Người đàn ông 42 tuổi không hút thuốc, uống rượu, bỗng nhiên bị xuất huyết não, liệt nửa người chỉ vì mê game
Đang ngồi chơi game, anh Ngô (42 tuổi, Phúc Kiến, Trung Quốc) đột nhiên cảm thấy không khỏe nên đã nhanh chóng gọi cấp cứu. Tuy nhiên, sau khi bấm máy, anh lại không thể nói ra được lời nào…
Anh Ngô, 42 tuổi ở Phúc Kiến (Trung Quốc), thường không hút thuốc, không uống rượu và không đi tiệc tùng bên ngoài sau giờ làm việc. Sở thích duy nhất của anh là chơi game mỗi tối sau khi đi làm về, nhiều khi anh chơi quên cả thời gian, chơi đến nửa đêm, hôm sau lại tiếp tục dậy sớm đi làm.
Vào một ngày tháng 11 vừa qua, anh Ngô đang chơi game ở nhà như thường lệ thì bất ngờ cảm thấy tay chân mình không thuận, người ngồi không yên trên ghế. Cảm thấy có điều gì đó không ổn, anh nhanh chóng bấm số gọi cấp cứu, nhưng sau khi bấm máy, miệng anh như bị dính chặt, không thể nói được nữa.
May mắn là anh trai ruột ở phòng bên thấy vậy đã nhanh chóng gọi điện nhờ và đưa anh Ngô đến bệnh viện.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra rằng huyết áp của anh Ngô khá cao, nửa người bên phải hoàn toàn không thể cử động một cách tự do, thêm vào đó, anh cũng không thể nói được. Qua cử chỉ và mô tả của anh trai, bác sĩ cho rằng anh Ngô đã trải qua một triệu chứng xuất phát từ xuất huyết não. Lúc này, anh Ngô được tiếp tục chỉ định đi chụp CT đầu.
May mắn thay, sau khi được khám và điều trị phẫu thuật kịp thời, anh Ngô đã không gặp phải di chứng nào và có thể sinh hoạt như người bình thường.
Xuất huyết não không còn là “bệnh lạ”
Theo tờ 39 Health Network , xuất huyết não không còn là “bệnh chỉ của người già” nữa, nhiều người trẻ bị áp lực lâu ngày, sinh hoạt thất thường, nguy cơ mắc bệnh xuất huyết não tăng cao.
Tiểu Bân năm nay vừa tròn 25 tuổi (Trung Quốc), nhưng anh đã có tiền sử tăng huyết áp 3 năm do di truyền trong gia đình. Vì “cậy” mình còn trẻ, anh không uống thuốc hạ huyết áp, không chú ý đến thói quen sinh hoạt của mình, vừa qua Tiểu Bân đột nhiên có triệu chứng mệt mỏi, sức khỏe bất ổn khi đi làm nên anh được đưa đến bệnh viện khám và phát hiện bị xuất huyết não, lượng máu chảy ra lên đến 60ml.
Video đang HOT
Hay một trường hợp khác là anh Chu (34 tuổi, Trung Quốc) bị đau đầu dữ dội khi đi vệ sinh vào buổi trưa kèm theo chứng nôn mửa. Rất nhanh sau đó, triệu chứng méo miệng và liệt nửa người xuất hiện, sau khi đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện bị xuất huyết não, dù đã được chữa trị tận tình nhưng anh Chu vẫn phải sống chung phần đời còn lại với các di chứng của xuất huyết não để lại.
Trên đây chỉ là 3 trong số nhiều trường hợp bệnh nhân tuổi đời còn khá trẻ nhưng đã bị xuất huyết não.
Tờ 39 Health Network dẫn lời một chuyên gia về não bộ: “Ngoài yếu tố di truyền thì lối sống thiếu khoa học của người trẻ hiện đại là nguyên nhân quan trọng trong việc khởi phát đột quỵ. Họ bị áp lực công việc kéo dài và thiếu thời gian làm việc, nghỉ ngơi không điều độ, cộng với thời gian nghỉ ngơi không đều đặn, chế độ ăn uống hàng ngày quá nhiều chất béo. Nếu không vận động hợp lý, tác động tổng hợp của các yếu tố này dễ gây ra đột quỵ”.
Triệu chứng xuất huyết não ở phần trên cơ thể
- Đau đầu và nôn mửa. Thông thường, chảy máu sẽ làm tăng áp lực ở hộp sọ sau, gây buồn nôn, nôn và mờ mắt.
- Nếu là xuất huyết tiểu não thì thường xuất hiện triệu chứng đi đứng không vững, nhức đầu, một số bệnh nhân nặng sẽ bị thoát vị não, ảnh hưởng đến trung khu, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Nếu xuất huyết ở vùng hạch nền sẽ xuất hiện các triệu chứng như liệt nửa người và mất thị lực một bên.
Di chứng của bệnh xuất huyết não
Di chứng thường gặp của xuất huyết não là liệt nửa người, cụ thể là một bên cơ thể không thể gắng sức, sức cơ bị suy yếu, thường kèm theo rối loạn cảm giác ở chi bên, giảm cảm giác nóng lạnh, đau nhức hoặc mất hẳn. Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khiếm khuyết trường thị giác.
Muốn ngăn ngừa những di chứng này cần điều trị kịp thời để tránh tình trạng xuất huyết não phát triển khi có xu hướng tăng huyết áp và chảy máu. Chú ý một số dấu hiệu của bệnh động kinh sau xuất huyết não như chóng mặt, nhức đầu, tê bì chân tay để có biện pháp xử lý kịp thời. Chế độ ăn nên nhạt, ít chất béo, ít muối để giữ cho lipid máu, huyết áp và đường huyết ở trạng thái ổn định.
Xuất huyết não là một căn bệnh rất nguy hiểm, khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh phải xử trí kịp thời, tốt nhất không nên trì hoãn thời gian điều trị.
Những thói quen xấu dễ khiến bạn cảm lạnh
Ngủ không đủ giấc, lười vận động, ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên cắn móng tay... là những thói quen xấu khiến bạn dễ bị cảm lạnh.
Cắn móng tay: Cắn móng tay sẽ khiến vi khuẩn từ trong các kẽ tay có cơ hội xâm nhập vào cơ thể qua miệng, làm tăng khả năng gây cảm lạnh.
Thiếu vận động: Duy trì vận động, tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể và ngăn ngừa cảm lạnh. Bởi, thói quen này giúp tăng khả năng của các tế bào bạch cầu giúp chống lại nhiễm trùng và các vi khuẩn khác xâm nhập.
Uống rượu, hút thuốc: Cả hai việc hút rượu, hút thuốc đều có hại cho sức khoẻ vì ngăn chặn chức năng của hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong đó, người hút thuốc dễ bị cảm lạnh hơn do hệ hô hấp bị tổn thương.
Uống không đủ nước: Nước có ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Uống đủ nước giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, từ đó giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn để loại bỏ các mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Ngược lại, uống không đủ nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, tăng nguy cơ mắc một số bệnh trong đó có cảm lạnh.
Thường xuyên lui tới chỗ đông người: Những nơi đông người thường là môi trường chứa nhiều vi khuẩn và vi trùng hơn. Nếu không may để cơ thể tiếp xúc với những bề mặt có chứa vi khuẩn, bạn sẽ bị cảm lạnh, thậm chí mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.
Ngủ không đủ giấc: Thời gian ngủ ngắn và chất lượng giấc ngủ kém làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Đây là nguyên nhân khiến bạn dễ bị cảm lạnh và có khả năng chống lại bệnh tật thấp.
Không giữ vệ sinh tay: Giữ vệ sinh tay là nguyên tắc quan trọng nhất để giữ gìn sức khoẻ. Bởi thói quen này sẽ giúp giảm sự nhân lên của vi sinh vật và nguy cơ nhiễm trùng.
Phụ thuộc vào thang máy: Thói quen phụ thuộc vào thang máy sẽ khiến bạn lười vận động, ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất. Ngoài ra, các nút bấm ở thang máy cũng có nguy cơ tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, virus nguy hiểm gây bệnh. Vì vậy, nếu không muốn bị cảm lạnh, bạn nên hạn chế đi thang máy, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
Để chân lạnh: Theo các chuyên gia, chân lạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc cảm lạnh thông thường. Tình trạng này xảy ra khi nhiệt độ bàn chân giảm khiến cơ thể bị giảm nhiệt, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh và vi khuẩn. Do đó, để tránh cảm lạnh vào mùa đông, bạn cần đi tất thường xuyên hơn.
Căng thẳng: Một số nghiên cứu cho thấy, căng thẳng tâm lý có liên quan trực tiếp tới việc tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong đó có cảm lạnh.
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất béo bão hoà và thực phẩm nhiều đường làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm trong đó có cảm lạnh.
Nhịn bữa sáng để giảm cân có tốt không? Chế độ ăn quá ít năng lượng, nhất là nhịn bữa sáng có thể khiến cơ thể mất đi khối cơ, mất nước và tăng các rủi ro sức khỏe. Năm 2019, Đại học Havard thực hiện nghiên cứu trên 27.000 người từ 45 đến 82 tuổi, có lối sống sinh hoạt tương đồng và được chia làm nhiều nhóm. Qua đó, họ...