“Người dân ở các khu tái định cư rất phẫn nộ”
Sáng 19-9, huyện Bắc Trà My họp khẩn với Ban quản lý dự án thủy điện 3 (BQLDATĐ3;). Tại cuộc họp, ông Hồ Văn Lợi – Chủ tịch UBND xã Trà Đốc cho biết: Người dân ở các khu TĐC rất phẫn nộ về việc thiệt hại do động đất.
Sáng 19-9, H. Bắc Trà My họp khẩn với Ban quản lý dự án thủy điện 3 (BQLDATĐ3;). Cuộc họp cơ bản đã thống nhất một số vấn đề về giải quyết hậu quả các khu tái định cư (TĐC) bị ảnh hưởng của động đất. Các vấn đề nổi cộm như thiếu nước sinh hoạt, thiếu đất sản xuất, đường giao thông hư hỏng, thiếu nghĩa địa, sân vận động, chợ ở các khu TĐC…, UBND huyện Bắc Trà My đề nghị BQLDATĐ3; khẩn trương xúc tiến xây dựng hoàn tất trong cuối năm nay.
Tại cuộc họp, ông Hồ Văn Lợi – Chủ tịch UBND xã Trà Đốc cho biết: Người dân ở các khu TĐC rất phẫn nộ về việc thiệt hại do động đất. Nhà TĐC chất lượng xây dựng kém, hư hỏng nhiều, động đất càng làm xuống cấp trầm trọng hơn. Vừa qua Chủ đầu tư đã đến khắc phục nhà cho bà Hồ Thị Thổ – nhà bị thiệt hại nặng nhất do động đất gây ra. Tuy nhiên việc khắc phục còn mang tính hình thức, đối phó, nên chính quyền chưa thể cho gia đình bà Thổ về ở được. Ngoài ra trường Tiểu học tại khu TĐC 3a của xã cũng đang xuống cấp. Hiện tại hai phòng học ở đây bị nứt nặng, giáo viên và học sinh đang đứng lớp thì la-phông trên tầng nhà rớt xuống gây nguy hiểm thầy trò nơi đây. Trường kiến nghị xã cho làm nhà tạm để dạy đỡ, nhưng xã không có kinh phí.
Đại diện BQLDATĐ3;, ông Vũ Đức Toàn cho biết: Những trận động đất gần đây như UBND H. Bắc Trà My báo cáo thì hệ thống quan trắc động đất ở đập thủy điện Sông Tranh 2 không cập nhật được. Nhưng từ khi động đất xảy ra đến nay hệ thống này đã ghi nhận được 52 trận. Về hỗ trợ cho bà con khu TĐC, trước mắt đã sửa chữa lại nhà cho bà Hồ Thị Thổ và đang có phương án khắc phục sửa chữa cho trường Hoa Phượng. Bên cạnh EVN đã thống nhất với UB tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng để bảo dưỡng hệ thống nước sạch.
Ngày 19-9, UBND tỉnh Quảng Nam hỗ trợ khẩn cấp
cho dân vùng động đất 100 tấn gạo, bình quân 15kg/người/tháng, cấp trong thời gian 2 tháng.
Ảnh: Chuyển gạo đưa về cấp cho người dân vùng động đất chiều 19-9.
Ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND H. Bắc Trà My cho rằng, việc giải quyết “hậu TĐC” là trách nhiệm chung của nhiều đơn vị liên quan, cần phối hợp tốt hơn nữa để đảm bảo cuộc sống của người dân dần ổn định. Tới đây huyện sẽ tổ chức lớp tập huấn 3 ngày để triển khai sơ bộ về phòng ngừa động đất cho người dân. Bên cạnh cũng đề nghị BQL hỗ trợ kinh phí để làm tờ rơi phát cho người dân để hiểu biết, ứng phó với động đất. Ủy ban huyện giao cho chính quyền địa phương xác định lại mức độ 17 ngôi nhà hư hỏng do động đất vừa qua để có phương án hỗ trợ thích hợp.
Video đang HOT
Theo ghi nhận của phóng viên, tại hiện trường, do động đất kéo dài, hầu hết người dân ở địa phương đều làm riêng một căn nhà phụ, hoặc cơi nới làm lều sát cạnh nhà TĐC bằng cây rừng, lợp tôn hoặc bạt và tranh nứa để ở và chứa đồ đạt cho an toàn, không dám ở nhà xây sợ bị sập khi xảy ra động đất mạnh. Kéo theo đó, số lượng nhà TĐC bị bỏ hoang tiếp tục gia tăng. Hiện đã có gần 40 căn nhà TĐC bị bỏ hoang và đang bị xuống cấp trầm trọng. Trong đó, xã Trà Đốc bỏ hoang nhiều nhất 24 nhà, Trà Bui bỏ hoang 11 nhà và Trà Giác bỏ hoang 2 nhà.
Ông Trần Anh Tuấn cho biết thêm: “Lãnh đạo H. Bắc Trà My đăng ký và đã được chấp thuận cho phép tham gia dự cuộc họp của Chính phủ do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì với nội dung Báo cáo kết quả xử lý thấm và cho phép tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 vào ngày 21-9 tại Hà Nội. Khi tham gia phát biểu tại cuộc họp này, lãnh đạo huyện vẫn giữ nguyên quan điểm như đã phát biểu tại các cuộc họp gần đây với các bên liên quan là nếu cho phép tích nước, cơ quan chức năng và người có trách nhiệm phải có cam kết trách nhiệm hẳn hoi về sự an toàn của công trình và tích nước ở mức độ chừng mực để theo dõi và có ứng xử hợp lý”.
Về tình hình động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2, Văn phòng HĐND&UBND H. Bắc Trà My cho biết, trong đêm 18-9, cũng đã xảy ra hai cơn rung chấn động đất. Trận thứ nhất rung chấn khá mạnh lúc 22h50 và trận thứ 2 lúc 23h3. Người dân địa phương tiếp tục náo loạn, tháo chạy đến các khu vực an toàn, thức trắng đêm.
Theo ANTD
Thực trạng tham nhũng: Lớn thành bé, nặng thành nhẹ
Tham nhũng được khẳng định ngày càng tăng về mức độ và thiệt hại song, số tài sản thu hồi ít, người vi phạm chủ yếu xử lý hành chính. Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ có giải pháp đột phá để thay đổi thực trạng tồn tại nhiều năm qua.
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết đã có 44 trường hợp người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng (giảm 34% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, 9 người đã xử lý hình sự, 31 người bị kỷ luật.
Qua thanh tra phát hiện sai phạm, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước hơn 6.480 tỷ đồng, trên 1.290 ha đất nhưng mới thu hồi được hơn 140 tỷ đồng...
Cũng theo báo cáo của Chính phủ, đến đầu tháng 9, công an đã phát hiện hơn 800 vụ với trên 1.700 người vi phạm pháp luật về tham nhũng và chức vụ (tăng hơn gấp đôi cả về số vụ và số đối tượng so với cùng kỳ năm 2011). Số vụ tham nhũng được khởi tố, điều tra, truy tố năm 2012 đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khởi tố mới 222 vụ, 470 bị can (so với cùng kỳ năm trước tăng 80 vụ và 224 bị can). Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm gần 170 vụ, 340 bị cáo về các tội danh tham nhũng, trong đó tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm hơn 44% (năm 2011 tỷ lệ này là 31,7% )....
Ông Trần Đức Lượng: "Việc chứng minh yếu tố vụ lợi, ví dụ như trong mua sắm tài sản đã qua sử dụng, đặc biệt là mua tài sản, thiết bị từ nước ngoài là rất khó khăn". Ảnh: N.Hưng.
Công tác phòng, chống tội phạm tham nhũng tuy được ngành thanh tra cho là đạt được kết quả tích cực, song tình hình tội phạm tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, vẫn diễn ra phức tạp về tính chất cũng như mức độ thiệt hại đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai và trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm thất thoát tài sản của Nhà nước, gây bức xúc dư luận xã hội. Số lượng vụ án, vụ việc về tham nhũng được phát hiện và điều tra chưa tương xứng với thực tế tham nhũng xảy ra.
Là cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhận xét, cũng như các năm trước, năm 2012, qua công tác thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều sai phạm, thất thoát về tiền, tài sản lớn, nhưng hầu hết là kiến nghị xử lý kỷ luật, hành chính số vụ tham nhũng chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự rất ít, tiến độ chậm.
Số vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý năm 2012 tăng nhưng chưa tương xứng với tình hình thực tế số tài sản, đất đai sai phạm rất lớn nhưng thu hồi được còn rất ít. Một số vụ án lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng nhưng lại không phát hiện được hành vi tham nhũng hoặc ban đầu khởi tố, điều tra về hành vi tham nhũng nhưng sau đó lại chuyển sang các tội danh khác nhẹ hơn. Nhiều vụ án tham nhũng được xét xử dưới khung hình phạt, cho hưởng án treo.
"Thực trạng xử lý không đúng pháp luật đối với một số vụ án có biểu hiện tham nhũng hiện nay gây bất bình, bức xúc, chưa tạo được lòng tin của nhân dân vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng", ông Hiện nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ Phan Xuân Dũng đặt câu hỏi về sự chênh lệch lớn giữa con số sai phạm và thu hồi: "Sai phạm và kiến nghị thu hồi lên tới gần 6.500 tỷ đồng nhưng tại sao chỉ thu về được 141 tỷ đồng, chỉ bằng 1/46?". Cùng chung thắc mắc, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chất vấn, phải chăng ở đây có thực trạng biến vụ tham nhũng lớn thành bé, tôi nặng thành tội nhẹ...
Lý giải về điều này, Phó tổng Thanh tra Trần Đức Lượng cho hay, đặc điểm năm 2012 khác các năm trước đó. "Năm 2012, khả năng hoàn trả của chủ sở hữu rất khó. Ví dụ liên quan tới sai phạm ở Tập đoàn công nghiệp tàu thủy VN (Vinalines), tổng sai phạm gần 500 tỷ đồng nhưng rất khó thu hồi hay các doanh nghiệp góp vốn cho đầu tư bất động sản, chứng khoán, góp vào mất luôn nên không có để hoàn trả.
"Việc chứng minh yếu tố vụ lợi, ví dụ như trong mua sắm tài sản đã qua sử dụng, đặc biệt là mua tài sản, thiết bị từ nước ngoài là rất khó khăn. Dù cảm nhận của thanh tra, kiểm toán, người dân là có", ông Lượng nói.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, báo cáo của Chính phủ vẫn giống các năm trước, không rút ra được vấn đề đặc trưng và có giải pháp đột phá. Ảnh: N.Hưng.
Trong khi đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý lại "có cảm giác" báo cáo của Chính phủ giống năm trước mà không rút ra vấn đề đặc trưng, vấn đề gì tồn tại. "Kiến nghị nhiều, thu hồi ít. Năm trước nêu ra, năm nay lại nêu lên, lại đặt câu hỏi, không ai trả lời, không ai có biện pháp thì năm sau lại lặp lại, không biến chuyển", ông Lý nhận xét.
Ông đề nghị cần nhận diện được thực tế tham nhũng ở nước ta ở những dạng nào và chọn ra giải pháp đột phá.
Cùng chung nhận định, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng, nếu công tác phòng, chống tham nhũng vẫn cứ đặt ra phương hướng, nhiệm vụ chung chung mà không đi sâu vào một nhiệm vụ cụ thể thì không thể hiệu quả.
Liên quan tới việc đánh giá người dân "đồng tình, tiếp tay cho hành vi tiêu cực, tham nhũng" trong báo cáo của Chính phủ, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng cần xem lại. "Đánh đồng người dân tiếp tay, đánh giá như thế rất nặng nề cho dân. Vì các ông ăn nên phải đút lót. Đấy không phải khuyết điểm của người dân, không nên đổ lỗi cho người dân", Phó chủ tịch Quốc hội nói.
Theo Thanh tra Chính phủ, đã có 9 bộ, ngành, cơ quan trung ương và 19 địa phương hoàn thành 100% kê khai tài sản, thu nhập năm 2011. Hai trường hợp được kết luận kê khai không trung thực và một người đã bị kỷ luật. Cũng trong năm 2012, 18 cá nhân và tập thể đã nộp lại quà tặng với số tiền hơn 360 triệu đồng. Việc kê khai được Thanh tra Chính phủ nhìn nhận còn hình thức, tác dụng phòng ngừa tham nhũng còn hạn chế, hiệu quả thấp. Việc nộp lại quà tặng là cá biệt, không phản ánh đúng thực trạng. Hiện tượng lợi dụng dịp lễ, tết và những phong tục, tập quán để biếu xén vẫn diễn ra khá phổ biến nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Theo Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh, do bản báo cáo mới tổng hợp số liệu đến tháng 8 nên chưa đầy đủ, Thanh tra Chính phủ sẽ bổ sung để trình Quốc trong kỳ họp thứ 4 diễn ra vào cuối tháng 10 tới.
Theo VNE
17 trận động đất trong vòng một tháng Sáng qua 17-9, tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 đã ghi nhận 2 trận động đất. Theo đó, trận đầu tiên diễn ra vào lúc 0h27. Vào thời điểm này, người dân ở khu vực huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đang ngủ thì nghe trong lòng đất phát ra tiếng nổ, nhiều người nháo nhào bật dậy, chạy ra khỏi...