Người dân nô nức dự lễ kỷ niệm 228 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa
Hàng ngàn người dân từ khắp nơi kéo về Bảo tàng Quang Trung ở làng Kiên Mỹ, TT Phú Phong, huyện Tây Sơn (Bình Định) để du xuân và dự Lễ kỷ niệm 228 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 2017).
Chiều 31.1, tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ kỷ niệm 228 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 2017). Lãnh đạo địa phương và người dân đã dâng hoa, dâng hương tại Đài Kính Thiên ở Núi Ấn, thôn Hòa Sơn (xã Bình Tường) và Đền thờ song thân Tây Sơn Tam Kiệt tại Di tich Gò Lăn nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của song thân Tây Sơn Tam Kiệt cùng 3 anh em Nhà Tây Sơn và các văn thần, võ tướng đã lập nên chiến công oai hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước.
Dâng hương tại Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt
Ông Nguyễn Tuấn Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, kỷ niệm 228 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa là dịp để người dân ghi nhớ và tôn vinh công lao to lớn của vị anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh của triều đại Tây Sơn. Các bậc tiền hiền, anh hùng, liệt sỹ xưa nay đã không tiếc xương máu để giữ gìn và xây dựng non sông gấm vóc, trao lại cho đời sau một dải núi sông tươi đẹp.
“Hơn 2 thế kỷ đã trôi qua, từ lòng dân Bình Định đến lòng dân cả nước khôn nguôi khâm phục, tưởng vọng những người anh hùng nông dân quật khởi, các tướng lĩnh oai hùng, tài hoa trong sự nghiệp của nhà Tây Sơn” – ông Thanh nói.
Trống trận Tây Sơn được biểu diễn tại lễ kỷ niệm
Nhiều năm qua, tỉnh Bình Định đã đầu tư công sức giữ gìn, phát huy và tôn vinh các di sản văn hóa, các giá trị tốt đẹp mà triều đại Tây Sơn cũng như người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ đã để lại.
Đặc biệt, Khu Di tích Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt và trong năm 2015, tỉnh Bình Định đã khởi công xây dựng, nâng cấp Bảo tàng Quang Trung, tạo tiền đề để tôn vinh xứng đáng sự nghiệp của Triều đại Tây Sơn và những công lao, cống hiến của Hoàng đế Quang Trung.
Video đang HOT
Người dân trong tỉnh và du khách thắp hương tưởng nhớ công đức của 3 anh em nhà Tây Sơn
Trong sáng 1.2, tại Bảo tàng Quang Trung diễn ra nhiều hoạt động như: Chương trình nghệ thuật tổng hợp, biểu diễn võ thuật cổ truyền Bình Định, Hội bài chòi cổ dân gian, Chương trình biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Ca kịch bài chòi Bình Định và Nhà hát Tuồng Đào Tấn, Hội thi các môn thể thao truyền thống (kéo co, đẩy gậy, múa Lân – Sư – Rồng)… thu hút rất nhiều du khách du xuân.
“Năm nào gia đình tôi cũng về dự lễ kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, đây là dịp để con cháu biết về lịch sử của dân tộc. Ngoài ra, còn có nhiều trò chơi dân gian rất thú vị”- chị Nguyễn Thị Nga (35 tuổi) chia sẻ.
Theo Danviet
Hà Nội kỷ niệm 228 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
228 năm trước, tại gò Đống Đa (Hà Nội), nghĩa quân Tây Sơn đã đánh thắng quân nhà Thanh (Trung Quốc), giải phóng thành Thăng Long.
Sáng 1/2 (mùng 5 Tết Đinh Dậu), đông đảo người dân Hà Nội và du khách đã tới Công viên văn hóa Đống Đa (phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội) để dự lễ kỷ niệm 228 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.
Màn múa hát trước lễ hội. Ngay từ sáng sớm, nhân dân mọi nơi lại tề tựu về đây dâng cúng hương hoa bày tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng nghĩa sĩ và ôn lại trang sử vẻ vang của dân tộc.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dự lễ dâng hương.
Cách đây 228 năm (mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789), nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã tiến công thần tốc, bất ngờ vào Thăng Long.
Màn trống hội được gióng lên giòn giã, khơi dậy không khí hùng tráng của lễ hội.
Hình ảnh giặc Thanh tàn ác, chiếm thành Thăng Long, cướp bóc của cải, tàn sát dân lành, được tái hiện.
Vua Quang Trung oai phong trước giờ ra trận.
Nghĩa quân Tây Sơn dũng mãnh chiến đấu với giặc Thanh để chiếm lại thành Thăng Long.
Đỉnh cao là trận chiến đêm mùng 4, rạng mùng 5 Tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30 tháng 2 năm 1789), đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá hủy khiến tên Thái thú Điền Châu nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải tự vẫn tại núi Ốc, gần chùa Bộc hiện nay. Thành Thăng Long được giải phóng hoàn toàn.
Những vị tướng thắng trận trở về sau khi đã đánh bại hơn 200 nghìn quân xâm lược Mãn Thanh. Sau chiến thắng, vua Quang Trung mang theo cành đào Nhật Tân về tặng vợ là công chúa Ngọc Hân.
Gò Đống Đa - dấu tích trận chiến chống quân Thanh xâm lược. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là sự hội tụ, phát huy tinh thần yêu nước, yêu độc lập ngàn đời của dân tộc Việt Nam, của truyền thống đoàn kết, dũng cảm, ý chí quật cường không cam chịu kiếp nô lệ.
Đông đảo người dân thủ đô, du khách thập phương náo nức về tham gia lễ hội đầu xuân mới.
Ngọc Thành
Theo VNE
Vợ chồng võ tướng nức danh sử Việt Được xem là trường hợp đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam là vợ chồng Trần Quang Diệu - Bùi Thị Xuân khi ông bà đều là tướng lĩnh trụ cột của một triều đại. Trong các vị tướng tài thuộc hàng trụ cột của nhà Tây Sơn, vợ chồng võ tướng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân là những người...