Người đàn ông 4 năm đi sưu tầm dược liệu, cung cấp miễn phí cho các phòng khám từ thiện
Nhìn thấy nhiều bệnh nhân nghèo không có thuốc chữa, ông Hải đã trồng và đi sưu tầm dược liệu để cung cấp miễn phí cho các phòng khám từ thiện trên địa bàn.
Hơn 4 năm nay, ông Lê Thanh Hải (58 tuổi, phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) luôn miệt mài với công việc tìm kiếm những loại dược liệu để cung cấp miễn phí cho các phòng khám từ thiện. Để có được các vị thuốc thành phẩm, ông phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức.
Từ thiện giúp người nghèo dẫu khó khăn còn đó
Mọi công đoạn từ chăm sóc cây, sơ chế cho đến phơi thuốc đều được ông đích thân làm. Có những ngày, sau khi phơi thuốc xong, chưa kịp nghỉ ngơi thì ông đã phải vội chạy đến vườn tía tô gần nhà để chăm bón.
“Tía tô này tôi trồng trên phần đất hơn 500 m2 của người dân cho mượn. Mỗi ngày, tôi đến chăm sóc để cây phát triển tốt, sau đó cắt đem về sơ chế, phơi khô, đem tặng cho các phòng khám từ thiện”, ông Hải cho biết.
Theo chia sẻ của ông Hải, cuộc sống gia đình ông hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng từ năm 2019, nhận thấy phòng khám ở địa phương thường bị thiếu thuốc điều trị cho bệnh nhân nghèo, ông phát tâm đi sưu tầm thuốc đem tặng.
“Chứng kiến phòng khám từ thiện nhiều lần thiếu thuốc, tôi chạnh lòng. Mong muốn góp một phần công sức giúp đỡ những người đang trong cảnh đau bệnh vượt qua khó khăn nên tôi sưu tầm dược liệu cung cấp miễn phí”, ông Hải nói.
Trước khi bắt đầu công việc sưu tầm dược liệu, ông đã phải mưu sinh bằng không ít nghề. Ông làm vườn, không lâu sau thì chuyển sang nghề giăng lưới bắt cá trên sông. Một thời gian sau, nhờ sống cần kiệm nên ông dành dụm được chút ít tiền và sắm ghe để nhận chở thuê vật liệu, lúa, trái cây…
Dù cuộc sống còn bấp bênh, ông vẫn mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé để giúp đỡ những người đang trong cảnh ốm đau vượt qua khó khăn.
Căn phòng nhỏ với 50 vị thuốc làm từ thiện
Video đang HOT
Để có được gần 50 vị thuốc gồm hoa, lá, rễ, thân cây… tự nhiên như hiện tại, ông Hải phải cùng các nhóm thiện nguyện sưu tầm thuốc trong và ngoài địa phương đi tìm khắp các tỉnh thành. Dù vậy, ông Hải chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi.
“Những loại dược liệu như hà thủ ô, ba kích, cây mật nhân, cát lồi, sâm đất, mỏ quạ, củ bồ bồ… là những loại thuốc khó trồng và ít tìm thấy tại địa phương. Cho nên, mỗi tuần tôi đều phối hợp từ 40 – 100 anh em ở nhiều đội sưu tầm thuốc trong và ngoài địa phương cùng đi sưu tầm thuốc. Mỗi khi không có chi phí xăng xe, tôi thường nhờ vợ và anh em họ hàng. Còn những chuyến đi xa cùng các đội sưu tầm thuốc thì được nhà hảo tâm hỗ trợ xe cộ, ăn uống”, ông Hải nói .
Nhờ sự miệt mài, cần mẫn cùng tấm lòng thiện nguyện, mỗi tháng, ông cung ứng gần 200 bao thuốc khô cho các phòng khám từ thiện, mỗi bao nặng khoảng 30 kg. Nhờ có nhóm của ông Hải mà nhiều bệnh nhân nghèo trên địa bàn giảm đi phần nào gánh nặng về chi phí thuốc thang, an tâm điều trị bệnh.
Chính quyền địa phương cũng đánh giá cao hành động thiện nguyện của ông. Ông Hà Văn Thêm – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Thới An – cho biết, việc làm của ông Hải xứng đáng được tuyên dương và lan tỏa.
Vì nhờ có ông ra sức sưu tầm dược liệu, cung ứng miễn phí cho các phòng khám nên nguồn thuốc điều trị cho người bệnh không bị thiếu hụt, từ đó, giúp người bị bệnh có đầy đủ điều kiện chữa trị.
Bằng tấm lòng thiện nguyện mong muốn giúp đỡ bà con khó khăn, ông Hải ngày ngày miệt mài sưu tầm dược liệu cung cấp cho các phòng khám từ thiện và nhận lại sự yêu mến, kính trọng của mọi người.
Lão nông hơn 8 năm bỏ tiền túi đi vá đường: Tiền ít, nghĩa nhiều
Suốt 8 năm qua, ông Cao Văn Long đã đạp chiếc xe đạp cũ đi nhiều nơi, tự bỏ tiền túi mua dụng cụ, vật tư để vá những ổ gà, ổ voi trên đường phố Long Xuyên để bà con địa phương có đường xá bằng phẳng mà đi.
Từ tâm lý "cha chung không ai khóc", những ổ gà, ổ voi trên các con đường nhựa chắc hẳn vẫn mãi còn đó, tiềm ẩn mối nguy hiểm lớn cho người đi đường. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có những con người thầm lặng, không ngại khó khăn, nắng gió, ngày ngày đi vá đường. Ông Cao Văn Long (80 tuổi, Long Xuyên) chính là một trường hợp tiêu biểu. Dù tuổi đã cao nhưng ông Long vẫn đi lắp ổ gà, ổ voi mỗi ngày.
Mỗi khi trời khô ráo, ông Long cùng chiếc xe đạp cũ của mình đi đến khắp các nẻo đường ở TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang để vá đường. Ảnh: VTV Cần Thơ
Người dân nơi đây không biết tên, tuổi, nơi ở của ông Long. Tuy nhiên, ai nấy đều biết rằng ông là một người rất giàu tình nghĩa, sống hết mình vì cộng đồng. Suốt hơn 8 năm qua, không ai tính được ông Long đã bỏ ra bao nhiêu tiền mua nhựa, xi măng và khiến cho bao nhiêu ổ gà, ổ voi lành lặn. Người ta cũng chỉ biết rằng, nhờ cụ ông 80 tuổi này mà đường xá mới bằng phẳng hơn, những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc cũng hiếm khi xảy ra.
Mỗi ngày, ông Long đi trên chiếc xe đạp cũ, chở theo một vài dụng cụ thô sơ để đi vá những ổ gà, ổ voi trên đường. Ảnh: VTV Cần Thơ
Lão nông dùng búa đập những mảng nhựa lớn ra để lấp những lỗ hổng trên đường. Ảnh: VTV Cần Thơ
Thấy cụ ông chỉ có áo mỏng, chàng trai giúp cụ vượt đèo còn tặng cả áo khoác.
"Công việc này người ngoài nhìn vào thấy vất vả, nhưng người đang làm như tôi, tôi chỉ cần vá được những cái lỗ để người đi đường di chuyển an toàn hơn là tôi thấy vui trong bụng rồi, chẳng còn mệt mỏi, vất vả gì nữa", ông Long chia sẻ trên sóng truyền hình. Ông Long chia sẻ, ông đi vá đường để rèn luyện sức khỏe là phụ, vì ích lợi cho cộng đồng là chính. Khi nào nhựa, cao su không còn nữa hay khi ông không còn sức thì ông mới thôi làm.
Ở tuổi nên an hưởng tuổi già nhờ phước con cháu, ông Long tiếp tục làm những công việc dù nặng nhọc nhưng đối với ông là vô cùng ý nghĩa. Ảnh: VTV Cần Thơ
Lão nông 80 tuổi quan niệm rằng, những thứ ông đang ăn, đang mặc đều là do con người làm ra, nên nghĩa vụ của ông là phải đáp trả bằng cách góp sức làm việc thiện cho cộng đồng. Ảnh: VTV Cần Thơ
Tương tự ông Cao Văn Long, người đàn ông U60 tên Nguyễn Hồng Dân (thường gọi Ba Dân) ở Cần Thơ cũng ngày ngày thầm lặng vá đường miễn phí và hút đinh, sắt trên đường. Dù có đôi chân khiếm khuyết, không thể di chuyển dễ dàng như bao người nhưng ông Ba Dân vẫn cố gắng đi vá đường và hút đinh mỗi ngày. Đáng nói, ông còn trích tiền bán vé số của mình để mua sắm dụng cụ, làm việc thiện này.
Từ những lần chứng kiện các vụ tai nạn thương tâm do vấp ổ gà, ổ voi, ông Ba Dân quyết tâm bắt đầu hành trình đi vá đường, hút đinh của mình. Ảnh: Thanh Niên
Tuy đôi chân không được lành lặn nhưng may mắn, ông Ba Dân vẫn còn có đôi tay khỏe mạnh để giúp người, giúp đời. Ảnh: Thanh Niên
Ông đi bán vé số để kiếm kinh phí vá đường. Người dân Cần Thơ thấy thương, góp thêm tiền và công sức vào cho việc thiện của ông Ba Dân được lan tỏa. Ảnh: Thanh Niên
Ông còn tự tay chế tạo máy nghiền nhựa trị giá 50 triệu đồng để phục vụ cho việc vá đường của mình. Ảnh: Thanh Niên
Nhắc tới những "hiệp sĩ đường phố" ngày ngày vá đường, ta không thể không kể đến ông Nguyễn Viết Tuynh (sinh năm 1955, Bình Phước) - người đã dành nhiều năm để vá lại những lỗ hỏng dọc theo con đường ĐT756 (đoạn qua huyện Hớn Quản, xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước). Được biết, ông là một lính Bộ binh đã về hưu, trước phục vụ cách mạng, nay dành thêm sức lực của mình để giúp đỡ người dân có đường bằng phẳng để đi.
Những ổ gà, ổ voi trên đoạn đường này được ông Tuynh bỏ công vá lại. Ảnh: Báo Bình Phước
Người dân nơi đây yêu quý ông Tuynh bởi tấm lòng cao cả, hết mình vì cộng đồng của ông. Ảnh: Báo Bình Phước
Trở lại với ông Long, có thể nói, ở tuổi 80, ông hoàn toàn có thể an hưởng tuổi già của mình nhờ phước của con cháu, nhưng ông vẫn dành công sức của mình để vá đường, giúp đỡ người dân. Đó là một việc làm vô cùng cao cả và đáng được tuyên dương. Bạn nghĩ sao về câu chuyện của ông Long? Hãy chia sẻ cùng Bestie nhé!
Đám cưới "ngập vàng" ở Cần Thơ: Cô dâu miền Tây "gánh" 50 cây vàng trĩu cổ, dân mạng nhiệt tình "xin vía" Trong ngày trọng đại, cô dâu Huỳnh Như (Cần Thơ) đã nhận về 50 cây vàng. Hình ảnh đeo vàng trĩu cổ của nàng dâu này khiến nhiều người nhiệt tình "xin vía". Dù chuyện tặng vàng vòng trong ngày cưới là điều bình thường nhưng hình ảnh các cô dâu đeo vàng trĩu cổ luôn nhận được sự chú ý đặc biệt....