Người đàn ông bị bỏng chân vì dùng đèn sưởi quá nóng
Bệnh nhân ở Bắc Kạn bị tiểu đường, khi dùng đèn sưởi chân bằng đá muối nóng đã không cảm nhận được nhiệt độ khiến bỏng chân.
Bệnh nhân 52 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) với vết bỏng rộng ở lòng bàn chân. Ông được xác định bị tiểu đường tuýp 2 cách đây 10 năm, thường xuyên có cảm giác tê bì, nhức mỏi tay chân. Hai tháng trước, ông bắt đầu dùng đèn sưởi chân bằng đá muối vì được giới thiệu là giúp hết chứng tê bì. Tuy nhiên, sử dụng mỗi ngày, các triệu chứng tê bì của ông không thuyên giảm. Mới đây ông dùng đèn sưởi chân song đã để quá nóng, chân lại bị tê không có cảm giác, đến khi nhận ra là đã bị bỏng.
Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội), cả hai lòng bàn chân bị bỏng nặng, gót chân bắt đầu hoại tử.
Bệnh nhân bị bỏng nặng ở hai bàn chân. Ảnh: T.N.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Trưởng khoa Chăm sóc Bàn chân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, các bác sĩ đã phải cắt lọc vết thương, thay rửa và sử dụng kháng sinh, điều trị đường huyết cho bệnh nhân. Đến nay, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định nhưng sẽ phải mất một tháng mới có thể hồi phục.
Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường không nên áp dụng các biện pháp sưởi ấm chân, sưởi đá muối, ngâm chân… để điều trị triệu chứng tay chân tê bì. Người bị tiểu đường thường kiểm soát đường máu không tốt, không cảm nhận được nhiệt độ cao thấp nên chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể dẫn tới bỏng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Tại khoa Chăm sóc bàn chân, mỗi tháng các bác sĩ tiếp nhận 2-3 bệnh nhân tiểu đường bị bỏng với những mức độ nặng nhẹ khác nhau, trong đó có nhiều trường hợp do ngâm, sưởi chân. Không ít bệnh nhân vì nhập viện muộn hoặc sử dụng thuốc nam để chữa trị khiến vết thương bị nhiễm khuẩn nặng, hoại tử trên vùng rộng, phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.
Phương Trang
Theo vnexpress.net
Video đang HOT
Áo bông chần của thái giám thời Lý - Trịnh bất ngờ "hồi sinh"
Áo bông chần với cảm nhận ban đầu chính là sự dung dị đến lạ kỳ.
NTK Trịnh Thủy - người giữ hồn áo bông chần
Nguồn gốc xa xưa
Áo bông chần đã có từ lâu đời, không ai nhớ nó có từ niên đại nào. Chỉ biết rằng khi các nhà khảo cổ học khai quật mộ cổ của một thái giám thời Lê, Trịnh vào thế kỷ 17 đã phát hiện ra trang phục áo bông lụa. Từ đó, nó đi vào thơ ca nhạc họa như một biểu tượng lãng mạn của tình cảm con người. Gần gũi với đời sống con người Việt không chỉ trong những hoạt động thường ngày mà còn là vẻ đẹp tâm hồn ghi dấu nhẹ nhàng.
Áo bông chần gồm ba lớp: lớp lót, lớp bông, lớp vỏ. Chiếc áo bông ba lớp tưởng chừng đơn giản nhưng lại được coi như là một sản phẩm tinh tế của thời trang Việt từ xa xưa, mang hơi ấm tình người được kết nối với nhau chỉ bằng một sợi chỉ mỏng manh. Các điểm trên mặt vải lún xuống là nút chần bông, đều đặn tăm tắp như được sao chép tỉ mỉ. Qua độ lún của từng nút chần bông nông hay sâu mà người may gửi gắm tình cảm thể hiện qua đường kim mũi chỉ.
Các loại vải hay dùng may áo bông chần xưa được người Việt sử dụng phổ biến như vải chéo go, vải lanh hay vải thô... hoặc cao cấp hơn với vải nhung, gấm, lụa.
Những cánh sen được làm từ thổ cẩm thêu tay nổi bật trên áo bông chần
Áo bông chần được sáng tạo qua nhiều phom dáng khác nhau độc đáo
Làm mới bông chần bằng họa tiết thổ cẩm
Một trong số ít những nhà thiết kế chọn gắn bó với chiếc áo mang đậm hồn quê con người Việt chính là Trịnh Thủy.NTK Trịnh Thủy sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, với chị Hà Nội luôn mang một vẻ đẹp bình dị rất riêng. Mỗi mùa thu lá bay hay những mùa đông với những cơngió mùa đông bắc se lạnh, đều để lại trong chị những nỗi niềm riêng. Chị đã viết lại câu chuyện của riêng mình qua các thiết kế áo bông.
Kết hợp cùng nghệ thuật sắp đặt của họa sĩ Lê Tiết Cương, cả 2 đã cùng nhau tạo nên 30 thiết kế độc đáo, làm mới bông chần. Với ý tưởng chủ đạo là cái duyên ẩn chứa trong những đường nét thiết kế cũng như họa tiết hoa sen, thổ cẩm của mỗi chiếc áo bông qua tay NTK Trịnh Thủy. Nếu bạn thấy những họa tiết sen đã được rất nhiều những nhà thiết kế lựa chọn nhưng hoặc họ in lên chất liệu vải hoặc thêu, dệt nhưng với Trịnh Thủy thì khác, bà lựa chọn họa tiết bằng vải thổi cẩm sau đó gắn chúng lên bông chần bằng những đường kim mũi chỉ thủ công, tỉ mỉ và chăm chút cẩn trọng.
Họa sĩ Lê Tiết Cương vui vẻ chia sẻ về lần tái hợp này cùng Trịnh Thủy: "Cách đây 5 năm tôi đã kết hợp cùng Thủy khi mang tranh của tôi vào những thiết kế của cô ấy, với chủ đề họa tiết về những hình ảnh gắn liền với đời sống nông nghiệp của người Việt xưa. Sự hài hòa của hiện đại và truyền thống mà chúng tôi mang lại với áo bông chần sẽ khác hơn trong lần này. Làm mới áo bông, làm mới họa tiết với thổ cẩm của dân tộc Tây Bắc. Điều đã thuyết phục tôi tái hợp cùng Trịnh Thủy lần này".
Họa sĩ Lê Tiết Cương - người cùng NTK Trịnh Thủy làm nên bộ sưu tập Áo Bông Trịnh
Với 30 thiết kế, cùng với nhiều gợi ý về sự kết hợp của áo bông chần với các loại trang phục khác nhau. Trong đó, sự kết đôi áo dài và áo bông chần đã tạo nên sự hòa quyện và bồi đắp hoàn mỹ cho người mặc. Nét duyên của người phụ nữ được chắp cánh trở nên mềm mại và gần gũi, dung dị hơn.
NTK Trịnh Thủy nói: "Dù áo bông chần chưa tạo nên xu hướng mạnh mẽ như tà áo dài nhưng điều tôi muốn ngoài tính ứng dụng giúp ấm cơ thể những ngày giá lạnh thì nó còn là sự sống mạnh mẽ về vẻ đẹp tinh thần mà người làm muốn gửi gắm qua từng sản phẩm". Với từng bước tiến chậm mà chắc, có lẽ NTK Trịnh Thủy sẽ gây được tiếng vang lớn trong thị trường thời trang Việt khi thổi hồn, tạo nên sức sống bền bỉ cho chiếc áo bông chần được tiến tới gần hơn với con người Việt. Bởi những điều thân thuộc luôn chiếm được tình cảm của con người bằng sự chân thành nhất.
Sự kết hợp của cũ và mới với xu hướng xuyên thấu trên thiết kế bông chần tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới
Ngôn ngữ thời trang của Trịnh Thủy được thể hiện qua áo bông chần vừa lạ vừa quen
Sự cách điệu trên thiết kế áo bông chần vừa đủ mới để tạo nên cảm hứng cho các tín đồ thời trang nhưng vẫn giữ được "cái hồn" xưa cũ tạo nên bản sắc riêng
Họa tiết sen không chỉ được đính kết trên áo bông chần bằng thổ cẩm mà còn được thể hiện bằng việc tạo khối làm nên áo ngoài sáng tạo
Theo Danviet
Lợi ích của hành tây với sức khỏe Lợi ích của hành tây với sức khỏe là rất nhiều nhờ nó có chứa các chất chống oxy hóa, kháng sinh, chống viêm... Ảnh: Shutterstock Hành tây cũng có thể loại bỏ chất độc khỏi cơ thể và làm giảm cholesterol xấu. Dưới đây là một số cách giúp chúng ta có thể sử dụng hành tây hiệu quả, theo bodsky. Mụn...