Người đàn ông bí ẩn rơi khỏi tháp đôi vụ khủng bố 11.9
15 năm sau thảm kịch khủng bố kinh hoàng 11.9, chưa bao giờ có một sự kiện nào để lại nhiều nỗi đau và dằn vặt trong lòng nước Mỹ đến thế.
“Người đàn ông rơi” là bức ảnh mô tả cụ thể nhất sự khủng khiếp của vụ khủng bố.
Một số bức ảnh đăng tải sự kiện 11.9 được cho là quá sốc và khủng khiếp. Nhiều người nói rằng với những thân nhân người bị nạn hoặc chính độc giả, việc đối mặt với những bức ảnh này là quá sức chịu đựng.
Có khoảng 200 người được cho là đã gieo mình xuống đất từ tòa Tháp đôi. Họ bị kẹt cứng ở tòa tháp bốc cháy ngùn ngụt, không biết chạy đi đâu và buộc phải chết theo cách quá đau đớn. Những người ngồi ở phòng khách, chăm chú xem trực tiếp cú nhảy từ TV cũng cảm thấy khủng khiếp không kém.
Một bức ảnh đại diện rõ ràng nhất cho nỗi đau cùng cực này là người đàn ông rơi tự do xuống đất. Khi tờ New York Times đăng tải bức ảnh trên trang 7 vào ngày 12.9.2001, bức ảnh được nhiều người mô tả là “ghê rợn”, “trục lợi” hoặc “quá tọc mạch”. Đỉnh điểm chỉ trích lên cao khi nó xuất hiện ở tạp chí Esquire năm 2003.
Máy bay thứ hai chuẩn bị đâm vào tòa tháp ở Trung tâm Thương mại Thế giới.
Trong ngày 11.9, gần 3.000 người dân Mỹ đã thiệt mạng. Những hình ảnh về sự quả cảm và anh hùng xuất hiện dày đặc trang nhất các tờ báo. Tuy nhiên khi sự kiện lắng xuống, nhiếp ảnh gia hãng tin AP Richard Drew bị thôi thúc bởi câu hỏi: “Người đàn ông rơi” kia thực sự là ai?
Video đang HOT
Bức ảnh được Richard ghi lại lúc 9 giờ 41 phút 15 giây sáng ngày 11.9.2001. Người đàn ông rơi tự do từ tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới. Có lẽ ông đã bị kẹt ở tầng cao nhất. Nhiều nỗ lực xác định danh tính người này nhưng bất thành.
Phóng viên tờ Toronto Globe và Daily Mail Peter Cheney đã bắt tay giải quyết bí ẩn này. Peter cho rằng người đàn ông là một người gốc Latinh, có râu, mặc quần đen và áo dạ trắng. Phóng viên Peter cho rằng đây là một người phục vụ quán ăn. Giả thuyết cho rằng người đàn ông này làm việc tại nhà hàng Cửa sổ Thế giới trên đỉnh tháp Bắc. Sau vụ khủng bố, 79 nhân viên của nhà hàng thiệt mạng.
Một ý kiến khác cho rằng “người đàn ông rơi” phục vụ ở Forte Food, một nhà hàng mất 21 nhân viên sau thảm kịch 11.9. Hầu hết trong số này là người Ấn Độ, Ả Rập và Latinh. Nhiều người có tóc ngắn và để râu.
Những người Mỹ bị kẹt lại trong tòa nhà đang bốc cháy dữ dội.
“Người đàn ông rơi” được cho là Norberto Hernandez, làm việc ở nhà hàng Cửa sổ Thế giới với vai trò đầu bếp làm bánh. Phóng viên Peter cầm bức ảnh tới gia đình của anh và họ đều xác nhận “người đàn ông rơi” chính là Norberto.
Trong đám tang của Norberto, Peter mang tấm ảnh “người đàn ông rơi” tới và đưa cho con gái lớn của ông. Jacqueline nhìn bức ảnh và tức giận nói: “Thứ ngớ ngẩn này không phải là bố tôi”, tờ Esquire viết. Bức ảnh cũng khiến gia đình Norberto chia rẽ sâu sắc.
“Họ nói rằng bố tôi phải xuống địa ngục vì ông ấy nhảy xuống đất”, Catherine, con gái của Norberto nói. “Trên internet, họ nói bố tôi bị kéo xuống địa ngục với quỷ dữ. Tôi không biết nên làm gì nếu đó thực sự là bố tôi”.
Tuy nhiên Eulogia, vợ của Norberto phủ nhận đây là chồng mình.
Một điểm mấu chốt được cho là dẫn tới việc xác định danh tính của “người đàn ông rơi” chính là chiếc áo màu cam sáng ông mặc bên dưới áo dạ trắng. Eulogia nói cô luôn chuẩn bị quần áo cho chồng mình mỗi sáng.
Hình ảnh này sẽ mãi để lại vết thương quá lớn trong lòng nước Mỹ.
“Tôi nhớ chính xác ngày hôm ấy. Norberto mặc chiếc áo hải quân. Màu xanh lá. Anh ấy đi tất đen, quần xanh đậm. Norberto còn đeo đồng hồ Casio. Chồng tôi không có áo da cam”, Eulogia quả quyết.
Một người thường xuyên mặc áo da cam được cho là “người đàn ông rơi” mang tên Jonathan Briley. Briley cũng làm việc ở nhà hàng Cửa sổ Thế giới và là một người da màu. Ông để râu quai nón và cắt tóc ngắn. Đồng nghiệp tin rằng đây chính là “người đàn ông rơi”.
Em trai Briley là Timothy từng được yêu cầu xác nhận danh tính “người đàn ông rơi”. Timothy khẳng định đây là anh trai mình vì giầy đen, quần sẫm màu. Em gái Briley là Gwendolyn cho biết anh trai mình bị bệnh suyễn và khói độc buộc Briley phải gieo mình xuống đất.
Briley hay mặc áo cam nên em trai Timothy thường trêu anh mình vì đặc điểm này. “Khi nào thì anh mới bỏ cái áo da cam đó hả?”.
Dù vậy, đến nay sau 15 năm, vẫn chưa ai biết “người đàn ông rơi” thực sự là ai. Khả năng biết được là rất thấp. Một điều duy nhất chúng ta biết khi nhìn bức ảnh này là những người dũng cảm nhất, trải qua sự kiện 11.9 ngay tại tâm chấn, đã kiên cường đối chọi với tất cả. Đây là điều phải được ghi nhớ.
Theo Quang Minh – News Au (Dân Việt)
Hạ viện Mỹ thông qua luật kiện Arab Saudi về vụ khủng bố 11/9
Hạ viện Mỹ thông qua đạo luật cho phép người dân nước này kiện Arab Saudi liên quan đến vụ khủng bố 11/9.
Một tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới, New York, Mỹ, nổ tung trong vụ khủng bố 11/9. Ảnh: Reuters.
"Đạo luật Công lý Chống Tài trợ Chủ nghĩa khủng bố" (JASTA) được thông qua ngày 9/9 bằng hình thức bỏ phiếu miệng tại Hạ viện, Sputnikdẫn lời Peter King, nghị sĩ Mỹ đến từ New York, nói.
Thượng viện Mỹ thông qua JASTA hồi tháng 5 cũng bằng hình thức bỏ phiếu miệng. JASTA tiếp đó sẽ được trình lên Tổng thống Barack Obama trước dịp kỷ niệm 15 năm vụ khủng bố 11/9. Ông Obama từng dọa phủ quyết JASTA.
Nếu trở thành luật, JASTA xóa bỏ miễn trừ tư pháp quốc gia cùng việc cấm kiện chính phủ, quốc gia nghi có liên quan đến các vụ tấn công khủng bố trên đất Mỹ. Nó còn cho phép người sống sót và thân nhân người thiệt mạng đòi bồi thường từ quốc gia khác.
Arab Saudi, phủ nhận có liên quan trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001, kiên quyết phản đối JASTA. Arab Saudi dọa sẽ bán cổ phiếu và tài sản Mỹ tổng giá trị 750 tỷ USD để đáp trả nếu JASTA trở thành luật.
Ngày 11/9/2001, hai chiếc máy bay của hãng hàng không Mỹ bị những phần tử tấn công liều chết của al-Qaeda bắt cóc và lao vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Mỹ. Một máy bay khác lao vào Bộ Quốc phòng Mỹ, trong khi chiếc thứ tư bị rơi ở Pennsylvania. Hơn 2.700 người thiệt mạng trong vụ việc này.
Như Tâm
Theo VNE
Trợ lý tiết lộ diễn biến trên phi cơ tổng thống Mỹ sau vụ 11/9 Trợ lý cựu tổng thống Mỹ George W. Bush công bố bản ghi chép chi tiết những gì xảy ra trên chiếc Air Force One ngay sau vụ khủng bố 11/9. Ông Bush trao đổi với nhân viên qua điện thoại trên chuyên cơ khi đang bay tới căn cứ không quân Barksdale, Louisiana. Ảnh: US National Archive. Bản ghi chép do Ari...