Người đàn ông bị bắt vì giả danh trung tá công an
Mặc trang phục cảnh sát giả đi lang thang trong khu dân cư ở Bình Phước, người đàn ông quê Quảng Bình bị công an bắt giữ.
Hồ Thanh Ngân tại cơ quan điều tra. Ảnh: Văn Trăm.
Ngày 21/4, Công an thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước tạm giữ Hồ Thanh Ngân (34 tuổi, quê Quảng Bình) để điều tra việc sử dụng trang phục của lực lượng cảnh sát nhân dân.
Trước đó, Công an phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài đi tuần tra đã phát hiện Ngân mặc bộ trang phục cảnh sát với quân hàm trung tá đang đi lang thang trong khu dân cư. Thấy có nhiều dấu hiệu nghi ngờ, nên họ đã mời “trung tá” này về trụ sở làm việc.
Qua kiểm tra, Ngân có hai tấm thẻ giả chứng minh công an nhân dân và một chứng minh nhân dân mang tên người khác.
Ngân thừa nhận giả cảnh sát nhưng chưa cho biết động cơ. Anh ta không có nghề nghiệp ổn định và đã có hai tiền án về tội Trộm cắp tài sản.
Văn Trăm
Video đang HOT
Theo VNE
"Hàng đặc biệt" được Cảnh sát có trách nhiệm vũ trang bảo vệ như thế nào?
Theo dự thảo nghị định vừa được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến, tiền mặt, trái phiếu, cổ phiếu, công trái, vàng, đá quý, cổ vật, bảo vật quốc gia,... thuộc danh mục "hàng đặc biệt" do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển.
Vận chuyển hàng đặc biệt (Ảnh minh hoạ: BCA)
Bộ Công an vừa công bố dự thảo Nghị định quy định về công tác bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt của Nhà nước do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ để lấy ý kiến góp ý rộng rãi.
Theo dự thảo, hàng đặc biệt do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển, gồm: Tiền mặt (tiền đồng Việt Nam), giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, công trái và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước; Tài sản quý (vàng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ tiền mặt và các loại tài sản quý khác) trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước; Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước.
Đơn vị Cảnh sát nhân dân trực thuộc Bộ Công an có trách nhiệm vũ trang bảo vệ các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt do các cơ quan quản lý hàng đặc biệt ở Trung ương yêu cầu.
Đơn vị Cảnh sát nhân dân trực thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm vũ trang bảo vệ các chuyến vận chuyển hàng đặc biệt do các cơ quan quản lý hàng đặc biệt ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu.
Dự thảo cho biết, đối với những chuyến vận chuyển hàng đặc biệt mà cơ quan quản lý hàng đặc biệt xác định cần phải yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo tổ chức lực lượng phối hợp bảo vệ thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý hàng đặc biệt gửi văn bản yêu cầu bảo vệ vận chuyển đến Bộ Công an trước khi vận chuyển ít nhất 10 ngày làm việc.
Văn bản yêu cầu bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt phải thể hiện rõ tên, loại, khối lượng hàng cần vận chuyển, phương tiện vận chuyển, tuyến vận chuyển, hành trình vận chuyển (nơi đi, nơi đến, thời gian xuất phát, thời gian kết thúc, thời gian dừng, đỗ tại các địa điểm hoặc ga dừng, đỗ trên tuyến vận chuyển) và dự kiến thời gian tiến hành vận chuyển.
Khi nhận được văn bản yêu cầu bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, Bộ Công an, đơn vị Cảnh sát nhân dân trực thuộc Bộ Công an hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản trả lời cơ quan có yêu cầu trước khi vận chuyển ít nhất 2 ngày làm việc để phối hợp tổ chức thực hiện bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt.
Phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt
Dự thảo nêu rõ, phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt bằng xe chuyên dùng trên đường bộ hoặc phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong đó, phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt trên đường bộ được thực hiện như sau: Cơ quan quản lý hàng đặc biệt bố trí xe chuyên dùng và xe hộ tống vận chuyển hàng đặc biệt trên đường bộ. Xe chuyên dùng vận chuyển hàng đặc biệt phải bảo đảm các phương tiện kỹ thuật chuyên dùng phục vụ công tác bảo vệ.
Đối với mỗi chuyến vận chuyển hàng đặc biệt trên đường bộ phải có 2 xe hộ tống bảo vệ, trong đó 1 xe dẫn đầu và 1 xe đi cuối xe hoặc đoàn xe vận chuyển hàng đặc biệt.
Trường hợp vận chuyển hàng đặc biệt trên 1 xe chuyên dùng đi trong thành phố, thị xã hoặc thực hiện đồng thời nhiều đoàn vận chuyển hàng đặc biệt trong cùng một thời gian mà cơ quan trực tiếp quản lý hàng đặc biệt có yêu cầu thì thủ trưởng đơn vị Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển căn cứ tình hình thực tế, trao đổi, thống nhất với thủ trưởng cơ quan có yêu cầu về việc bố trí số lượng xe hộ tống đối với mỗi đoàn vận chuyển hàng đặc biệt.
Phương tiện vận chuyển hàng đặc biệt trên đường sắt phải bố trí các dụng cụ, vật liệu cần thiết để gia cố, bảo vệ các container chứa hàng đặc biệt được ổn định, vững chắc và an toàn trên đường vận chuyển.
Cán bộ chiến sĩ được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ
Căn cứ tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phương tiện, khối lượng hàng đặc biệt và thời gian, hành trình vận chuyển, đơn vị Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển trao đổi, thống nhất với cơ quan trực tiếp quản lý hàng đặc biệt để bố trí cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát làm nhiệm vụ vũ trang bảo vệ vận chuyển.
Việc bố trí cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ hàng đặc biệt phải bảo đảm ít nhất 2 cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát thường xuyên làm nhiệm vụ trên mỗi xe chở hàng, xe hộ tống, toa xe đường sắt hoặc trên mỗi phương tiện vận tải đường thủy nội địa, đường hàng không.
Đối với các chuyến vận chuyển nhiều ngày trên phương tiện đường sắt thì việc bố trí cán bộ, chiến sĩ được tổ chức thực hiện theo các ca làm nhiệm vụ và phải bảo đảm thời gian làm việc theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong quá trình vận chuyển, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát bảo vệ hàng đặc biệt được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp để bảo vệ hàng đặc biệt.
Theo dự thảo, việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ.
Thế Kha
Theo Dantri
Thẩm phán bị tố đạp vào đùi đương sự "Khi hai bên có lời qua tiếng lại thì thẩm phán L bất ngờ đạp mạnh vào đùi tôi. Bức xúc, tôi nhào đến cào mặt ông L" - bà Lân kể. Gửi đơn đến báo Pháp Luật TP.HCM, bà Vương Thị Lân (63 tuổi, ngụ phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài, Bình Phước) cho biết đã hơn 20 ngày nay bà...