Người dân Nicaragua kịch liệt phản đối “Con kênh Trung Quốc”
Công trình thế kỷ đào con kênh xuyên Nicaragua, nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương của Trung Quốc đã bị dân chúng nước này cực lực phản đối.
Nhân dân Nicaragua phản đối kịch liệt dự án của Trung Quốc
Hàng ngàn người, bao gồm những người nông dân và nhà hoạt động bản xứ đã tổ chức cuộc biểu tình lớn ở Nicaragua phản đối gay gắt việc Trung Quốc xây dựng kênh đào Nicaragua (Nicaragua Canal), nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, rút ngắn hành trình tàu bè hàng chục ngàn km.
Những nhà hoạt động nước này tổ chức biểu tình vì lo ngại hoạt động xây dựng sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho hồ nước lớn nhất Trung Mỹ, còn những người nông dân Nicaragua cho rằng, công trình sẽ cướp đi đất canh tác của họ.
Tại thủ đô Managua, những người phản đối vẫy cờ Nicaragua và hô vang: “Người Trung Quốc xéo đi!”, ám chỉ hành động xua đuổi công ty từ Hồng Kông đã nhận thầu ưu đãi xây con kênh đào, hy vọng thu lợi nhuận trên đất Nicaragua trong vòng 100 năm.
Theo lời một người biểu tình nông dân 25 tuổi là anh Darling Cruz, dự án chỉ “lèn chặt ví tiền người Trung Quốc” và bất lợi cho đất nước ông. Bên lề đường, một số thanh niên quá khích còn dương biểu ngữ: “Ortega (chỉ Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega) đang bán quê hương của chúng ta”.
Ngày 13-6-2013, với số phiếu thuận 61 so 28 phiếu phản đối, Quốc hội Nicaragua đã biểu quyết thông qua dự án kênh đào xuyên Nicaragua trị giá 40 tỉ USD, nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đây là một dự án được coi là lịch sử trong hợp tác phát triển kinh tế với nước ngoài của quốc gia này.
Quốc hội Nicaragua đã chấp thuận chuyển nhượng quyền xây dựng và quản lý chủ thể này cho Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Kênh đào Nicaragua Hồng Kông, Trung Quốc (HK Nicaragua Canal Development Investment Co – HKND).
Về dự án này, Tổng thống Ortega nhấn mạnh đây không chỉ đáp ứng mong ước của rất nhiều thế hệ nhân dân Nicaragua mà còn giúp nước này thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế trong tương lai, đồng thời “giảm tải” cho kênh đào Panama đang trong tình trạng quá tải.
Nhà lãnh đạo Nicaragua hoàn toàn tin tưởng vào tính khả thi và sự thành công của dự án xây dựng kênh đào mới, có tổng vốn đầu tư 40 tỷ USD này, bởi kênh đào duy nhất nối hai đại dương nằm ở Panama hiện thường xuyên quá tải mặc dù chính phủ nước này đang triển khai dự án mở rộng.
Kênh đào Nicaragua sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của kênh đào Panama
Video đang HOT
Bộ trưởng về chính sách công Nicaragua Paul Oquist cho biết dự án xây dựng kênh đào sẽ giúp tăng GDP của nước này thêm 15% trong năm 2015, tương tự như những lợi ích mà dự án mở rộng kênh đào Panama đem lại cho Panama. Việc xây dựng kênh đào sẽ giúp tăng thêm hàng trăm nghìn việc làm cho Nicaragua.
Kênh đào Nicaragua dự kiến sẽ dài hơn, rộng hơn và sâu hơn kênh đào Panama nên cho phép tàu có tải trọng lớn hơn đi qua.
Việc thực hiện dự án này, tuy cũng có những lợi ích kinh tế nhất định nhưng cũng kéo theo hệ lụy là hàng trăm nghìn nông dân nước này sẽ mất đất canh tác. giải được bài toán việc làm cho người nông dân và khắc phục các thiệt hại về môi trường là điều rất nan giải với quốc gia nghèo khó này.
Theo dự kiến ban đầu, công trình xây dựng con kênh này kênh nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương sẽ chính thức bắt đầu vào cuối năm nay. Tuy nhiên, đã có thông tin cho rằng mốc khởi đầu xây dựng kênh lưu thông hàng hải được coi là cạnh tranh với kênh đào Panama (của Panama) sẽ hoãn đến năm 2015.
Xuất hiện bàn tay của Nga trong dự án kênh đào Panama
Ngày 15-6-2013, Tổng thống Daniel Ortega và người đứng đầu HKND – doanh nhân người Trung Quốc Wang Jin ký Hiệp nghị, chính thức cấp phép đầu tư xây dựng dự án lớn nhất châu Mỹ Latin trong 100 năm qua. Công ty của Trung Quốc được ưu đãi trao cho quyền xây dựng và quản lý kênh cùng các dự án liên quan trong thời hạn 50 năm.
Tuy nhiên hợp đồng còn có những điều khoản mở có lợi cho công ty Trung Quốc. Chính quyền Nicaragua đã cho phép Công ty HKND được quyền gia hạn thêm 50 năm nữa và xây dựng dọc theo tuyến kênh này 2 khu mậu dịch tự do, 1 đường ống dẫn dầu, 1 sân bay và 1 tuyến đường sắt.
Về phía Nicaragua, họ sẽ được nhận 1% lợi nhuận trong năm đầu tiên kênh đào đi vào hoạt động và tỷ lệ lợi nhuận được hưởng sẽ tăng 10% sau mỗi thập kỷ và sẽ đạt 100% sau 100 năm. Như vậy, sau 100 năm Nicaragua mới chính thức lấy lại quyền quản lý con kênh của mình.
Dự án này sẽ phải đầu tư rất lớn cho công tác giải phóng mặt bằng qua phần lục địa của Nicaragua cùng với khối lượng đào bới khổng lồ, bởi con kênh có chiều dài kỷ lục tới 200km, dài gần gấp 3 lần kênh đào Panama (82km), chiều rộng và chiều sâu của nó cũng lớn hơn.
Kênh đào Panama hiện đang được nạo vét và mở rộng để tăng khối lượng lưu thông
Tháng 10 năm 2013, doanh nhân Wang Jin cam kết là dự án sẽ được đầu tư vốn và nguồn nhân lực lớn nhất để hoàn thành đúng kỳ hạn. Cuộc thử nghiệm đầu tiên trên kênh đào sẽ bắt đầu vào tháng 12-2019 và nó sẽ mở ra cơ hội phát triển lịch sử không những cho nhân dân nước này mà còn cho toàn thể châu Mỹ Latin.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cũng đưa ra những cảnh báo về tính khả thi của dự án khi con kênh mới nằm khá gần kênh đào Panama, được đưa vào sử dụng năm 1914. Cùng với sự xuống dốc của ngành công nghiệp vận tải biển, trên một vùng biển có 2 hệ thống kênh đào lưu thông sẽ làm phân tán lưu lượng lưu thông.
Về phía Panama, nước này cũng không hề bày tỏ thái độ lo ngại về sự cạnh tranh trong trường hợp xuất hiện kênh đào Nicaragua. Ông Manuel Benitez, Phó Ban quản lý kênh đào Panama, ngày 11-6-2013 cho rằng, dù kế hoạch có triển khai thuận lợi thì Nicaragua cũng phải mất nhiều năm mới xây dựng xong con kênh này.
Hơn nữa, hiện Panama cũng sắp hoàn tất kế hoạch có tổng kinh phí 5,2 tỷ USD nhằm nạo vét và mở rộng kênh đào nước họ, nâng khối lượng lưu thông hàng hóa lên gấp bội, biến kênh đào Panama trở thành đối thủ nặng ký của kênh đào Nicaragua trong tương lai. Có thể nhận thấy, dự án hợp tác Trung Quốc – Nicaragua tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.
Tuy nhiên, chắc chắn là Bắc Kinh sẽ tìm đủ mọi cách để thực hiện được dự án này bởi ngoài vấn đề kinh tế, nó còn mang lại những lọi ích địa-chính trị khó lường, đặc biệt là trong bối cảnh hiện đã có sự tham gia của Moscow trong vai trò đối tác kinh tế kiêm “bảo kê” chính trị – quân sự.
Tháng 6 vừa qua, Đài phát thanh “Tiếng nói nước Nga” đã công bố sự tham gia của các công ty Nga vào dự án liên danh với Trung Quốc. Ngoài ra, chính quyền đã Nicaragua ký kết với Moscow một thỏa thuận đặc biệt, theo đó các tàu chiến của Nga và máy bay sẽ tuần tra vùng lãnh hải đất nước Nicaragua và bảo vệ kênh trước “các hành động khiêu khích” có thể xảy ra.
Ngoài ra, trên lãnh thổ Nicaragua sẽ bố trí Trạm bảo dưỡng của Hải quân Nga. Điểm này đã gây ra rất nhiều suy đoán trong giới truyền thông phương Tây. Họ cho rằng nhân dịp này Nga sẽ cố gắng đạt được thỏa thuận về bố trí căn cứ quân sự của mình trong khu vực, trong kế hoạch mở chuỗi căn cứ ở Seychelles, Cuba, Việt Nam, Argentina và Nicaragua.
Theo Đất Việt
Tại sao Trung Quốc đầu tư 40 tỷ USD xây kênh đào ở Nicaragua?
Tại sao Trung Quốc muốn mở đường thủy từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương gần kênh đào Panama?
Theo Tiếng nói nước Nga, Trung Quốc là chủ đầu tư xây dựng một con kênh ở Nicaragua. Dự án này trị giá khoảng 40 tỷ USD.
Tại sao Trung Quốc muốn mở đường thủy từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương gần kênh đào Panama?
Công ty Đầu tư phát triển kênh đào Nicaragua (HKND) với trụ sở tại Hồng Kông đã ký thỏa thuận chuyển nhượng về việc xây dựng một con kênh ở Nicaragua. Tuy nhiên, chính phủ Nicaragua đã mất nửa năm để chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi dự án này. Bây giờ công ty Hồng Kông được cấp phiên bản cuối cùng lộ trình cho kênh mới giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Tuyến đường thủy tương lai sẽ đi từ cửa sông Brito trên bờ Thái Bình Dương đến cửa sông Punta Gorda trên bờ Đại Tây Dương. Chiều dài của con kênh tương lai là 278 km. Tham gia các công việc xây dựng sẽ có 200 nghìn công nhân.
Như dự kiến con kênh mới sẽ đảm bảo khoảng 5% lưu lượng vận tải đường biển quốc tế.
Thoạt nhìn có vẻ hơi lạ tại sao Trung Quốc đầu tư vào một dự án lớn, đắt tiền và có nhiều vấn đề.
Thứ nhất, cách nơi đó 600 km có kênh đào Panama dài khoảng 82 km. Có vẻ là việc đưa vào hoạt động một đường thủy mới dài hơn gấp ba lần là điều vô lý.
Thứ hai, các nhà sinh thái lên tiếng phản đối dự án xây dựng kênh đào ở Nicaragua. Tuyến đường thuỷ rất dài sẽ đi qua các khu vực thiên nhiên độc đáo. Tuy nhiên, có chú ý đến việc, chi phí cho dự án này là cao gấp hai lần so với GDP của Nicaragua, thì chính phủ của nước này và Trung Quốc sẽ làm tất cả để thực hiện nó.
Theo Tổng Giám đốc Viện các dự án khu vực ưu tiên Nikolay Mironov, dự án này phục vụ lợi ích kinh tế của hai nước: "Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh đạt 261 tỷ đô la. Để so sánh, kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản và Mỹ Latinh - 22 tỷ USD. Hơn nữa, Trung Quốc rất muốn để đến năm 2016 lượng dầu thô cung cấp từ Venezuela lên đến 1 triệu thùng mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ có các tàu biển chứa lượng dầu ít hơn 80.000 tấn mới có thể đi qua kênh đào Panama. Còn kênh đào Nicaragua thì sẽ có khả năng lưu thông các tàu chở dầu chứa 330 nghìn tấn. Với khối lượng dầu như hiện nay, cần phải gửi 2-3 tàu mỗi ngày. Nếu kênh đào Nicaragua được đưa vào hoạt động thì có thể gửi một tàu chở dầu trong 4 ngày. Chi phí sẽ giảm đi".
Nhưng, các chuyên gia đang hoài nghi về triển vọng của dự án. Nhân viên Cơ quan Đại diện Thương mại Liên bang Nga tại Trung Quốc Aleksei Gruzdev lưu ý rằng, công ty Trung Quốc HKND phụ trách thực hiện dự án này được biết đến qua những tuyên bố đầy tham vọng gây tiếng vang trên thế giới. Ông Gruzdev nhắc nhở về việc, đã có thời gian công ty này có kế hoạch xây dựng một cảng nước sâu ở Crimea, và thậm chí đã ký thỏa thuận với cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych.
Tuy nhiên, công ty không thực hiện được kế hoạch đặt ra. Nếu nói về dự án xây dựng con kênh ở Nicaragua thì vẫn không rõ công ty tư nhân HKND sẽ tìm nguồn vốn tài trợ ở đâu.
Tuy nhiên, ông Aleksei Gruzdev lưu ý rằng, phái đoàn thương mại của Nga tại Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu khả thi dự án. Không loại trừ khả năng Nga sẽ tham gia thực hiện dự án này.
Vào đầu tháng 11 năm ngoái, ở Managua, tại cuộc họp Ủy ban liên chính phủ về hợp tác thương mại-kinh tế và khoa học-kỹ thuật giữa Nicaragua và Nga, đại diện của Nicaragua đã nói, nước ông quan tâm đến việc các công ty Nga tham gia xây dựng con kênh này.
Theo NTD/Bizlive
Nhìn lại 100 năm hoạt động của kênh đào Panama Đúng 100 năm về trước, 15/8/1914, kênh đào Panama đã chính thức mở cửa sau 10 năm xây dựng. Con kênh huyết mạch nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương được xem là một kỳ tích về xây dựng, vốn cách mạng hóa thương mại toàn cầu. Kênh đào Panama cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ. Kênh đào dài 80...