Người đàn ông 61 tuổi trải qua 87 lần làm chú rể
‘Ông vua ăn chơi’ của Indonesia thông báo dự định kết hôn lần thứ 88 của mình khiến dân tình choáng đến… phát hoảng. Với ông, 87 lần làm chú rể lần nào cũng như lần đầu tiên!
Ông Kaan năm nay 61 tuổi. Sau đoạn hội thoại ngắn với một YouTuber cách đây ít lâu, ông trở nên nổi tiếng không chỉ ở Indonesia mà lan rộng ra toàn cầu bởi thông tin kết hôn lần thứ 88 của mình, theo Oddity Central.
Lễ cưới đầu tiên của ông Kaan được tổ chức tại làng Cipeundeuy, quê hương của ông. Khi ấy, ông Kaan vừa tròn 14 tuổi và vợ của ông là một thiếu nữ lớn hơn 2 tuổi.
Chân dung người đàn ông chuẩn bị kết hôn lần thứ 88 ở tuổi 61.
Video đang HOT
Cuộc hôn nhân đầu tiên chỉ kéo dài 2 năm. Mặc dù “tổn thương sâu sắc” sau hôn nhân nhưng không vì thế mà người đàn ông xứ vạn đảo mất đi lòng tin vào phụ nữ. Thay vào đó, ông nhanh chóng tìm kiếm, yêu đương và kết hôn với người vợ thứ 2, thứ 3…, thứ 10 và nhiều hơn thế nữa.
Cho đến nay, ông Kaan đã kết hôn 87 lần. 40 lần trong số ấy được đăng ký hợp pháp, còn lại chỉ làm cỗ báo cáo với dân làng. 87 lần kết hôn nhưng ông Kaan chỉ có 46 người phụ nữ, bởi vì nhiều người trong số ấy là ly hôn rồi lại tái hôn.
Theo ông Kaan chia sẻ trên truyền thông, ông nhanh chóng đi đến hôn nhân vì “luôn nghiêm túc một cách chân thành”, “không muốn làm mất lòng người phụ nữ nào” và cũng bởi ông muốn họ trở thành “một ai đó gắn bó” với mình mà không chỉ là người xa lạ. Với ông Kaan, quan điểm hôn nhân là: “Quen là yêu, yêu là cưới luôn”.
“Tôi không muốn đùa giỡn với tình cảm của phụ nữ. Thay vì việc cứ làm quen, tán tỉnh rồi chia tay khiến họ đau khổ, tốt hơn là tôi nên cưới họ luôn!”, ông Kaan tiết lộ thêm.
Tất nhiên, các cuộc hôn nhân thường chỉ kéo dài một tháng, thậm chí một tuần. Thời gian hôn nhân dài nhất của ông Kaan kéo dài 14 năm.
Lý do người đàn ông này hấp dẫn được 46 người phụ nữ vẫn là một điều bí ẩn.
Điều khiến truyền thông và cộng đồng chú ý và thắc mắc không chỉ ở số lần ông Kaan kết hôn mà còn ở việc “tại sao 46 người phụ nữ lại đồng ý làm vợ ông?”. Chắc chắn rằng, trừ người vợ đầu tiên thì tất cả những người vợ còn lại đều biết tính cách “Play King” của ông Kaan và lường trước việc mình rất có thể sẽ sớm từ “đương kim vợ” thành… vợ cũ.
Kaan là một nông dân và ông không giàu. Vậy điều gì đã khiến họ dễ dàng đồng ý? Dù mọi người cố gắng hỏi nhưng ông Kaan chỉ mỉm cười không tiết lộ.
Ngôi làng ở Ấn Độ có 1/3 dân số bỏ nghề để làm YouTuber
Tulsi, ngôi làng nhỏ ở bang Chhattisgarh của Ấn Độ, được mệnh danh là "làng YouTube" vì 1/3 dân số tại đây làm nghề sản xuất video để kiếm sống.
Theo trang Oddity Central (Anh), khi các nền tảng video trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, không có gì ngạc nhiên khi hàng triệu người trên khắp thế giới đang nỗ lực xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo nội dung. Trong đó, làng Tulsi, vùng nông thôn nhỏ ở bang Chhattisgarh, đã có 1/3 trong số 3.000 người dân địa phương, tích cực làm video và đăng lên nền tảng YouTube để thu lợi nhuận.
Nhiều người trong số họ từng là nông dân, nhưng sau khi nghe nói rằng thu nhập của một số người trong làng đã tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần, từ việc làm video trên YouTube, họ quyết định thay đổi nghề nghiệp.
Làng YouTube của Ấn Độ xuất hiện từ câu chuyện khởi nghiệp của hai người bạn, Gyanendra Shukla và Jai Verma. Họ đã lần lượt rời bỏ công việc kỹ sư mạng và giáo viên để theo đuổi nghề sáng tạo nội dung trên Youtube. Chẳng bao lâu sau, họ bắt đầu kiếm được một khoản tiền khá lớn từ nỗ lực mới của mình. Câu chuyện thành công của họ đã lan truyền khắp làng, truyền cảm hứng cho nhiều người theo đuổi đam mê.
Shukla nói với hãng tin ANI: "Trước đó, tôi đã làm kỹ sư mạng ở SBI. Văn phòng của tôi có Internet tốc độ cao và tôi thường lên YouTube xem video ở đó. Tôi đặc biệt yêu thích phim ảnh. Vào năm 2011 - 2012, phiên bản mới của YouTube ra mắt. Vào thời điểm đó, các kênh trên YouTube rất hạn chế. Tôi không hài lòng với công việc đang làm lúc đó nên đã chuyển sang làm YouTuber. Đến nay, tôi đã sáng tạo khoảng 250 video và có 115.000 người theo dõi".
Khoảng 40% dân số trong làng Tulsi đang tham gia làm nội dung video cho trên nền tảng như YouTube, TikTok hoặc Instagram. Trong số đó, người trẻ nhất là 15 tuổi và người lớn tuổi nhất là cụ bà 85 tuổi. Khoảng 40 kênh chính có trụ sở tại làng Tulsi, với nội dung phong phú, từ hài kịch và âm nhạc đến giáo dục và các nội dung tự sản xuất. Kênh phổ biến nhất có trung bình trên 100.000 người đăng ký chỉ riêng trên nền tảng Youtube.
Dân mạng dậy sóng trước hình phạt bắt nhân viên ăn trứng gà sống của công ty công nghệ Dân mạng dậy sóng trước hình phạt bắt nhân viên ăn trứng gà sống của công ty công nghệ Cộng đồng mạng Trung Quốc dậy sóng trước quy định phạt nhân viên ăn trứng gà sống của một công ty công nghệ. Một công ty ở Trung Quốc gây bão dư luận sau khi áp dụng hình phạt bắt nhân viên ăn trứng...