mặt Trăng và cắm cờ nhằm thể hiện năng lực".
Một số chuyên gia cho rằng hiệu quả và tầm phủ sóng của những hệ thống GNSS hiện nay khiến các nước không có lý do để sở hữu mạng lưới riêng. Tuy nhiên, Suelynn Choy, Phó giáo sư ở Trường Khoa học thuộc Đại học RMIT ở Australia, nhận định những phương án thay thế như Bắc Đẩu sẽ có tác dụng khi một mạng GNSS bất ngờ ngừng hoạt động, như Galileo hồi tháng 7/2019.
"Từ góc độ dân sự, điều này rất tốt vì chúng ta sẽ không phải dựa quá nhiều vào một hệ thống đơn lẻ, vốn có nguy cơ gây hại cho nền kinh tế thế giới", Choy nêu quan điểm.
Giới chuyên gia cũng cho rằng Trung Quốc quyết theo đuổi hệ thống GNSS riêng biệt nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, đặc biệt là với lực lượng vũ trang. "Nếu đối phương định vị bằng mạng lưới GNSS của bạn, họ sẽ đối mặt với nguy cơ lạc hướng và đình trệ mọi hoạt động nếu bạn tắt, hoặc thậm chí chỉ cần làm sai lệch tín hiệu GNSS", Dempster nói.
Dù vẫn có nhiều tranh luận về nguy cơ khi dùng cơ sở hạ tầng Internet của Trung Quốc, như mạng 5G của Huawei, những lo ngại tương tự không có tác dụng với GNSS. "Vệ tinh phát tín hiệu, bạn có bộ thu. Trừ khi có kênh liên lạc khác, bạn không phát tín hiệu ngược trở lại GPS hay Bắc Đẩu được", Dempster cho hay.
Cựu sĩ quan tình báo Mỹ Kevin McCauley cho biết, quân đội Trung Quốc đã phải dựa vào GPS để định vị suốt nhiều năm. Giả sử có xung đột, Mỹ có thể vô hiệu hóa tín hiệu GPS cho Trung Quốc, trong khi quân đội Mỹ vẫn có hệ thống định vị quân sự với độ chính xác cao", Dempster cho hay.
Trung Quốc không chỉ muốn tạo ra đối thủ cạnh tranh với GPS, mà còn có thể tận dụng Bắc Đẩu để mở rộng tầm ảnh hưởng. Pakistan, đồng minh thân cận của nước này, đã được tiếp cận mạng lưới Bắc Đẩu và đang dần tách rời khỏi GPS. Trung Quốc cũng có thể chia sẻ Bắc Đẩu với những nước tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường.
Trung Quốc sắp có hệ thống định vị riêng Trung Quốc đang chuẩn bị phóng vệ tinh cuối cùng lên vũ trụ để hoàn thành mạng lưới định vị toàn cầu riêng, mục tiêu loại bỏ GPS của Mỹ. Được gọi là Beidou (Bắc Đẩu), hệ thống định vị của Trung Quốc sẽ bao gồm 30 vệ tinh dùng cho mục đích điều hướng. Theo website chính thức của Beidou, vệ tinh...