Người dân ốc đảo chạy qua sông trốn bão
Chiều nay (14/9) lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân và xã Xuân Giang khẩn trương giúp người dân vùng ốc đảo Hồng Lam (xã Xuân Giang) di dời tài sản và người già, trẻ em đến nơi an toàn để tránh bão.
Chính quyền huyện Nghi Xuân và xã Xuân Giang đang giúp người dân ở ốc đảo Hồng Lam di chuyển người và tài sản về nơi an toàn
Ốc đảo Hồng Lam nằm giữa dòng sông Lam. Đây là vùng “nhạy cảm” rất dễ bị ảnh hưởng khi có bão lũ.
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão mạnh, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân, trong chiều nay (14/9) lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân và xã Xuân Giang đang khẩn trương giúp người dân vùng ốc đảo Hồng Lam (thôn Hồng Lam, xã Xuân Giang) di dời tài sản và người già trẻ em đến nơi an toàn để tránh bão.
Ông Lê Hồng Lưu, Chủ tịch UBND xã Xuân Giang cho biết, ốc đảo Hồng Lam (thôn Hồng Lam) có 128 hộ với hơn 500 nhân khẩu.
“Chiều hôm nay chúng tôi đã chở 59 cụ già và 45 trẻ nhỏ sang bên kia bờ sông để đảm bảo an toàn. Chúng tôi đã bố trí cho các cụ và các em ở tại Trường Mầm non và bố trí đầy đủ thực phẩm và nước uống”, ông Lưu nói.
Chị Cao Thị Quyên (30 tuổi) đang cùng với 3 người con nhỏ đang được đưa sang bên kia bờ sông để tránh bão cho biết: “Hầu như năm nào cũng vậy, mỗi khi có bão là 4 mẹ con phải sang bên kia bờ tránh bão. Chỉ còn chồng tôi ở lại để giữ nhà, trâu bò”.
Bốn mẹ con chị Quyên đang chờ đò để sang bên kia sông tránh bão
Video đang HOT
“Năm nay thấy dự báo cơn bão lớn sẽ đổ bộ vào Hà Tĩnh nên chúng tôi rất lo”, chị Quyên cho biết thêm.
Cụ Đinh Thị Cháu năm nay đã 84 tuổi, trú tại ốc đảo Hồng Lam cho biết: “Đây là lần thứ 3 tôi đi chạy bão. Tôi đã quá quen với bão lũ khi sống trên ốc đảo nhưng lần này thấy bão mạnh quá nên cũng rất lo. Tôi phải qua trường mầm non trú tránh bão”.
Bắt đầu di dời gần 11 nghìn hộ dân
Sáng nay (14/9), nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh đã phát lệnh sơ tán gần 11 nghìn hộ dân với hơn 47 nghìn người ở các huyện và khu vực ven biển về nơi an toàn.
Người dân di chuyển tài sản về nơi an toàn
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, huyện Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, TP Hà Tĩnh, KKT Vũng Áng huy động lực lượng, phương tiện để tổ chức di dời dân các xã vùng ven biển, vùng cửa sông, cửa lạch đến nơi tránh trú an toàn trước 17h chiều nay (14/9).
Cụ thể huyện Kỳ Anh sẽ di dời hơn 1,1 nghìn hộ dân, huyện Nghi Xuân hơn 3 nghìn dân, Lộc Hà hơn 2,6 nghìn hộ dân…
Bắt đầu từ chiều nay các địa phương bắt đầu di dời dân và tài sản đến các khu vực an toàn như trường học, trụ sở ủy ban để tránh bão.
Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết, bắt đầu từ 14h chiều, huyện đã huy động lực lượng, phương tiên di dời các hộ dân có nguy cơ ảnh hưởng cao về nơi an toàn tập trung ở các xã Xuân Hội, Xuân Thành, Xuân Hải, Cường Gián
“Chúng tôi cũng đã chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết như mì tôm, nước uống, dụng cụ y tế, thuốc thang để đáp ứng cho người dân”, ông Nam cho biết thêm.
Còn ông Lê Quang Huệ, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà cũng cho biết, hiện toàn huyện đang tập trung 100% con số xuống cơ sở trực tiếp chỉ đạo, giúp người dân di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn.
“Đầu giờ chiều nay, chúng tôi đã huy động toàn bộ lực lượng và phương tiện để di chuyển tài sản và các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của cơn bão. Đến 17h chiều nay, chúng tôi sẽ hoàn thành việc di dời các hộ dân đến nơi an toàn”, ông Huệ cho biết.
Đến 16h chiều, ghi nhận của PV Dân trí thì tại các huyện Nghi Xuân và Lộc Hà trời đã bắt đầu mưa to, gió cũng mạnh dần.
Người già, trẻ em được ưu tiên di dời trước tới nơi an toàn tránh bão.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Phó Thủ tướng kiểm tra công tác chống bão số 10 ở Hà Tĩnh
Chiều nay (14/9), Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra tình hình phòng chống bão số 10 tại Hà Tĩnh và chỉ đạo các cấp, các ngành cần khẩn trương sơ tán dân, tập trung ứng phó mưa bão.
Cùng đi có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Dương Tất Thắng, Đặng Ngọc Sơn.
Đoàn đã đến kiểm tra thực tế tiến độ thi công tuyến đê Kỳ Ninh. Đây là tuyến đê có vị trí xung yếu, phía trong đê có nhiều hộ dân sinh sống và nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản của bà con. Hiện dự án đang trong quá trình thi công, đặc biệt có 2 điểm cống xung yếu chưa hoàn thiện.
Phó Thủ tướng cùng các lãnh đạo Bộ, địa phương trong buổi kiểm tra công tác phòng chống bão tại Hà Tĩnh trong chiều nay.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng lưu ý, bão số 10 theo dự báo có tính chất phức tạp, khi đổ bộ vào sẽ khiến mực nước biển dâng cao. Vì thế, địa phương cần tập trung chỉ đạo đơn vị thi công triển khai các biện pháp xử lý 2 điểm cống trước khi bão đổ bộ, ngăn nước tràn vào trong, đảm bảo an toàn cho cho người dân và diện tích nuôi trồng thủy sản.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu địa phương nhanh chóng triển khai các biện pháp sơ tán dân đến nơi an toàn, chuẩn bị sẵn lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ, đảm bảo tính mạng và tài sản cho người dân.
Văn Dũng
Theo Dantri
Phát hiện nhân viên bảo vệ UBND huyện chết trong tư thế treo cổ Đi bẫy chim trên đồi thông, một người dân hốt hoảng khi phát hiện một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ nên vội báo lên cơ quan chức năng. Chiều 14/9, thông tin từ UBND huyện Cư M'gar (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, nhân viên bảo vệ của UBND huyện là anh Ngô Văn Dùng (SN 1974, ngụ Khối 7,...