Người đàn ông Ấn Độ t.ử von.g vì nuốt gà con để chữa vô sinh
Người đàn ông và vợ đã kết hôn nhiều năm nhưng không có con. Nhiều người tin rằng anh đã nuốt chửng con gà như một nghi lễ tâm linh để chữa bệnh.
Người đàn ông mất sau khi nuốt chửng gà sống.
Người đàn ông mất sau khi nuốt chửng gà sống.
Người đàn ông được xác định tên Anand Yadav (35 tuổ.i), đến từ làng Chhindkalo (quận Ambikapur, Chhattisgarh) gần đây được người thân phát hiện chóng mặt sau khi tắm và ngã gục tại nhà, SCMP đưa tin.
Anh nhanh chóng được đưa đến bệnh viện, nhưng đã mất dù các bác sĩ nỗ lực cứu chữa.
Ban đầu, các bác sĩ không chắc chắn về nguyên nhân mất . Sau đó, khi khám nghiệm xác, họ phát hiện một vết thương ở cổ họng và phát hiện một con gà con dài 20 cm mắc kẹt bên trong.
Santu Bag, bác sĩ tiến hành khám nghiệm xác, suy đoán con gà mắc kẹt đã cản trở cả đường thở của Yadav, khiến anh ngạt thở. Điều đáng chú ý là ban đầu người ta thấy con gà này còn sống, sau đó mới chế.t.
“Từng thực hiện hơn 15.000 cuộc khám nghiệm xác, đây là lần đầu tiên tôi gặp phải trường hợp như vậy. Điều này khiến tất cả chúng tôi bị sốc”, Bag nói.
Video đang HOT
Dân làng địa phương suy đoán rằng có thể một niềm tin mê tín đã thôi thúc Yadav nuốt con gà con sống.
Một số người tin rằng trong quá trình tìm cách chữa trị vô sinh, Yadav có thể đã chấp nhận nuốt con gà như một phần của nghi lễ huyền bí, với hy vọng nó sẽ giúp anh có cơ hội làm cha.
Yadav và vợ đã kết hôn nhiều năm mà không có con. Trong cơn thất vọng muốn được làm cha, anh đã tìm đến một “tantrik” để được giúp đỡ.
Tantrik được biết đến trong văn hóa Ấn Độ là kiểu thầy tâm linh hoặc người chữa bệnh, thường gắn liền với các thực hành phức tạp liên quan đến sức mạnh siêu nhiên, yoga và triết học tôn giáo.
Người ta tin rằng dưới sự hướng dẫn của một tantrik, Yadav đã nuốt chửng chú gà con như một phần của nghi lễ sinh sản, dẫn đến cái chế.t bi thảm.
Vụ việc đang được cảnh sát điều tra và gia đình Yadav vẫn chưa đưa ra bình luận.
Kỳ lạ loài ếch Nam Mỹ có thể 'nuốt chửng cả thế giới'
Loài ếch sừng sinh sống trong khu rừng rậm Amazon không chỉ thu hút sự chú ý của giới khoa học bởi kích thước cơ thể to lớn mà còn bởi khả năng ăn tạp của chúng.
Đặc điểm này khiến chúng còn được gọi là 'ếch Pacman'.
Trong thế giới của các loài động vật lưỡng cư, họ Ếch sừng Nam Mỹ (Ceratophryidae) gồm 12 loài ếch thú vị, đặc hữu của khu vực Nam Mỹ, được ghi nhận nhiều ở các quốc gia Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay.
Ếch sừng Nam Mỹ có thể dài đến 15cm, cơ thể hình tròn, phần lưng phẳng và chân mạnh mẽ, màu sắc đa dạng. Một số loài có sừng nhọn nhô lên trên hai mắt, khiến chúng có tên gọi là "ếch sừng".
Đặc biệt, ếch sừng Nam Mỹ có cái đầu rất lớn và miệng rộng, giúp chúng ăn được con mồi lớn gần bằng mình. Đặc điểm này khiến chúng còn được gọi với tên khác là "ếch Pacman", theo tên nhân vật chính có cái miệng rộng ngoác để nuốt chửng kẻ thù trong trò chơi điện tử nổi tiếng "Pacman".
Thức ăn chủ yếu của ếch sừng Nam Mỹ là côn trùng, động vật thân mềm và các loài động vật nhỏ khác. Là loài săn mồi theo kiểu "chờ đợi", chúng giữ tư thế bất động và ngụy trang rất khéo để cắn bất ngờ khi con mồi rơi vào đúng tầm.
Mùa sinh sản của ếch sừng Nam Mỹ thường diễn ra trong những tháng mưa nhiều. Ếch sừng Nam Mỹ đẻ trứng trong những vũng nước tạm hình thành sau trận mưa lớn. Nòng nọc có tốc độ phát triển nhanh, dù một số lượng lớn sẽ chế.t trước khi trở thành ếch.
Dù có vẻ ngoài hơi "đáng sợ", ếch sừng Nam Mỹ có tính cách khá hiền lành. Khi cảm thấy bị nguy hiểm, chúng có thể phát ra âm thanh rít rít và thậm chí cảnh báo đối thủ bằng cách mở miệng rộng để trưng ra hình ảnh bộ hàm mạnh mẽ của mình.
Một điều độc đáo khác về ếch sừng Nam Mỹ là khả năng thích nghi với môi trường sống tuyệt vời của chúng. Những con ếch này có thể tồn tại trong các sinh cảnh đa dạng, từ rừng mưa nhiệt đới đến thảo nguyên khô cằn và cả môi trường nhân tạo.
Do có ngoại hình độc đáo và lại rất dễ nuôi, ngày nay ếch sừng Nam Mỹ đã trở thành vật cưng được nuôi phổ biến trên toàn thế giới.
Trong tự nhiên, ếch sừng Nam Mỹ không phải là loài đang bị nguy hiểm nghiêm trọng. Tuy vậy, chúng vẫn phải đối mặt với những nguy cơ như mất môi trường sống do sự phát triển của con người, nạn bắt trộm để buôn bán trên thị trường vật nuôi và thay đổi khí hậu.
Việc bảo vệ các khu vực phân bố bản địa và tạo ra những chính sách bảo vệ đúng đắn là điều cần thiết để đảm bảo cho tương lai bền vững của những loài ếch độc đáo này.
Người đàn ông biến mình thành chuyên gia nghiên cứu bệnh của mẹ Một năm biến thành hai, và hai năm biến thành ba, khi mà việc tập trung tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra với mẹ đã vắt kiệt tôi. Tôi quyết định bước đầu tiên cần làm là khép lại cuộc sống ở Bờ Tây và quay trở lại New York để có thể gần gũi hơn với mẹ, và tôi đã thực...