Người đàn ông bị “chôn sống” vì ngăn thi công đường
Một người đàn ông đã bị “ chôn sống” dưới đống đất trong lúc ra đường ngăn cản thi công Quốc lộ 1 tại tỉnh Quảng Nam. Phía công an nhận định, có lẽ tài xế không thấy nạn nhân đứng phía sau xe chứ không ai lại đổ đất chôn sống người khác.
Ông Thạnh bị đống đất từ chiếc xe tải vùi lấp hơn 10 phút.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 10 giờ sáng 4/4. Nạn nhân là ông Nguyễn Thạnh (56 tuổi, ngụ thôn 3, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
Theo thông tin từ bà Huỳnh Thị Thảo (60 tuổi, vợ ông Thạnh) cung cấp, gia đình bà có 2 mảnh đất phía trước nhà giáp với Quốc lộ 1. Trong đó, có một mảnh đất có bìa đỏ, một mảnh chưa có giấy tờ nhưng gia đình đã sử dụng vài chục năm nay. Do việc đền bù không thỏa đáng nên gia đình không cho thi công mở rộng Quốc lộ 1.
Mới đây, chính quyền địa phương đã thuyết phục, đưa 65 triệu đồng và hứa đổ 2 hộc đất trước mặt nhà cho đầy và hẹn hoàn thành bìa đỏ mảnh đất còn lại. Vì thế, gia đình đã đồng ý bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, các đơn vị liên quan cứ hẹn mãi mà không chịu đổ đầy đất nên gia đình tiếp tục cản trở.
Chiếc xe tải đổ đất vùi lấp ông Thạnh vẫn nằm ở hiện trường.
Sáng 4/4, cán bộ xã Bình Phục vào nhà hỏi thì gia đình yêu cầu đổ đất rồi mới cho làm. Sau đó, những cán bộ này ra về và hứa sẽ đổ đất trong buổi sáng cùng ngày. Tuy nhiên, sau khi các cán bộ vừa đi ra thì có một nhóm khoảng 10 người lạ mặt, xăm trổ đầy người vào trấn áp, đòi 65 triệu đồng. Sau đó, bà Thảo phản ứng nên giữa hai bên xảy ra giằng co, xô xát với nhau.
Cùng thời điểm này, ông Thạnh ra bên ngoài để cản trở việc thi công thì bị tài xế xe tải BKS 92K-9850 đổ đất chôn vùi. Sau khi phát hiện sự việc, rất đông người dân đã chạy tới đào đống đất hơn 10 phút mới kéo được ông Thạnh lên. “Ổng đứng sau xe hồi chưa đổ đất, tài xế thấy mà vẫn đổ đất chôn lấp ổng luôn” – bà Thảo thuật lại.
Video đang HOT
Gia đình không cho chở đi bệnh viện, cán bộ y tế khám, đo huyết áp cho ông Thạnh tại hiện trường.
Người dân và lực lượng chức năng có mặt tại đây đã gọi xe cấp cứu đến nhưng phía gia đình nhất quyết không cho chở đi bệnh viện. Thấy ông Thạnh nằm bất động, công an huyện Thăng Bình và rất nhiều người qua lại thuyết phục người nhà chở đi bệnh viện nhưng phải đến khoảng 12 giờ 40 phút thì gia đình mới chấp nhận để xe chở ông Thạnh đi.
Có mặt tại hiện trường từ lúc 11 giờ 30 đến lúc ông Thạnh được đưa đi cấp cứu, chúng tôi ghi nhận hình ảnh người dân hết sức bức xúc trước sự việc trên. Trong khi ông Thạnh nằm thoi thóp trên đống đất thì không thấy một vị lãnh đạo nào của UBND xã Bình Phục cũng như UBND huyện Thăng Bình đến an ủi, động viên hay đứng ra chịu trách nhiệm để đưa người bị nạn đi cấp cứu.
Rất nhiều người có mặt tại hiện trường theo dõi sự việc.
Khi chúng tôi liên hệ qua điện thoại với ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch UBND xã Bình Phục thì ông Phong cho biết đang có việc bận, đã có bí thư và phó chủ tịch xã tại hiện trường. Còn ông Nguyễn Văn Ngữ, Chủ tịch huyện Thăng Bình thì cho biết ông đi công tác ở TP HCM, đã ủy quyền cho cấp phó xử lý các vụ việc. Tuy nhiên, không rõ những cán bộ địa phương này đứng ở đâu nhưng tại hiện trường thì không thấy một người nào.
Công an huyện Thăng Bình có mặt lập biên bản sự việc, giải thích cho gia đình…
Chiều 4/4, Thượng tá Trần Văn Xuân, Trưởng Công an huyện Thăng Bình, cho biết người nhà cũng khai báo có “giang hồ” hành hung và còn khai trong lúc giằng co thì bà Thảo bị mất một sợi dây chuyền vàng. “Tuy nhiên, chúng tôi phải điều tra mới biết được có hay không” – ông Xuân nói và nhận định có lẽ tài xế không thấy ông Thạnh chứ không ai lại đổ đất chôn sống người khác.
Ông Xuân cũng cho biết thêm, Quốc lộ 1 đi qua xã Bình Phục, huyện Thăng Bình – nơi xảy ra vụ việc do Công ty CP Xây dựng Công trình 545 thi công.
Theo Người Lao Động
Kiện đòi bồi thường 400 tỷ đồng, nhận được... 800kg gạo
Tại phiên sơ thẩm hôm nay, tòa đã bác nhiều yêu cầu của ông Nguyễn Thanh trong vụ kiện tranh chấp quyền tác giả và tiền nhuận bút kịch bản phim Biệt động Sài Gòn.
Sau nhiều lần trì hoãn, sáng nay 25/3, TAND thành phố Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm vụ kiện tranh chấp quyền tác giả và đòi tiền nhuận bút kịch bản giữa nhà báo Nguyễn Thanh và đạo diễn, biên kịch Lê Phương, Hãng phim truyện Việt Nam xung quanh kịch bản phim Biệt động Sài Gòn.
Hình ảnh trong phim Biệt động Sài Gòn.
Theo ghi nhận của PV báo Gia đình và Xã hội có mặt tại phiên tòa, ngoài ông Nguyễn Thanh có mặt, còn lại các bên đều ủy quyền cho người đại diện tham gia. Phía bị đơn là đạo diễn, biên kịch Lê Phương ủy quyền cho vợ là bà Trịnh Thị Thanh Nhã; Đại diện Hãng phim truyện Việt Nam là bà Đào Hồng Thắm; Đại diện Cục bản quyền tác giả là bà Nguyễn Thị Hồng Nga và ông Quản Hồng Anh.
Tại phiên xét xử, ông Nguyễn Thanh yêu cầu, phía bị đơn (ông Lê Phương và Hãng phim truyện Việt Nam) phải thừa nhận kịch bản phim Biệt động Sài Gòn là của riêng ông. Cùng với đó, ông Nguyễn Thanh còn kiện Báo Sài Gòn Giải phóng đã đăng tải kịch bản phim của ông trên báo với độ dài 63 kỳ mà không ghi tên ông cũng như không trả nhuận bút cho tác giả (chỉ trả cho ông Lê Phương số tiền 2.500 đồng); kiện NXB Hội VHNT Long An và NXB Thanh Hóa lấy kịch bản của ông in thành sách với tiêu đề "Những thiên thần ra trận" mà không xin phép, trả tiền nhuận bút.
Tổng cộng số tiền cho vụ kiện này được ông Nguyễn Thanh quy đổi từ tiền thời điểm năm 1984 sang vàng. Sau đó lấy số vàng thời điểm năm 1984 nhân với mệnh giá hiện nay. Tất cả số tiền bồi thường là 400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử đã bác những yêu cầu ông Thanh với hãng phim, cũng như với các nhà xuất bản vì không đủ chứng cứ. Đồng thời, kết luận ông Phương phải chia đôi số tiền nhuận bút trước đây nhận được của hãng phim, mà thực tế ông Phương mới trả cho ông Thanh 1/3 và trả số tiền nhuận bút mà ông ông Phương đã nhận được từ báo Sài Gòn Giải Phóng.
Nhà báo Nguyễn Thanh tại phiên tòa sáng nay. Ảnh GĐ&XH.
Ngoài ra, Tòa cũng bác yêu câu quy đổi sang giá vàng của ông Thanh, thay vào đó, số tiền nhuận bút sẽ được quy đổi sang giá gạo. Tòa kết luận ông Phương phải trả cho ông Thanh 800 kg gạo, quy đổi ra tiền hiện nay là 12.800.000 đồng.
Trước đó, như tin tức Thanh niên đã đưa, vào năm 2008, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã nhận được đơn kiện của ông Nguyễn Thanh.
TAND thành phố Hà Nội đã nhận được đơn kiện của ông Nguyễn Thanh vào năm 2008.
Theo đơn khởi kiện năm 2008, ông Thanh yêu cầu TAND thành phố Hà Nội xác định kịch bản phim Biệt động Sài Gòn (sản xuất năm 1982) là của riêng ông, đồng thời yêu cầu Hãng phim truyện Việt Nam và ông Phương phải hoàn trả số tiền nhuận bút, tính ra số tiền tương đương vào thời điểm lúc đó là 74 tỉ đồng cho ông. Mặt khác, theo lời ông Thanh thì ông Phương đã "cố tình kinh doanh trí tuệ" của ông khi sử dụng kịch bản Biệt động Sài Gòn để đem in sách mà không xin phép.
Tại phiên xét xử diễn ra vào ngày 11/5/2009, TAND thành phố Hà Nội đã bác đơn kiện của ông Thanh đối với Hãng phim truyện Việt Nam vì không có chứng từ nào chứng minh Hãng này đã đặt hàng ông Thanh viết kịch bản và sự ra đời kịch bản này chỉ là kết quả sự hợp tác cá nhân giữa ông Phương và ông Thanh. Thực tế, ngay sau khi có quyết định sản xuất phim Biệt động Sài Gòn từ Hãng phim truyện Việt Nam, ông Phương đã trả cho ông Thanh 1/3 số tiền nhuận bút và đề nghị ghi tên ông Thanh là đồng tác giả trên phim. Sau này, khi Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất thêm Biệt động Sài Gòn tập 3 và 4, dù ông Thanh không tham gia, nhưng ông Phương vẫn đề nghị để tên ông Thanh là đồng tác giả.
Người chịu án oan gian nan đòi bồi thường.
Tòa bác yêu cầu của ông Thanh về việc ghi tên kịch bản phim Biệt động Sài Gòn là của riêng ông Thanh. Bên cạnh đó, Tòa yêu cầu ông Phương chia đôi số tiền nhuận bút đã được nhận cho ông Thanh. Theo đó, ông Phương phải trả số tiền quy đổi với thời điểm đó là 9 triệu đồng. Tuy nhiên ông Thanh không đồng ý và tiếp tục kháng cáo
Sau 6 năm, ngày 25/3/2015, TAND thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm.
My Vân
Theo_Người Đưa Tin
Sáng nay, xử vụ kiện 74 tỷ đồng kịch bản phim Biệt động Sài Gòn Từ việc đòi đền bù thiệt hại với số tiền lên đến 74 tỷ đồng nhưng kết quả xử phiên sơ thẩm chỉ được gần 10 triệu đồng, cựu nhà báo Nguyễn Thanh tiếp tục đi đòi quyền lợi... Cựu nhà báo Nguyễn Thanh tiếp tục đi đòi quyền lợi về quyền tác giả duy nhất, cũng như quyền lợi về nhuận bút...